Bản án 29/2021/HS-ST Ngày 01/04/2021 Về Tội Tàng Trữ, Lưu Hành ...

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

BẢN ÁN 29/2021/HS-ST NGÀY 01/04/2021 VỀ TỘI TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ

 Ngày 01 tháng 4 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 66/2020/TLST-HS ngày 07/12/2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 02/2021/QĐXXST-HS ngày 02/02/2021 đối với các bị cáo:

1. Ngô Văn N, sinh năm 1987, tại Tiền Giang Nơi cư trú: Ấp H, xã T, huyện B, tỉnh Tiền Giang; nghề nghiệp: Làm thuê; trình độ văn hóa: 11/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Ngô Văn C và bà Phạm Thị N vợ Nguyễn Thị D, con có 01 người, sinh năm 2007; tiền sự: Không; tiền án: Không; nhân thân: Ngày 26/4/2011 bị Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Tiền Giang xử phạt 01 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về tội Trộm cắp tài sản. Bị cáo bị bắt ngày 29/6/2020. Hiện bị cáo đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Kiên Giang. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

2. Trần Thị H (Ngọc H), sinh năm 1985, tại Tiền Giang Nơi cư trú: Ấp Q, xã B, huyện B, tỉnh Tiền Giang; nghề nghiệp: Làm thuê; trình độ văn hóa: 6/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Văn G và bà Nguyễn Thị H, chồng Nguyễn Văn P, con có 02 người, lớn sinh năm 2005, nhỏ sinh năm 2011; tiền sự: Chưa; tiền án: Chưa. Bị cáo bị bắt ngày 29/6/2020. Hiện bị cáo đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Kiên Giang. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Những người bị hại:

1. Bà Hà Thị Kim L, sinh năm 1987 (có đơn xin vắng) Địa chỉ: Khu phố 1, phường C, thành phố T, tỉnh Kiên Giang 2. Bà Lý Thị Kim N1, sinh năm 1967 (vắng mặt) Địa chỉ: Tổ 1, khu phố Đ, phường Đ, thành phố T, tỉnh Kiên Giang.

3. Ông Trần Trung T, sinh năm 1980 (vắng mặt) Địa chỉ: khu phố 2, phường Đ, thành phố T, Kiên Giang.

4. Bà Nguyễn Thị Ái D sinh năm 1984 (có đơn xin vắng) Địa chỉ: Hẻm 30, đường B, tổ 13, khu phố 4, phường H, thành phố T, tỉnh Kiên Giang.

5. Ông Huỳnh Thiện L1, sinh năm 1983 (có đơn xin vắng) Địa chỉ: Khu phố 2, phường Đ, thành phố T, tỉnh Kiên Giang.

6. Bà Lâm Kim D1, sinh năm 1980 (vắng mặt).

Địa chỉ: Nhà trọ H, phòng số 1, hẻm 36, khu phố 2, phường H, thành phố T, tỉnh Kiên Giang.

7. Bà Lê Thị Bích L2, sinh năm 1972 (có đơn xin vắng) Địa chỉ: Khu phố 3, phường S, thành phố T, tỉnh Kiên Giang.

8. Ông Võ Quốc Đ, sinh năm 1968 (vắng mặt) Địa chỉ: Ấp Q, xã B, huyện B, tỉnh Tiền Giang.

- Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Ngô Văn C, sinh năm 1981 (anh bị cáo N) (có mặt) Địa chỉ: Ấp H, xã T, huyện B, tỉnh Tiền Giang.

2. Bà Nguyễn Thị H1, sinh năm 1963 (mẹ bị cáo H) (có mặt) Địa chỉ: Ấp N, xã H, huyện T, tỉnh Long An.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào năm 2017, Ngô Văn N và Trần Thị H quen biết nhau và hai người thuê nhà trọ tại ấp P, xã A, huyện B, tỉnh Tiền Giang chung sống với nhau như vợ chồng. Trong khoản thời gian từ khoảng tháng 5/2020 đến ngày 27/6/2020, N mượn tiền của H tổng cộng 4.000.000 đồng để mua tiền Việt Nam giả mang đi tiêu thụ; N mượn điện thoại nhãn hiệu Oppo A37f của Trần Thị H để lên mạng Internet đăng nhập và sử dụng Facebook, quá trình lên Facebook N tìm kiếm để mua tiền tiền giả, N tìm kiếm và kết bạn với nick Facebook có tên “Shop tiền giả” N nhắn tin trao đổi hỏi tỷ lệ mua bán tiền Việt Nam giả và “shop tiền giả” đưa ra tỷ lệ mua bán là 1.000.000 đồng tiền thật mua được 3.000.000 đồng tiền Việt Nam giả loại mệnh giá 100.000 đồng và loại mệnh giá 200.000 đồng, N thấy tỷ lệ thấp quá nên không mua, nên shop tiền giả nhắn tin số điện thoại cho Ngô Văn N để kết bạn zalo và nói khi nào cần tiền giả thì liên hệ, sau đó N sử dụng zalo của Trần Thị H để kết bạn với số điện thoại của “shop tiền giả” có tên nick zalo “Anna Hoàng”.

Ngoan sử dụng zalo của H có tên “Đời là bể khổ” nhắn tin với nick zalo của Shop tiền giả có tên “Anna Hoàng” để đặt mua tiền giả N hỏi tỷ lệ mua bán tiền giả và được zalo “Anna Hoàng” đưa ra tỷ lệ mua bán là 1.000.000 đồng tiền thật mua được 3.500.000 đồng tiền Việt Nam giả loại mệnh giá 500.000 đồng, 1.000.000 đồng thật mua được 3.000.000 đồng tiền Việt Nam giả loại mệnh giá 100.000 đồng và loại mệnh giá 200.000 đồng, nếu đồng ý mua ngoài tỷ lệ nêu trên thì được cho thêm tiền giả loại mệnh giá 500.000 đồng nhưng không nói cụ thể là bao nhiêu, thì N đồng ý và đặt mua tiền 1.000.000 đồng tiền thật mua tiền giả loại mệnh giá 500.000 đồng và 1.000.000 đồng tiền thật mua tiền giả loại mệnh giá 100.000 đồng và 200.000 đồng. Lúc này zalo “Anna Hoàng” yêu cầu N cung cấp tên, địa chỉ và số điện thoại để gửi tiền giả và nói hai đến ba ngày thì sẽ có người giao tiền. N cung cấp tên người nhận Trần Thanh P, địa chỉ Ngã Ba C, xã B, huyện B, tỉnh Tiền Giang và số điện thoại 0368.572.564.

Đến khoảng 08 giờ ngày 11/6/2020 có một người nam gọi vào số điện thoại của N kêu chuẩn bị 2.000.000 đồng tiền thật để trả tiền mua tiền giả, do N không có tiền nên N mượn của H 2.000.000 đồng lúc mượn tiền H có hỏi N mượn tiền để làm gì thì N trả lời với H mượn tiền để mua tiền giả và nói với H khi nào tiêu thụ được tiền giả thì sẽ trả lại cho H. Đến khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày có một người thanh niên gọi vào số điện thoại của N (N không nhớ tên và số điện thoại của người đã gọi cho N) kêu N đến địa chỉ Ngã Ba C, xã B, huyện B, tỉnh Tiền Giang để nhận một hộp quà (là tiền giả), khi đến địa chỉ đã hẹn trước người thanh niên này đưa cho N 01 cái hộp N trả 2.000.000 đồng tiền thật. Sau đó N đem về phòng trọ mở ra kiểm tra thì thấy bên trong có cái áo mưa màu hồng gói tiền giả lại, N mở ra xem thì thấy có các loại tiền mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng và 100.000 đồng như đã đặt mua, và Zalo “Anna Hoàng” cho thêm tiền giả như đã hứa, nhưng N không có đếm lại tổng số tiền là bao nhiêu. Khi H xem thì thấy có mấy tờ bị bong tróc, H có nói cho N biết thì N nhờ H ủi lại dùm nhưng H không đồng ý ủi, thấy vậy N đem toàn bộ số tiền có mệnh giá 500.000 đồng, cất trong áo gối, các loại tiền mệnh giá 200.000 đồng và 100.000 đồng N cất trong cái bóp của H treo ở trên tường trong phòng trọ. Đến khoảng 19 giờ ngày 12/6/2020 N lấy số tiền giả mệnh giả 500.000 đồng đem ra ủi và để trên tấm niệm kêu H dùng điện thoại chụp hình lại toàn bộ số tiền giả xem có giống tiền thật không, H chụp lại toàn bộ số tiền giả mệnh giá 500.000 đổng tổng cộng là 17 tờ (8.500.000 đồng) do quá trình ủi bị cháy 03 tờ mệnh giá 500.000 nên N ném bỏ vào thùng rác.

Ngày 13/6/2020 N và H đi lên thành phố T, tỉnh Kiên Giang (theo tour du lịch) khi đi N đem theo 7.000.000 đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, H đem theo 500.000 đồng loại mệnh giá 100.000 đồng. Ngày 13/6/2020 và sáng ngày 14/6/2020 N, H tiêu thụ tiền giả tại T cụ thể như sau:

Ngô Văn N tiêu thụ được 04 tờ (2.000.000đ) mệnh giá 500.000 đồng tại các địa điểm sau: tiêu thụ 01 tờ cho người phụ nữ bán quần áo dạo, tại khu vực chợ T; mua một bộ đồ thun nữ may sẵn giá 120.000 đồng người bán quần áo thối lại 380.000 đồng; ngày 14/6/2020 N vào chợ hải sản T đến địa điểm bán hải sản của chị Lý Thị Kim N1 trú tại tổ 1, khu phố Đ, phường Đ, lần thứ nhất mua 02 con cua biển giá 280.000 đồng và nhận tiền thối lại 220.000 đồng tiền thật, Lần thứ hai N tiếp tục mua của chị N1 2 con của biển với giá 220.000 đồng và nhận lại tiền thối 280.000 đồng tiền thật. Sau đó N tiếp tục đến tiệm hải sản của chị Lâm Kim D1 (trú tại nhà trọ tên “H” tại khu phố 2, phường S, thành phố T) mua 01 kg ghẹ giá 160.000 đồng và nhận lại tiền thối 340.000 đồng tiền thật, số hải sản N mua được N bỏ vào thùng xốp đem về nhà nghỉ Bảo Nam đưa cho H. Ngoan tiếp tục quay lại chợ T đến điểm bán hải sản của chị Hà Thị Kim L (trú tại khu phố 1, phường C, thành phố T, tỉnh Kiên Giang) mua 02 con ghẹ giá 120.000 đồng, ngoan tiếp tục lấy 01 tờ tiền Việt Nam giả mệnh giá 500.000 đồng trả cho chị L, nhưng chị L nghi ngờ tiền giả nên giữ N lại và báo Công an, do mọi người sơ hở nên N đã bỏ trốn. Trên đường chạy trốn N vứt bỏ cái bóp trong đó có 02 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng (Cơ quan an ninh điều tra đã đã truy tìm vật chứng nhưng không tìm gặp). Khi về tới phòng trọ N đốt bỏ 01 tờ mệnh giá 500.000 đồng.

Ngoan tiêu thụ tiền giả tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang; vào ngày 21/6/2020 tiêu thụ 01 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng mua bánh mì của một người phụ nữ bán dạo (không biết tên) ở khu vực Cầu L, ấp 5, xã K, huyện M, tỉnh Đồng Tháp nhận lại 180.000 đồng tiền thật, khoảng 02 ngày sau (23/6/2020) N tiêu thụ 01 tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng và nhận được 70.000 đồng tiền thật từ người phụ nữ bán khoai lang ở khu vực cầu T thuộc xã B, huyện B tỉnh Tiền Giang. Ngày 26/6/2020 N tiêu thụ 01 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng và nhận lại 130.000 đồng tiền thật từ người phụ nữ bán cá ở khu vực chợ L, xã L, huyện L, tỉnh Tiền Giang. Ngày 28/6/2020 N tiêu thụ 01 tờ mệnh giá 100.000 đồng tại đường T, xã B, huện B, tỉnh Tiền Giang và nhận lại 80.000 đồng tiền thật. Còn lại 10 tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng và 01 tờ mệnh giá 500.000 đồng N để trong cái hộp cất giấu tại phòng trọ đến khi con của H (tên Nguyễn Minh L3) dọn phòng trọ thì phát hiện và giao nộp cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang.

N mua tiền giả lần 2: Sau khi thấy tiền giả loại mệnh giá 100.000 đồng và 200.000 đồng dể tiêu thụ nên N đặt thêm 2.000.000 đồng tiền thật để mua tiền giả loại mệnh giá 100.000 đồng và 200.000 đồng, nick Zalo “Anna Hoàng” yêu cầu N chuyển tiền trước, N đã ra tiệm điện thoại không nhớ tên trên địa bàn huyện B nhờ chuyển 2.000.000 đồng vào tải khoản của “Anna Hoang” nhưng sau đó N về nhà điện thoại cho Zalo và “Anna Hoàng” nhưng không liên lạc được và cũng không giao tiền giả cho N. Đến ngày 29/6/2020 N bị bắt giữ.

Như vậy, Ngô Văn N đã thực hiện hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả 08 lần, tổng số tiền 11.500.000 đồng tiền giả (8.500.000 đồng, loại có mệnh giá mỗi tờ 500.000 đồng và 1.400.000 đồng loại có mệnh giá mỗi tờ 200.000 đồng và 1.600.000 đồng loai có mệnh giá 100.000 đồng), tại các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội mà có số tiền 2.600.000 đồng.

Đối với Trần Thị H tiêu thụ tiền giả tại khu vực chợ T 05 tờ (2.500.000 đồng) loại mệnh giá 500.000 đồng như sau: Ngày 14/62020 H tiêu thụ được 02 tờ tiền giả, đi mua cua và nhận lại tiền thối 780.000 đồng tiền thật của chị Hà Thị Kim L (trú tại khu phố 1, phường C, thành phố T, tỉnh Kiên Giang). Tiêu thụ 01 tờ tại điểm bán ốc của anh Trần Trung T (trú tại khu phố 2, phường Đ, Thành phố T) nhận lại tiền thối 425.000 đồng tiền thật; tiêu thụ 01 tờ tại điểm bán khô mực của chị Lê Thị Bích L2 (trú tại hẻm 36 khu phố 3, phường S, thành phố T) và nhận lại 300.000 đồng tiền thật; tiêu thụ 01 tờ tại địa điểm người bán đồ dạo (không biết tên) tại khu vực chợ T mua 02 chai dầu nóng và nhận lại tiền thối 420.000 đồng tiền thật.

H tiêu thụ tại địa bàn huyện B, tỉnh Tiền Giang 03 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng và 04 tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng cụ thể như sau: Lần thứ nhất vào ngày 12/6/2020 H sử dụng mô tô nhãn hiệu Honda loại xe BLADE màu đỏ đen, biển số 63B1 – 463.82 đi đến tiệm trà sửa “Cô H” xã B, huyện B, tỉnh Tiền Giang tiêu thụ 01 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng nhận lại tiền thối 170.000 đồng tiền thật.

Lần thứ hai H cùng N tiếp tục sử dụng xe máy nêu trên đến tiệm cơm N do anh Võ Quốc Đ làm chủ quán mua cơm hai lần vào các ngày 17 và 29/6/2020 tiêu thụ 02 tờ tiền giả loại mệnh giá 100.000 đồng nhận lại tiền thối 120.000 đồng.

Lần thứ 3: H tiêu thụ 01 tờ loại mệnh giá 200.000 đồng tại điểm bán hàng rong của một người nam (không biết tên) ở khu vực chợ H, xã B, huyện B, nhận lại tiền thối 135.000 đồng tiền thật.

Lần thứ tư: H cùng N đi xe Honda của H đến hội chợ M thuộc xã T, huyện B, tỉnh Tiền Giang tại đây H tiêu thụ 02 tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng để mua vé tham gia các trò chơi, không có nhận lại tiền thối.

Lần thứ năm: H tiêu thụ 01 tờ mệnh giá 200.000 đồng tại điểm bán cá U thuộc ấp T, xã B, huyện B, Tỉnh Tiền Giang. Nhận lại tiền thối 170.000 đồng, khi rời khỏi điểm bán cá thì D phát hiện tiền H đưa là tiền giả, nên D kêu A đến tiệm bánh mì chả lụa nơi H làm thuê ở địa chỉ xã B, huyện B, tỉnh Tiền Giang để đổi lại tờ tiền giả. Khoảng 2 – 3 ngày sau H đến điểm bán cá U lấy lại tờ 200.000 đồng tiền giả và trả lại 01 tờ 200.000 đồng tiền thật, trên đương đi về nhà H đã xé bỏ tờ tiền giả này và ném bỏ vào thùng rác bên lề đường, còn lại 02 tờ mệnh giá 200.000 đồng và 02 tờ mệnh giá 100.000 đồng H cất trong bóp khi bị bắt thì bị cơ quan An ninh điều tra thu giữ; Trong quá trình tiêu thụ tiền giả H làm thất lạc mất 01 tờ mệnh giá 200.000 đồng. Đến ngày 29/6/2020 H bị bắt giữ.

Như vậy, Trần Thị H đã biết rõ Ngô Văn N mượn tiền để mua tiền giả nhưng H đồng ý cho N mượn để mua tiền giả đem về đi tiêu thụ chung (qua điều tra chứng minh được tổng cộng số tiền N mua là 11.500.000 đồng) trong quá trình N đem ra kiểm tra thì H điều nhìn thấy và có chụp hình lại toàn bộ số Tiền giả loại mệnh giá 500.000 đồng; đồng thời, khi N cất toàn bộ số tiền giả có mệnh giá 100.000 đồng và 200.000 đồng trong bóp của H treo trên tường trong phòng thì H cũng đồng ý. Khi đi tiêu thụ tại thành phố T, N cũng để tiền giả trong ví của H và đi tiêu thụ tiền giả chung nhiều lần. Tổng cộng H thực hiện hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả 10 lần, tổng số tiền 11.500.000 đồng, trong đó tiêu thụ được 05 tờ (2.500.000 đồng) loại mệnh giá 500.000 đồng. loại 200.000 đồng tiêu thụ 02 tờ (400.000 đồng). Tiêu thụ 04 tờ (400.000đồng) loại mệnh giá 100.000 đồng. Xé bỏ và làm mất 02 tờ (400.000 đồng) loại mệnh giá 200.000 đồng. khám xét thu giữ 02 tờ (400.000) đồng loại mệnh giá 200.000 đồng, 02 tờ (200.000 đồng) loại mệnh giá 100.000 đồng. Thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội mà có số tiền 3.300.000 đồng.

+ Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng:

* Thu giữ của Ngô Văn N:

- 17 (mười bảy) tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng; 01 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng; 04 tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng; 25 tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng;

- 01 (một) điện thoại di động nhãn hiệu Nokia Model: TA -1203; số Imei:

357732106074807 và 01 sim Vieettel số 0368572564 đã qua sử dụng.

* Khám xét thu giữ của Trần Thị H:

- 02 (hai) tờ tiền việt Nam (nghi giả) mệnh giá 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) có cùng số seri FO 09559419.

- 02 (hai) tờ tiền Việt Nam (nghi giả) mệnh giá 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) có cùng số seri YV 18444444.

- 50 (năm mươi) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 50.000 đồng (năm mươi nghìn đồng); 108 (một trăm lẻ tám) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng); 141 (một trăm bốn mươi mốt) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng); 14 (mười bốn) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng).

- 01 (một) điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A37f; số kiểu A37f số Imei 1:

863090032466473, Imei 2: 863090032466465 đã qua sử dụng.

- 01 (một) giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy; tên chủ xe Trần Thị Hậu, biển số đăng ký 63B1 – 463.82 cấp ngày 05/10/2015, nhãn hiệu Honda; màu sơn đỏ, đen số máy JA 36E0103654 số loại BLADE.

- 01 (một) giấy chứng minh nhân dân tên Trần Thị Hậu số CMND 312401116 cấp ngày 15/11/2013.

- 01 (một) xe gắn máy nhãn hiệu Honda; màu đỏ, đen biển số 63B1 – 463.82;

số khung 3625EY029109; số máy IA 36B0103654; loại BLADE.

* Người bị hại Võ Quốc Đ giao nộp: 01 (một) tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) số seri YV18444444 (bút lục 243).

* Người làm chứng Nguyễn Minh L giao nộp thu tại phòng trọ của Trần Thị H và Ngô Văn N - 10 (mười) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 100.000 đồng có cùng số seerri YV 18444444 có chữ ký từng tờ của nguời tự nguyện giao nộp.

- 01 (một) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng có số seerri RT 05913563 có chữ ký từng tờ của nguời tự nguyện giao nộp. (số tiền trên là do Ngô Văn N cất giấu) (bút lục số 244).

* Người bị hại Lê Thị Bích L2 giao nộp: (chợ hải sản T).

- 01 (một) tờ tiền (giả) mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) số sêri VC 18646654 ( bút lục số 06) * Người bị hại Hà Thị Kim L giao nộp: 03 (ba) tờ tiền (giả) mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) số seerri VC 18646654 (bút lục số 07).

* Người bị hại Lý Thị kim N1 giao nộp: 02 (hai) tờ tiền (giả) mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) số sêri VC 18646654 ( bút lục số 08).

* Người bị hại Trần Bá H giao nộp: 01 (một) tờ tiền (giả) mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) số sêri VC 18646654 ( bút lục số 09) (N tiêu thụ).

* Người bị hại Nguyễn Thị Ái D giao nộp: 01 (một) tờ tiền (giả) mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) số sêri VC 18646654 ( bút lục số 10).

* Người bị hại Huỳnh Thiện L1 giao nộp: 01 (một) tờ tiền (giả) mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) số sêri VC 18646654 ( bút lục số 11).

* Người bị hại Trần Trung T giao nộp: 01 (một) tờ tiền (giả) mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) số sêri VC 18646654 ( bút lục số 12).

* Tại Kết luận giám định số 545/KL-KTHS ngày 07/7/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Kiên Giang, kết luận:

- 10 (mười) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng có cùng số seri VC 18646654 (ký hiệu từ A1 đến A10) tất cả là tiền giả.

- 02 (hai) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 200.000 đồng có cùng số seri FO 09559419 (ký hiệu A11 và A12) là tiền giả.

- 02 (hai) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 100.000 đồng có cùng số seri YV 18444444 (ký hiệu A13 và A14) là tiền giả (bút lục 70).

* Tại Kết luận giám định số 653/KL-KTHS ngày 26/8/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Kiên Giang, kết luận:

- 01 (một) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng có số seri RT 05913563 (ký hiệu A1) là tiền giả.

- 11 (mười một) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 100.000 đồng có cùng số seri YV 18444444 (ký hiệu từ A2 đến A12) là tiền giả (bút lục số 86).

- 15 ( mười lăm) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng có số seri khác nhau (ký hiệu từ A13 đến A27) là vật tiền thật.

- 158 (một trăm năm mươi tám) tờ tiền Việt Nam mệnh giá 200.000 đồng có số seri khác nhau (ký hiệu từ A28 đến A185) là tiền thật.

- 133 (một trăm ba mươi ba) tờ tiền Việt Nam 100.000 đồng có các số seri khác nhau (ký hiệu từ A168 đến A185) là tiền thật.

Tại bản Cáo trạng số: 31/CT – VKS – P1 ngày 30/11/2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang đã truy tố các bị cáo Ngô Văn N Trần Thị H về tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, theo khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

* Tại phiên tòa, vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố luận tội và tranh luận: Vị đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo về tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, theo khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nhận thấy, bản thân các bị cáo biết và nhận thức được hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả là vi phạm pháp luật, tuy nhiên vì mục đích ham lợi nhuận nên bị cáo N đã giao dịch mua tiền giả về, cùng với bị cáo H tiêu thụ. Hành vi của các bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp tới tài sản của người bị hại, xâm phạm chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước và ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của đất nước. Trong vụ án, bị cáo N là người giữ vai trò chính, là người khởi xướng việc phạm tội, chủ động liên hệ trao đổi mua tiền giả, bị cáo H là đồng phạm giúp sức tích cực và cũng là người trực tiếp mang tiền giả đi tiêu thụ...Vì vậy, cần xử phạt các bị cáo mức án tương xứng với tính chất, hậu quả hành vi phạm tội đã gây nên, nhằm mục đích răn đe, giáo dục các bị cáo và phòng ngừa chung cho xã hội.

- Về tình tiết tăng nặng: Các bị cáo phạm tội nhiều lần nên bị áp dụng điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho 02 bị cáo.

- Về tình tiết giảm nhẹ: Trong quá trình điều tra và truy tố, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; đã tác động gia đình bồi thường thiệt hại cho người bị hại nên áp dụng điểm b và s khoản 1 Điều 51 BLHS làm tình tiết giảm nhiệm trách nhiệm hình sự cho 02 bị cáo.

Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử:

1. Áp dụng: Khoản 2 Điều 207, điểm s và b khoản 1 Điều 51, khoản 1 Điều 54, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58 và Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

* Xử phạt: Bị cáo Ngô Văn N Mức án từ 04 đến 05 năm tù.

2. Áp dụng: Khoản 2 Điều 207, điểm s và b khoản 1 Điều 51, khoản 1 Điều 54, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58 và Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

* Xử phạt: Bị cáo Trần Thị H Mức án từ 03 đến 04 năm tù.

- Về trách nhiệm dân sự: Buộc Ngô Văn N trả lại cho những người bị hại Lý Thị Kim N1 số tiền 1.000.000 đồng, bà Lâm Kim D1; số tiền 500.000 đồng, ông Huỳnh Thiện L1 số tiền 500.000 đồng. Riêng số tiền N tiêu thụ 600.000 đồng đối với những người bán dạo Cơ quan An ninh điều tra đã xác minh nhưng không tìm gặp những người bị hại đề nghị tịch thu sung ngân sách nhà nước số tiền 600.000 đồng, khấu trừ vào số tiền 4.000.000 đồng mà ông Ngô Văn C (anh bị cáo N) đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020, còn lại số tiền 1.400.000 đồng trả lại cho anh Ngô Văn Cường.

Buộc Trần Thị H trả lại cho những người bị hại Hà Thị Kim L số tiền 1.000.000 đồng; anh Trần Trung T số tiền 500.000 đồng; Lê Thị Bích L2, số tiền 500.000 đồng; anh Võ Quốc Đ số tiền 100.000 đồng. Riêng số tiền H tiêu thụ 1.200.000 đồng đối với những người bán dạo Cơ quan An ninh điều tra đã xác minh nhưng không tìm gặp những người bị hại đề nghị tịch thu sung ngân sách nhà nước số tiền 1.200.000 đồng, khấu trừ vào số tiền 4.000.000 đồng mà bà Trần Thị Hui (mẹ bị cáo) đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020; còn lại số tiền 700.000 đồng trả lại cho bà Nguyễn Thị H1.

- Về biện pháp tư pháp: Áp dụng khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự và khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố Tụng hình sự, đề nghị:

+ Tịch thu, sung ngân sách nhà nước công cụ, phương tiện mà các bị cáo dùng vào việc thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể: Ngô Văn N 01 điện thoại di động nhãn hiệu Nokia Model: TA -1203; số Imei: 357732106074807 và 01 sim Vieettel số 0368572564 đã qua sử dụng; Trần Thị Hậu 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A378; số kiểu A378 số Imei 1: 863090032466473, Imei 2:

863090032466465; (một) xe gắn máy nhãn hiệu Honda; màu đỏ, đen biển số 63B1 – 463.82; số khung 3625EY029109; số máy IA 36B0103654; loại BLADE và 01 (một) giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy; tên chủ xe Trần Thị H, biển số đăng ký 63B1 – 463.82 cấp ngày 05/10/2015, nhãn hiệu Honda; màu sơn đỏ, đen số máy JA 36E0103654 số loại BLADE của Trần Thị H.

- Tịch thu tiêu hủy: Tiền Việt Nam giả sau giám định tổng cộng là 7.200.000 đồng (bao gồm loại mệnh giá 500.000đ có có 11 tờ bằng 5.500.000đ; loại mệnh giá 200.000đ có 02 tờ bằng 400.000đ; loại mệnh giá 100.000đ có 13 tờ bằng 1.300.000 đồng) 01 cái hộp bên trong màu hồng, bên ngoài màu trắng theo lệnh nhập kho vật chứng số 144 ngày 13/11/2020 của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang.

Theo Quyết định chuyển giao vật chứng số 20 ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.

- Hoàn trả cho bị cáo Ngô Văn N số tiền 6.600.000 đồng (sáu triệu sáu trăm nghìn đồng); do không dùng vào việc phạm tội.

- Hoàn trả cho bà Trần Thị H1 (mẹ ruột bị cáo H) số tiền thật 48.500.000 đồng (bốn mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng), do không dùng vào việc phạm tội.

(Theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 11/9/2020).

Các bị cáo nói lời nói sau cùng: Các bị cáo đã biết hành vi của mình là sai trái, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau: [1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Kiên Giang, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo, bị hại người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Xét hành vi bị truy tố của các bị cáo:

Ngô Văn N và Trần Thị H chung sống với nhau như vợ chồng. Trong khoảng thời gian từ khoảng tháng 5/2020 đến ngày 27/6/2020, N lên mạng xã hội Facebook, Zalo tìm kiếm để hỏi mua tiền giả; N mượn tiền của H để mua 11.500.000 đồng tiền Việt Nam giả và cùng với Trần Thị H mang đi tiêu thụ tại các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Đối với Trần Thị H đã biết rõ N mượn tiền để mua tiền giả nhưng H đồng ý cho N mượn để mua tiền giả đem về cùng nhau mang đi tiêu thụ chung, trong quá trình N đem ra kiểm tra thì H đều nhìn thấy và có chụp hình lại toàn bộ số tiền giả loại mệnh giá 500.000 đồng; đồng thời, khi N cất toàn bộ số tiền giả có mệnh giá 100.000 đồng và 200.000 đồng trong bóp của H treo trên tường trong phòng thì H cũng đồng ý. Bị cáo N thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội mà có số tiền 2.600.000 đồng; bị cáo H thu lợi bất chính số tiền 3.300.000 đồng.

Xét thấy, tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình, lời nhận tội của các bị cáo phù hợp với lời khai của các bị hại, người làm chứng, người liên quan và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử đủ cơ sở để kết luận: Hành vi của các bị cáo Ngô Văn N Trần Thị H đều phạm tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như Cáo trạng Viện kiểm sát đã truy tố là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

[3] Xét tính chất, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của các bị cáo:

Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, các bị cáo nhận thức được việc tàng trữ, lưu hành tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng chỉ vì mục đích hám lợi trước mắt mà các bị cáo đã bất chấp lao vào con đường phạm tội, cùng nhau thực hiện tội phạm rất táo bạo và mang tính liều lĩnh. Trong vụ án này, bị cáo N là người giữ vai trò chính, là người khởi xướng việc phạm tội, chủ động lên mạng Facebook, Zalo... để tìm kiếm kết bạn và nhắn tin với các shop bán tiền giả để trao đổi giao dịch mua tiền Việt Nam giả nhằm mục đích về tiêu thụ kiếm lời.

Hành vi của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến tài sản của những người bị hại, xâm phạm đến chế độ quản lý độc quyền của nước ta về tiền tệ, quản lý kinh tế Các bị cáo lựa chọn thời điểm mua hàng vào buổi sáng sớm vì thời điểm này họ thường bận rộn hay mất cảnh giác, đồng thời lựa chọn những người bị hại là lao động chân chính chất phát, ít am hiểu phân biệt được đâu là tiền giả hay tiền thật để dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội... Hành vi của các bị cáo đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương, gây tâm lý hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân. Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội rất táo bạo và mang tính liều lĩnh, thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, cùng lúc thực hiện nhiều lần nhiều hành vi phạm tội (tàng trữ và lưu hành tiền giả) trên nhiều địa bàn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang, nên tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng.

Xét vai trò của các bị cáo thấy rằng, bị cáo N là người khởi xướng, chủ động liên hệ, tìm kiếm trên mạng các shop bán tiền giả, kết bạn, nhắn tin trao đổi mua bán tiền giả 02 lần, sau đó cùng với bị cáo H chia nhau mang đi tiêu thụ, bị cáo đã mang đi tiêu thụ tiền giả 08 lần, thu lợi bất chính số tiền 2.600.000 đồng. Đối với bị cáo H, bị cáo giữ vai trò đồng phạm giúp sức tích cực cho bị cáo N, cùng thực hiện hành vi phạm tội... Xét về nhân thân, bị cáo N là người có nhân thân không tốt, đã từng bị TAND huyện B, tỉnh Tiền Giang xét xử về hành vi “Trộm cắp tài sản”, đúng ra bị cáo phải biết lần phạm tội trước là sai trái, từ đó biết tu sửa bản thân trở thành người tốt mới phải, trái lại bị cáo lại tiếp tục lao vào con đường phạm tội, HĐXX nhận thấy bị cáo không biết hối cải hoàn lương.

Vì vậy, đứng trước phiên tòa hôm nay, các bị cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự về những gì bị cáo đã gây nên, HĐXX nghĩ cần tuyên cho các bị cáo mức án tương xứng với tính chất, hậu quả hành vi đã gây nên, phải cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định mới đủ tính răn đe, giáo dục bị cáo, đồng thời mức án của bị cáo N phải cao hơn bị cáo H là thỏa đáng.

[4] Xét về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

[4.1] Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Trong vụ án này các bị cáo đã thực hiện phạm tội nhiều lần nên cần áp dụng điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự làm tính tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho 02 bị cáo là thỏa đáng.

