Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh: Nên Hay Không Nên?

Khi có con, đặc biệt là có con gái các mẹ đều có tâm lí là muốn làm điệu cho con nhất có thể, từ việc sắm sửa đủ loại quần áo, váy vóc, giày dép, đồ chơi,… cho đến việc bấm lỗ tai cho con để có thể đeo cho con nhiều loại khuyên tai đẹp. Do đó, có nhiều mẹ đã mang con đi bấm lỗ tai từ rất sớm. Hôm mình mang con bé nhà mình đi tiêm phòng, mình thấy rất nhiều bé được bố mẹ bấm lỗ tai khi mới được 2-3 tháng tuổi. Vậy liệu bấm lỗ tai cho con khi con còn quá bé như vậy có tốt không? Có gây khó chịu hay đau đớn gì cho bé hay không?

Để trả lời câu hỏi này mình sẽ viết về việc bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh có tốt không, cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai như thế nào và những nguy cơ bé có thể gặp phải khi bấm lỗ tai. Các mẹ hãy đọc bài viết này để tham khảo nhé.

Có nên bấm lỗ tai cho trẻ em hay không?
Có nên bấm lỗ tai cho trẻ em hay không?

Bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh khi nào là phù hợp nhất

Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh, do đó rất dễ bị tổn thương từ những va chạm nhẹ. Nên dù sinh ra con gái các mẹ rất muốn làm đẹp cho con nhưng không vì thế mà các mẹ nôn nóng, vội vàng mang con đi bấm lỗ tai khi con còn quá nhỏ. Theo các nác sĩ khuyên thì các mẹ chỉ nên đưa con đi bấm lỗ tai khi con tối thiểu được 6 tháng tuổi rồi. Dù cho con của bạn có khoẻ mạnh như thế nào đi nữa thì các mẹ cũng k nên cho con đi bấm lỗ tai khi chưa dc 6 tháng tuổi. Vì như vậy sẽ làm con đau thậm chí bị nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường hay vặn mình, hay cấu tai nên dễ đụng vào vùng tai vừa bấm lỗ, dễ dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng, con k hợp tác, con bị ngứa nên thường xuyên dùng tay dứt khuyên tai ra hoặc cấu cho chảy máu. Do đó, các mẹ hãy đợi đến khi con hiểu chuyện, chịu hợp tác thì hãy bấm lỗ tai. 

2. Giảm bớt cơn đau khi bấm lỗ tai cho con

trước đây khi mình bấm lỗ tai cho mình, bà ngoại và mẹ có bôi ít kem mỡ lên trước và sau dái tai minh khoảng 30phút trước khi họ bấm tai mình. Mình thấy đỡ đau hẳn. Ngoài ra, có thể đung cách khác để giảm đau khi bấm lỗ tai đó là dùng khăn lạnh hoặc chườm đá lên dái tai bé trước lúc bấm tai khoảng 15 đến 20 phút. 

Đối với những bé đã hiểu chuyện, từ 3 tuổi trở lên thì trước khi bấn lỗ tai bé men nên giải thích cho bé chuyện gì sẽ xảy ra. Mẹ hãy dùng thái độ nhẹ nhàng, ân cần để giải thích cho con. Có thể ví là đau như kiến cắn hoặc như khi con bị tiêm phòng thôi, 1 tí là hết, không sao cả. Cứ nhắm mắt lại có mẹ ở cạnh,… khi bé đã bắt đầu hợp tác thì các mẹ bảo người ta bấm lỗ tai cho con. Còn khi con khóc lóc, không chịu hợp tác thì mẹ hãy kiên nhẫn an ủi, dỗ dành con chứ không nên quát tháo, mắng mỏ con đâu. Như vậy con chỉ càng sợ hãi và không chịu bấm lỗ tai đâu. 

Sau khi bấm lỗ tai xong người bấm sẽ luồn vào tai bé 1 cái khuyên để giữ cho lỗ tai vừa bấm không bị liền lại. Các mẹ nên dặn con không được đụng vào nếu không sẽ dễ bị chảy máu. Khi vệ sinh tắm cho con mẹ cũng nên nhẹ tay để bé không bị tay, lỗ tai mới bấm không bị nhiễm trùng.

