Bản án "tru Di Thập Tộc" Mà Mà Báo ứng Chấn động Thanh Triều - SOHA
Có thể bạn quan tâm
Thảm án tru di mười tộc bắt nguồn từ... chữ nghĩa
Lã Lưu Lương tự là Trang Sinh, hiệu Vãn Thôn, là học giả, thi nhân, nhà tư tưởng và nhà phê bình nổi tiếng cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh.
Chứng kiến giang sơn bị ngoại tộc xâm chiếm, Lã Lưu Lương từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại Thanh triều nhưng bất thành. Kể từ đó, ông cự tuyệt mọi việc liên quan tới triều đình người Mãn, ở nhà mở trường tư dạy học trò.
Vào năm Khang Hi thứ 5, có người tiến cử ông tham gia cuộc thi Hồng từ khoa do Hoàng đế tổ chức, nhưng Lã Lưu Lương kiên quyết từ chối, liền bị triều đình gây sức ép.
Chân dung Lã Lưu Lương. (Ảnh: nguồn internet).
Trong quãng thời gian tu tập, ông vẫn kiên trì viết sách, lập ngôn. Phần lớn các tác phẩm của Lã Lưu Lương đều hàm chứa nhiều khí tiết dân tộc của người Hán và mang tư tưởng phản Thanh phục Minh, nhưng ít được lưu truyền.
Sau khi ông qua đời, các đệ tử và người thân vẫn nặng lòng với tư tưởng phản Thanh phục Minh của ông. Các tác phẩm của Lã Lưu Lương cũng vì vậy mà tiếp tục được truyền bá.
Lã Lưu Lương có một người học trò tên là Tăng Tĩnh. Họ Tăng này từng khuyên Tổng đốc Xuyên Thiểm là Nhạc Chung Kỳ tạo phản, nhưng lại bị chính Nhạc Chung Kỳ tố giác với triều đình.
Trong ngục, Tăng Tĩnh khai rằng những tư tưởng phản loạn của mình đều chịu ảnh hưởng từ người thầy là Lã Lưu Lương.
Ung Chính lúc này đã lên làm Hoàng đế, liền sai người điều tra hàng loạt tác phẩm của Lã Lưu Lương và phát hiện ra nhiều chỗ "đại nghịch". Vụ án "tru di thập tộc" cũng từ đó mà phát sinh.
Án oan sai về văn tự nổi tiếng nhất Thanh triều
Án văn tự của Lã Lưu Lương bắt đầu từ tháng 5 năm Ung Chính thứ 7, nhưng tới cuối năm Ung Chính thứ 12 mới kết thúc.
Trong khoảng thời gian 5 năm ấy, chính quyền Thanh triều đã tìm cách thủ tiêu hầu hết những người có liên quan tới nhà họ Lã.
Bản án của Ung Chính ban ra vô cùng thảm khốc. Bản thân Lã Lưu Lương và con là Lã Bảo Trung cùng học trò Nghiêm Hồng Quỳ đều bị "khai quan lục thi" (mở quan tài băm xác).
Chưa dừng lại ở đó, đàn ông trong hai nhà họ Lã và họ Nghiêm từ 16 tuổi trở lên đều bị xử tử tại chỗ. Phụ nữ và trẻ em bị đưa tới các phủ nhà quan để làm nô tỳ.
Đệ tử của Nghiêm Hồng Quỳ là Thẩm Tại Khoan cũng vì truyền bá tư tưởng cùng thầy mà bị lăng trì xử tử. Các môn sinh khác cũng phải chịu những bản án tàn khốc như chặt đầu, lưu đầy, chịu nhục hình, tù chung thân…
Án văn tự của Lã Lưu Lương đã kéo theo vô số người phải chịu án liên đới. (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, án văn tự của Lã Lưu Lương là một bản án vô cùng oan khuất. Bởi lẽ vào thời kỳ ông còn sống, Khang Hi vì muốn mua chuộc người Hán nên có nhiều chính sách nới lỏng về luật lệ, tầng lớp trí thức, nho sinh theo đó mà ít nhiều được hưởng quyền tự do ngôn luận.
Vụ án của Tăng Tĩnh tới năm Ung Chính thứ 7 mới xuất hiện, mà Lã Lưu Lương "mộ đã xanh cỏ" từ vài năm trước đó.
Bởi vậy, việc lấy những tác phẩm của ông sáng tác trong thời kỳ trước để áp đặt vào luật lệ của thời kỳ này hoàn toàn không hợp lý.