[4.2] Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, hai bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; đã tác động gia đình tích cực bồi thường cho các bị hại, bị cáo Hậu là người chưa có tiền án, tiền sự... Do đó, cần cho các bị cáo hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại các điểm b và s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 làm tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.

[5] Về trách nhiệm dân sự:

- Trong quá trình điều tra, các bị hại yêu cầu bị cáo Ngô Văn N trả lại số tiền như sau: Trả cho bà Lý Thị Kim N1 1.000.000 đồng; trả cho bà Lâm Kim D1 500.000 đồng; trả cho ông Huỳnh Thiện L1 500.000 đồng. Tại phiên tòa, bị cáo N đồng ý trả lại cho các bị hại số tiền trên; khấu trừ vào số tiền mà ông Ngô Văn C (anh bị cáo N) đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020.

- Trong quá trình điều tra, các bị hại yêu cầu bị cáo Trần Thị H trả lại số tiền như sau: Trả cho bà Hà Thị Kim L 1.000.000 đồng; trả cho ông Trần Trung T 500.000 đồng; trả cho bà Lê Thị Bích L2 500.000 đồng; trả cho anh Võ Quốc Đ 100.000 đồng. Tại phiên tòa, bị cáo H đồng ý trả lại cho các bị hại số tiền trên; khấu trừ vào số tiền 4.000.000 đồng mà bà Trần Thị H1 (mẹ bị cáo) đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020.

- Đối với số tiền mà bị cáo Ngô Văn N tiêu thụ 600.000 đồng đối với những người bán dạo, Cơ quan An ninh điều tra đã xác minh nhưng không tìm gặp những người bị hại, nên cần tuyên tịch thu sung ngân sách nhà nước số tiền 600.000 đồng; khấu trừ vào số tiền mà ông Ngô Văn C (anh bị cáo N) đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020.

- Đối với số tiền Trần Thị H tiêu thụ 1.200.000 đồng đối với những người bán dạo Cơ quan An ninh điều tra đã xác minh nhưng không tìm gặp những người bị hại, nên cần tịch thu sung ngân sách nhà nước số tiền 1.200.000 đồng, khấu trừ vào số tiền mà bà Trần Thị H đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020.

Đối với số tiền 2.600.000 trong số tiền 4.000.000 đồng mà ông Ngô Văn C là anh ruột bị cáo N nộp khắc phục hậu quả thay cho bị cáo N, tại phiên tòa ông C đồng ý cho bị cáo N, nên HĐXX không xem xét; số tiền còn lại là 1.400.000 đồng hoàn trả lại cho ông C.

Đối với số tiền 3.300.000 đồng trong số tiền 4.000.000 đồng mà bà Trần Thị H1 (mẹ bị cáo H) nộp khắc phục hậu quả thay cho bị cáo H, tại phiên tòa bà H1 đồng ý cho bị cáo H, nên HĐXX không xem xét; số tiền còn lại là 700.000 đồng hoàn trả lại cho bà H1.

[6] Xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát về tội danh, áp dụng cho các bị cáo hưởng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là phù hợp như nhận định của HĐXX nên chấp nhận. Tuy nhiên, Vị đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX áp dụng thêm khoản 1 Điều 54 BLHS và xử phạt 02 bị cáo dưới khung hình phạt là còn nhẹ, chưa tương xứng với tính chất mức độ thực hiện hành vi phạm tội của 02 bị cáo như HĐXX nhận định phân tích trên. Do vậy, cần phải tăng mức hình phạt của hai bị cáo lên cao hơn mức án mà vị đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị là cần thiết.

[7] Về biện pháp tư pháp: Áp dụng khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự và khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

- Đối với các vật chứng gồm: 01 điện thoại di động nhãn hiệu Nokia Model: TA -1203, số Imei: 357732106074807 của Ngô Văn N; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A37f; số kiểu A37f số Imei 1: 863090032466473, Imei 2:

863090032466465 của Trần Thị H; 01 (một) xe gắn máy nhãn hiệu Honda, màu đỏ, đen biển số 63B1 – 463.82, số khung 3625EY029109, số máy IA 36B0103654, loại BLADE và 01 (một) giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy mang tên Trần Thị H, biển số đăng ký 63B1 – 463.82 cấp ngày 05/10/2015, nhãn hiệu Honda; màu sơn đỏ, đen số máy JA 36E0103654 số loại BLADE của Trần Thị H. Xét đây là những vật chứng, công cụ dùng làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội nên cần tịch thu, sung vào Ngân sách Nhà nước.

- Đối với vật chứng gồm: 26 (hai mươi sáu) tờ tiền Việt Nam giả gồm: 11 (mười một) tờ loại mệnh giá 500.000 đồng (trong đó có 10 (mười) tờ có cùng số seri: VC 18646654; 01 (một) tờ có số seri: RT 05913563); 02 (hai) tờ loại mệnh giá 200.000 đồng có cùng số seri: FO 09559419; 13 (mười ba) tờ loại mệ nh giá 100.000 đồng có cùng số seri: YV 18444444. Đây là những vật chứng cấm tàng trữ, lưu hành nên cần tịch thu tiêu hủy.

- Đối với 01 sim Viettel số 0368572564 của bị cáo Ngô Văn N đã qua sử dụng; 01 cái hộp bên trong màu hồng, bên ngoài màu trắng, nắp màu xanh đã qua sử dụng, không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.

- Trả lại cho bị cáo Trần Thị H 01 (một) giấy chứng minh nhân dân số 312401116 cấp ngày 15/11/2013 mang tên Trần Thị H.

Tất cả vật chứng theo Quyết định chuyển giao vật chứng số 20 ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.

- Đối với số tiền 6.600.000 đồng (sáu triệu sáu trăm nghìn đồng) mà Cơ quan điều tra khi khám xét đã có thu giữ của bị cáo Ngô Văn N, HĐXX nhận thấy số tiền này không liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo nên trả lại cho bị cáo N số tiền này.