3. Chọn loại bông tai nào cho bé?

Tâm lý của các bà mẹ là luôn muốn làm đẹp cho con, nhất là đối với các bé gái. Các mẹ hay mua cho con những loại bông tai với nhiều hình thù dễ thương, bắt mắt, đủ mọi loại hình dạng và chất liệu. Các mẹ không nên nóng vội mà đeo bông tai sớm cho con khi vết thương ở chỗ bấm lỗ tai chưa lành nhé. Các mẹ hãy đợi lỗ tai lành hẳn và khô hẳn hãy đeo bông tai cho con nhé. Khi đeo bông tai cho con mẹ nên quan sát xem con có bị dị ứng với loại chất liệu đó hay không. Các mẹ nên chọn loại thép không gỉ, vàng, titan, bạc,… Nếu thấy tai con có hiện tượng bị dị ứng như mưng mủ, sưng, chảy máu thì mẹ nên tháo ngay bông tai ra và vệ sinh bằng nước muối nhẹ nhàng cho con nhé. 

4. Cách chăm sóc tai bé sau khi bấm lỗ tai xong

Cách chăm sóc cho bé sau khi bấm lỗ tai
Cách chăm sóc cho bé sau khi bấm lỗ tai

Không phải ai cũng biết cách chăm sóc tai con sau khi con vừa  bấm lỗ tai xong. Có nhiều mẹ bất cẩn hoặc coi nhẹ nên không quan tâm đến việc chăm sóc, vệ sinh tai của con sau khi bấm nên nhiều trường hợp con bị nhiễm trùng chỗ vừa bấm lỗ tai. Sau đây mình mách cho các mẹ cách chăm sóc vùng tai sau khi bấm lỗ tai của các bé nhé. 

Sau khi bấm lỗ tai xong, các mẹ dùng nước muối sinh lý (các men mua ở hiệu thuốc cho an toàn) để rửa lại lỗ tai vừa bấm một lần. Rồi các mẹ dùng bông thấm cho khô và để như vậy cho đến khi lành. 

sau đó, các mẹ chú ý quan sát, theo dõi lỗ tai của con mấy ngày sau để xem tai của con có xuất hiện dấu hiệu bata thường nào như lỗ tai bị sưng đỏ, mưng mủ,… hay không? 

Nếu thấy lỗ tai vừa bấm của con bị sưng đỏ, tấy, mưng mủ thì các mẹ tuỳ vào mức độ của tai con để tự vệ sinh hoặc đưa con đi khám ở bệnh viện. 

Khi các mẹ quyết định đưa con đi bấm lỗ tai thì các mẹ phải hiểu việc bấm lỗ tai cho con tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho con như: bị nhiễm trùng, để lại sẹo lồi, nhiều khi còn xuất hiện sẹo lồi rất to cần phải đi bệnh viện để làm tiểu phẫu cắt đi nữa đấy. Mình thấy rất nhiều trường hợp như vậy rồi. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu kĩ các thông tin về việc bấm lỗ tai cho trẻ nhỉ và cũnv như tìm hiểu về cách xử lý đối với những trường hợp phát sinh theo hướng xấu sau khi bấm lỗ tai cho trẻ để kịp thời xử lý khi con mình có dấu hiệu mắc phải.

5. Lưu ý khi bấm lỗ tai cho con

nguy cơ khi bấm lỗ tai cho bé mà các mẹ cần biết
nguy cơ khi bấm lỗ tai cho bé mà các mẹ cần biết

Khi bấm lỗ tai cho con mà người bấm bấm trúng phần sụn của bé thì sẽ nguy cơ nhiễm trùng rất cao và lại còn dễ hình thành sẹo lồi rất xấu nữa. Do đó, tốt nhất đối với trẻ em, các mẹ chỉ nên bấm lỗ tai cho con ở phần dái tai thôi nhé. Các mẹ nên cột tóc của con gọn lên để tránh trường hợp tóc con cuộc vào bông tai hoặc thanh sắt đeo ở tai của con gây chảy máu tai.

Khi đưa con đi bấm lỗ tai các mẹ nên chọn những nơi uy tín với bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Khi tiến hành bấm lỗ tai các dụng cụ và tay của người bấm phải thật sạch sẽ để tranh con bị nhiễm trùng.

Tóm lại, việc bấm lỗ tai cho trẻ các mẹ cần thật cẩn thận, không nên bấm lỗ tai quá sớm khi con dứoi 6 tháng tuổi. Sau khi bấm lỗ tai cho co các mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh để tai con không bị nhiêmz trùng. Các mẹ hãy đọc bài viết để tham khảo và chia sẻ cho nhiều người đọc được nhé.

700 views

Từ khóa » Cách Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh