Bấm Lỗ Tai Có đau Không? Vị Trí Bấm Lỗ Tai Không đau Cho Bé!

Bấm lỗ tai là cách làm đẹp chẳng thể bỏ qua dành cho phái đẹp, kể cả trẻ nhỏ hay người trưởng thành. Nếu bạn đang muốn bấm lỗ tai, là cho bạn hay cho bé gái của bạn, thì đây sẽ là bài viết cực kỳ hữu ích. Cùng tìm hiểu xem bấm lỗ tai có đau không, vị trí bấm lỗ tai không đau và sau khi bấm lỗ tai nên làm gì nhé!

CÙNG TÌM HIỂU VỀ BẤM LỖ TAI NHÉ!

Bấm lỗ tai có đau không? Bấm vào vị trí nào để hạn chế tổn thương nhất?

Nhiều người mặc dù thích đeo khuyên tai nhưng vẫn luôn băn khoăn bấm lỗ tai có đau không, thực tế thì dù lớn hay nhỏ, bấm lỗ tai thật sự đều đau nhưng đau nhiều hay ít tùy thuộc vào vị trí bấm. Mức độ đau ở mỗi vị trí sẽ như sau:

  • Dái tai sẽ ít đau nhất và có thời gian lành nhanh nhất.
  • Những vị trí có sụn tai như vành tai trên, vành tai trong sẽ đau nhói lên khi bạn bấm và có thời gian làm lành khác nhau.

Ở trẻ nhỏ, dù mới sinh thì vẫn cảm thấy đau, cho nên hãy bấm vào dái tai để hạn chế tổn thương cho trẻ nhé! Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học, ngay cả trẻ sơ sinh đã có thể chịu được mức độ đau khi xỏ lỗ tai ở dái tai và thời gian lành cũng rất nhanh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bấm lỗ tai có đau không? Vị trí bấm lỗ tai không đau
Bấm lỗ tai không làm bé đau như bạn nghĩ!

Nên bấm lỗ tai bằng chất liệu nào?

Hoa tai bằng thép phẫu thuật không gỉ được xem là lựa chọn tốt nhất bởi vì chất liệu này không chứa niken hoặc bất kỳ hợp kim nào có thể gây ra dị ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Đôi khi một số trẻ nhỏ thậm chí còn dị ứng với vàng trắng – kim loại này có chứa niken.  Và lựa chọn an toàn nhất cho trẻ khi lần đầu đeo khuyên tai chính là bạch kim, titan và vàng 14K.

Bấm lỗ tai có đau không? Vị trí bấm lỗ tai không đau
Bạch kim, Titan và Vàng 14K là những kim loại được nhiều người ưa chuộng

> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý đặt tên bé gái mệnh Thổ ý nghĩa, một đời an yên!

Vị trí và cách bấm lỗ tai không đau

Đâu là vị trí bấm lỗ tai không đau? Để bấm lỗ tai ít đau nhất, thậm chí là không đau, bạn cần bấm ở phần thịt, tuyệt đối không bấm ở phần sụn, chính là bấm ngay dái tai vì bộ phần này không chứa sụn cũng như có thời gian làm lành vết thương vô cùng nhanh.

Bạn cũng có thể sử dụng thuốc tê tại chỗ trước khi bấm. Đối với trẻ nhỏ nên cho bé uống Paracetamol của trẻ với liều 15mg/kg cân nặng. Sau 6 giờ, có thể uống lại 1 liều nữa.

Dù bấm lỗ tai đau hay không đau thì bạn vẫn phải vệ sinh và giữ gìn vết thương một cách kỹ càng nhất.

Những lưu ý khi bấm lỗ tai

  • Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, vì sẽ khiến vết bấm bị khô và nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
  • Kiên trì vệ sinh vết bấm mỗi ngày, ngay cả khi đã lành.
  • Sau khi bấm phải đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự có chất liệu không bị rỉ từ 6-8 tuần. Nhẹ nhàng xoay khuyên từ 1-2 lần trong ngày, không nên xoay quá nhiều và quá mạnh.
  • Nếu gặp biến chứng bất thường nên đến cơ sở y tế hoặc cơ sở đã bấm lỗ tai để được tư vấn và hướng dẫn cách xử lý.

Sau khi bấm lỗ tai nên làm gì? Chăm sóc lỗ tai sau bấm như thế nào?

Sau khi bấm lỗ tai nên làm gì là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm khi đã cho con mình bấm lỗ khi vừa lọt lòng. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào tai giúp ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn từ ngón tay vào dái tai, tốt nhất nên dùng xà phòng diệt khuẩn. Xoa xà phòng vào hai bàn tay và rửa trong 10-15 giây để diệt khuẩn.
  • Rửa tai hai lần mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. Xoa nhẹ dịu vào giữa các ngón tay đến khi tạo bột. Nhẹ nhàng xát xà phòng vào mặt trước và mặt sau lỗ bấm. Cẩn thận lau tai bằng vải ướt và sạch sẽ để loại bỏ xà phòng.
  • Dùng dung dịch nước muối thay thế xà phòng và nước sạch. Bạn lau phía trước và phía sau lỗ bấm bằng bông gòn hoặc tăm bông và không cần rửa tai sau khi lau bằng dung dịch muối.
  • Xoa cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ kháng sinh hai lần trong 2-3 ngày bằng bông gòn hoặc tâm bông. Chắc chắn rằng, sau đó ngừng ngay việc này lại vì nếu lạm dụng có thể khó lành.
  • Cầm đuôi khuyên tai và nhẹ nhàng xoay khi da còn ướt. Điều này sẽ ngăn ngừa lỗ bấm khép lại quá sát xung quanh hoa tai khí lành. Nếu vặn lỗ bấm khuyên khi da đang khô, có thể chảy máu và lâu lành

Tránh nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai

Đối với trẻ nhỏ, cần cẩn trọng chăm sóc sau khi bấm lỗ tai vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Hơn hết, bấm lỗ tai có nguy cơ nhiễm trùng rất cao cho trẻ nhỏ. Cần tuân thủ các bước chăm sóc như đã nêu trên. Hoặc có thể tham khảo thêm từ bác sĩ.

Cách vệ sinh tai sau khi bấm lỗ
Cần vệ sinh kỹ càng trước và sau khi bấm lỗ tai

Dấu hiệu nhiễm trùng lỗ tai sau khi bấm

Bạn cần chăm sóc thật kỹ tai bé và để ý một số triệu chứng dễ dàng nhận thấy khi bé đang bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Đỏ
  • Đau
  • Sưng
  • Ngứa
  • Chảy dịch mủ

Khi xuất hiện các triệu chứng này, nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và vệ sinh lại kỹ lưỡng. Ngoài ra, khi trẻ còn nhỏ nên đeo các khuyên tai bằng cọng rơm, sợi chiếu… như ông bà ngày xưa vẫn thường làm.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thể yên tâm về việc bấm lỗ tai cho trẻ nhỏ, đồng thời, cũng có thêm kiến thức về sau khi bấm lỗ tai.

> Có thể bạn quan tâm: Bé 7 tháng tuổi ăn dặm, nên ăn cá gì?

Đánh giá bài viết: 5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

Từ khóa » Bấm Hoa Tai Có đau Không