Có Nên Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Em Hay Không? - Eropi Jewelry
Có thể bạn quan tâm
Có rất nhiều vị phụ huynh phân vân việc có nên bấm lỗ tai cho trẻ em hay không? Thực ra là điều này hoàn toàn có thể tiến hành được miễn là bố mẹ lựa chọn thời điểm thích hợp để bấm lỗ tai cho trẻ và biết cách chăm sóc lỗ bấm một cách cẩn thận.
1. Có thể bấm lỗ tai cho trẻ, nhưng cần đúng thời điểm
Trẻ em có nên bấm lỗ tai không?
Bố mẹ luôn muốn làm điệu cho các thiên thần nhỏ của mình. Bên cạnh việc mua sắm quần áo, giày dép thì bấm lỗ tai là một cách thức làm đẹp mà nhiều vị phụ huynh muốn thực hiện sớm cho con mình. Bởi sau khi bấm, trẻ em có thể đeo và diện những mẫu bông tai xinh xắn, lấp lánh trông vô cùng đáng yêu.
Tuy nhiên, da của trẻ nhỏ thường rất dễ tổn thương. Ngay cả khi bị một vết chích của muỗi đốt, da trẻ cũng đủ để sưng đỏ lên. Cộng thêm với việc hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ cao hơn nhiều so với người lớn. Bởi vậy, nếu muốn bấm lỗ tai cho trẻ em, cha mẹ ít nhất phải đợi con đủ 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, cha mẹ nên chọn vị trí bấm lỗ cho trẻ phù hợp. Với trẻ còn nhỏ, chỉ nên bấm phần dái tai. Bộ phận sụn tai, nếu muốn bấm lỗ thì hãy đợi trẻ lớn hơn một chút. Lý do là khi bấm vào phần sụn thường sẽ đau và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
2. Những lưu ý nên biết khi bấm lỗ tai cho trẻ em
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể bấm và đeo bông tai.
Cách giúp trẻ giảm bớt cơn đau
Trước khi bấm lỗ tai cho bé từ 30 phút tới 60 phút, mẹ hãy thoa nhẹ lên vùng tai bị bấm một ít kem mỡ có thành phần là lidocaine. Chúng sẽ làm nhẹ cơn đau của bé.
Một cách khác nữa bạn có thể áp dụng là dùng khăn lạnh để chườm lên vùng tai của bé. Hãy chườm như vậy từ 15 phút tới 30 phút trước khi thực hiện.
Tham khảo thêm:
- Bông tai bạc lên ngôi hè này
- Đeo lắc chân bạc có ý nghĩa gì?
- Bạn biết gì về vòng tay kim loại đúc?
- Công dụng của vàng
- Vì sao lại bị dị ứng khi đeo khuyên tai?
Chăm sóc thật kỹ để lỗ bấm khuyên nhanh lành.
Chú ý tới chỉ xỏ tai
Sau khi thực hiện thao tác bấm lỗ tai cho trẻ, bác sỹ sẽ luồn qua lỗ bấm một sợi chỉ trước. Sợi chỉ này giúp hình thành lỗ bấm tai, về sau bé dễ dàng đeo bông tai hơn. Cha mẹ cần chú ý tới độ dài của sợi chỉ này. Nếu chúng quá dài, nên cắt ngắn đi, tránh gây ra sự vướng víu cho trẻ. Đã có nhiều trường hợp trẻ làm sợi chỉ cáu bẩn, mất vệ sinh và gây ra viêm nhiễm cho vùng tai.
Chăm sóc lỗ bấm tai của trẻ đúng cách, vệ sinh
Việc lỗ bấm có bị nhiễm trùng hay không phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề chăm sóc lỗ bấm tai sau khi thực hiện. Sau khi bấm, cha mẹ nên vệ sinh lỗ bấm tai bằng nước muối sinh lý. Xong xuôi, dùng bông y tế thấm khô. Hãy thực hiện như vậy tới khi lỗ bấm thực sự lành.
Thường sau 2 ngày bấm lỗ, vết bấm có thể bị sưng đỏ và mưng mủ. Trong trường hợp này bạn nên vệ sinh cho bé bằng thuốc tím, hoặc nếu không an tâm thì bạn sẽ đưa bé đi khám để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
3. Các dấu hiệu chứng tỏ lỗ bấm bị nhiễm trùng
Đó là khi tai bé có dấu hiệu sưng đỏ, ngứa, rát, có mủ bên trong. Nếu nhiễm trùng nặng, bé có thể phát sốt và quấy khóc nhiều. Để xử lý hiện tượng này, bác sỹ sẽ cho bé uống thuốc kháng sinh và thuốc bôi lên phần tai đang bị nhiễm trùng.
Cha mẹ cần lưu ý, nếu muốn bấm lỗ tai cho trẻ trong lần kế tiếp thì phải đợi từ 2-3 tháng. Thời gian này đủ dài để phục hồi nhiễm trùng trên da cho trẻ.
Bố mẹ nào cũng thich đeo khuyên làm điệu cho các bé.
4. Chọn bông tai nào cho trẻ là phù hợp?
Khi lỗ bấm đã lành và khô thì cha mẹ có thể tiến hành đeo bông tai làm điệu cho bé. Tuy nhiên, da trẻ còn non nên bạn nên chọn những chất liệu chế tác bông tai tốt để không gây dị ứng. Nên chọn loại kim loại không có chứa thành phần niken ở bên trong. Chất liệu bông tai mà trẻ nên đeo là bạc 925, bạc ta, vàng, bạch kim…
Hãy lưu ý tới kiểu dáng bông tai trẻ sử dụng. Vì còn nhỏ nên trẻ rất hiếu động, cha mẹ nên chọn những mẫu khuyên nụ, tránh xa những kiểu khuyên dài diêm rúa. Trẻ có thể dùng tay giật chúng, gây chảy máu.
Bấm lỗ tai cho trẻ em là điều không khó. Chỉ cần bạn cẩn thận một chút trong khâu chăm sóc, đảm bảo sau 2 tuần kể từ lúc bấm, trẻ có thể thoải mái trưng diện những mẫu trang sức xinh xắn.
Từ khóa » Cách Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé: Những điều Bạn Cần Biết để Tránh Nguy Cơ Nhiễm ...
-
LƯU Ý KHI BẤM LỖ TAI “LÀM ĐẸP” CHO TRẺ SƠ SINH
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Và Những điều Quan Trọng Mẹ Cần Biết! - MarryBaby
-
Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh: Nên Hay Không Nên?
-
Xỏ Lỗ Tai Cho Bé Gái Tại Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bấm Lỗ Tai Làm điệu Cho Bé Gái Sơ Sinh: 9 điều Mẹ Cần Lưu ý - Yêu Trẻ
-
Nên Bấm Lỗ Tai Cho Bé Khi Nào Và Có Lưu ý Gì Không? - Elipsport
-
Trẻ Mấy Tháng Tuổi Có Thể Bấm Lỗ Tai? | Bé Yêu
-
Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh Thêm điệu đà - 8 điều Mẹ Phải Biết
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé: 7 Điều Cần Lưu Ý Để Không Bị Nhiễm Trùng
-
Nuôi Con Cần Biết: Bố Mẹ Có Nên Bấm Lỗ Tai Cho Bé?
-
Khi Nào Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Xỏ Lỗ Tai Cho Bé Gái - Bệnh Viện Từ Dũ - YouTube
-
Một Số điều Cần Biết Khi Xỏ Lỗ Tai Cho Bé