Tuy nhiên, Ung Chính vẫn tìm đủ mọi lý do để xếp ông vào tội "đại nghịch", đồng thời ban ra bản án "tru di thập tộc" để răn đe tầng lớp trí thức lúc bấy giờ.
Chính quyền Thanh triều dùng vũ lực xâm lấn Trung Hoa, thành lập một vương triều của ngoại tộc. Thứ "văn hóa lùn" của người Mãn vốn thua xa bề dày văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Hán.
Do đó, tầng lớp thống trị của triều đình này chỉ có thể dùng những bản án văn tự thảm khốc làm phương thức củng cố nền thống trị, đồng thời che giấu sự thấp kém về văn hóa của mình.
Bởi vậy, Thanh triều là triều đại ghi nhận nhiều án văn tự hơn cả. Trong số đó, thảm án của Lã Lưu Lương chính là vụ án oan sai, đẫm máu nhất.
Nhân quả tuần hoàn và "quả đắng" dành cho Ung Chính
Vậy nhưng bản thân Ung Chính cũng phải nhận báo ứng trước vụ án oan đẫm máu kể trên.
Chính sử Thanh triều ghi chép: Vào sáng sớm ngày 23 tháng 8 năm Ung Chính thứ 13, Hoàng đế Ung Chính qua đời đột ngột ở li cung thuộc Viên Minh Viên. Cái chết của bất ngờ của vị Hoàng đế cả đời kiêu hùng này đã khiến cho dân gian lưu truyền không ít giai thoại.
Trong số đó, giai thoại nổi tiếng nhất chính là việc Lã Tứ Nương nhập cung, chặt đầu của Ung Chính. Vị nữ hiệp họ Lã này chính là cháu gái của Lã Lưu Lương – nạn nhân vụ án tru di mười tộc năm xưa.
Là người hiếm hoi còn sống sót của nhà họ Lã, Lã Tứ Nương nuôi quyết tâm báo mối thù diệt môn, liền đi học võ nghệ từ nhỏ, lớn lên càng đặc biệt tinh thông kiếm thuật. (Ảnh minh họa).
Vụ án văn tự của Lã Lưu Lương năm xưa từng gây chấn động một thời, khiến cho người Hán vô cùng phẫn nộ, bất mãn. Bởi vậy, màn báo thù của Lã Tứ Nương được sự giúp đỡ của rất nhiều hiệp khách nổi danh đương thời, trong đó có Cam Phụng Trì.
Tháng 8 năm Ung Chính thứ 13, Lã Tứ Nương lẻn vào trong cung, dùng phi kiếm chặt đầu Ung Chính, sau đó tẩu thoát thành công.
Do không bắt được hung thủ, Thanh triều đã ém nhẹm chân tướng của vụ việc này, bố cáo thiên hạ rằng Hoàng đế bị bệnh mà chết.
Dân gian lúc ấy đều tin rằng việc Ung Chính bị Lã Tứ Nương chặt đầu chính là "nhân quả báo ứng" đích đáng cho vụ án oan thảm khốc của Lã Lưu Lương năm xưa.
Đạo chích bá đạo, mặc quần lót đi chân đất đột nhập nhà dân trộm hơn trăm triệu đồngTừ khóa » Tru Di Thập Tộc
-
Tru Di – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhân Vật đời Nhà Minh Bị Tru Di "Thập Tộc" Là Ai Và Vì Sao? - Dân Việt
-
Tru Di Cửu Tộc đã Là Gì, Vào Thời Nhà Minh Còn Có Một Nhân Vật Nổi ...
-
Giết 10 Họ Vì Một Câu Nói - PLO
-
Tru Di - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Tại Sao Bị Kết án 'tru Di Cửu Tộc' Mà Không Một Ai Trốn Thoát?
-
Rùng Mình Với Án Oan TRU DI THẬP TỘC Và Báo Ứng Kinh Hồn ...
-
Tru Di Thập Tộc Tru_di - Tieng Wiki
-
Những Vụ án Tru Di Nổi Tiếng Thời Phong Kiến Trung Hoa Và VN
-
Tru Di Thập Tộc - Đài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc
-
Hình Phạt “tru Di Tam Tộc” Và “tru Di Cửu Tộc” Có Nghĩa Là Gì?
-
Án 'tru Di Thập Tộc' Và Sự Báo ứng Chấn động Thanh Triều
-
Hoàng đế Ung... - Gà Muối Xông Khói Thịnh Trang - Sài Gòn
-
Tru Di Cửu Tộc Là Gì