Đối với số tiền 48.500.000 đồng mà Cơ quan điều tra khi khám xét đã có thu giữ khi bắt bị cáo Trần Thị H. Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra cũng đã xác định là số tiền này không có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo H, đồng thời tại phiên tòa bị cáo H khai nhận số tiền này là của mẹ bị cáo là bà Trần Thị H1 gửi bị cáo giữ, tại phiên tòa bà H1 cũng khẳng định số tiền 48.500.000 đồng là của bà gửi cho bị cáo H giữ, nay bà có yêu cầu HĐXX cho bà được nhận lại số tiền này, HĐXX nghĩ yêu cầu này của bà Hui là phù hợp nghĩ cần tuyên trả lại cho bà H1 là phù hợp.

[8] Về án phí hình sự sơ thẩm: Căn cứ Điều 135, 136 Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Mỗi bị cáo phải nộp 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố: Các bị cáo Ngô Văn N Trần Thị H đều phạm tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả” theo khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1. Áp dụng: Khoản 2 Điều 207, điểm b và s khoản 1 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58 và Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

* Xử phạt: Bị cáo Ngô Văn N 06 (Sáu) năm tù, thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 29/6/2020.

2. Áp dụng: Khoản 2 Điều 207, điểm b và s khoản 1 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58 và Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

* Xử phạt: Bị cáo Trần Thị H 05 (Năm) năm tù, thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 29/6/2020.

* Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự và Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015.

- Buộc bị cáo Ngô Văn N bồi thường cho các bị hại sau: Bà Lý Thị Kim N1 số tiền 1.000.000 (một triệu) đồng; cho bà Lâm Kim D1 500.000 (năm trăm nghìn) đồng; cho ông Huỳnh Thiện L1 500.000 (năm trăm nghìn) đồng. Buộc bị cáo Ngô Văn N nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền thu lợi bất chính từ những người bán dạo mà Cơ quan điều tra chưa xác minh được là 600.000 (sáu trăm nghìn) đồng. Được khấu trừ vào số tiền 4.000.000 đồng mà ông Ngô Văn C (anh bị cáo N) đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020. Số tiền dư còn lại là 1.400.000 (một triệu bốn trăm nghìn) đồng trả lại cho ông Ngô Văn C.

- Buộc bị cáo Trần Thị H bồi thường cho các bị hại sau: Bà Hà Thị Kim L 1.000.000 (một triệu) đồng; cho ông Trần Trung T 500.000 (năm trăm nghìn) đồng; cho bà Lê Thị Bích L2 500.000 (năm trăm nghìn) đồng; cho anh Võ Quốc Đ 100.000 (một trăm nghìn) đồng. Buộc bị cáo Trần Thị H nộp vào Ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất chính từ những người bán dạo mà Cơ quan điều tra chưa xác minh được là 1.200.000 đồng. Được khấu trừ vào số tiền 4.000.000 đồng mà bà Trần Thị H1 đã nộp, theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 09/11/2020. Số tiền dư còn lại là 700.000 (bảy trăm nghìn) đồng hoàn trả lại cho bà Trần Thị H1.

* Về biện pháp tư pháp: Áp dụng khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

- Tịch thu sung vào Ngân sách Nhà nước các vật chứng gồm: 01 điện thoại di động nhãn hiệu Nokia Model: TA -1203, số Imei: 357732106074807 của Ngô Văn N; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A37f; số kiểu A37f số Imei 1:863090032466473, Imei 2: 863090032466465 của Trần Thị H; 01 (một) xe gắn máy nhãn hiệu Honda, màu đỏ, đen biển số 63B1 – 463.82, số khung 3625EY029109, số máy IA 36B0103654, loại BLADE và 01 (một) giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy mang tên Trần Thị H, biển số đăng ký 63B1 – 463.82 cấp ngày 05/10/2015, nhãn hiệu Honda; màu sơn đỏ, đen số máy JA 36E0103654 số loại BLADE của Trần Thị H.

- Tịch thu tiêu hủy các vật chứng gồm: 26 (hai mươi sáu) tờ tiền Việt Nam giả gồm: 11 (mười một) tờ loại mệnh giá 500.000 đồng (trong đó có 10 (mười) tờ có cùng số seri: VC 18646654; 01 (một) tờ có số seri: RT 05913563); 02 (hai) tờ loại mệnh giá 200.000 đồng có cùng số seri: FO 09559419; 13 (mười ba) tờ loại mệnh giá 100.000 đồng có cùng số seri: YV 18444444; 01 (một) sim Viettel số 0368572564 của bị cáo Ngô Văn N; 01 cái hộp bên trong màu hồng, bên ngoài màu trắng, nắp màu xanh đã qua sử dụng.

- Trả lại cho bị cáo Trần Thị H 01 (một) giấy chứng minh nhân dân số 312401116 cấp ngày 15/11/2013 mang tên Trần Thị H.

Tất cả vật chứng theo Quyết định chuyển giao vật chứng số 20 ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.

- Hoàn trả cho bị cáo Ngô Văn N số tiền 6.600.000 đồng (sáu triệu sáu trăm nghìn đồng); Hoàn trả cho bà Trần Thị H1 số tiền 48.500.000 đồng (bốn mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng) (Tất cả theo giấy nộp tiền vào tài khoản của Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang ngày 11/9/2020).

* Về án phí hình sự sơ thẩm: Căn cứ Điều 135, 136 Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Bị cáo Ngô Văn N và Trần Thị H, mỗi bị cáo phải nộp 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

* Quyền kháng cáo: Báo cho các bị cáo; những người bị hại, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Riêng những người vắng mặt thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự./Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

Từ khóa » Tiền Giả Là Số Bao Nhiêu