Bạn Biết Gì Về Chụp Cắt Lớp (nội Soi ảo) đại Tràng?

  • Đối tác Hot
  • RSS
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Bcare.vn
  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
    • Thông Tin Sức Khỏe
    • Cẩm nang tiêm chủng
  • Tra cứu
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
  • Đối tác Hot
  • RSS
Đăng nhập
  1. Trang chủ
  2. Thông Tin Sức Khỏe
  3. Bạn biết gì về chụp cắt lớp (nội soi ảo) đại tràng?

Mục lục:

  • Nội dung chính
Bạn biết gì về chụp cắt lớp (nội soi ảo) đại tràng? Chụp cắt lớp đại tràng hay còn gọi là nội soi đại tràng ảo. Đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh không cần ống nội soi. Kỹ thuật này ưu việt hơn nhiều so với các phương pháp chẩn đoán truyền thống khác nên được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Chụp cắt lớp đại tràng là gì?

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần gần cuối của hệ tiêu hóa. Đại tràng có chức năng nhận thức ăn đã tiêu hóa và hấp thụ Dinh dưỡng từ ruột non, sau đó tiếp tục thực hiện quá trình hấp thụ muối khoáng, nước, phân hủy các chất còn lại tạo thành phân. Kỹ thuật chụp cắt lớp đại tràng giúp kiểm tra những bệnh lý bất thường tại đoạn ruột này.

Chụp cắt lớp đại tràng hay còn gọi là Nội soi đại tràng ảo có thể cung cấp những thông tin thường chỉ có được bằng cách Nội soi đại tràng. Chụp CT ít xâm lấn hơn so với nội soi vì quá trình thực hiện không cần đưa ống soi vào hết đại tràng. Vì vậy Chụp CT đại tràng đôi khi được gọi là Nội soi đại tràng ảo. Phương pháp này giúp các bác sĩ thấy được toàn bộ lòng đại tràng mà không cần ống nội soi như phương pháp truyền thống.

Chụp CT đại tràng sử dụng một máy quét CT để tạo nên hình ảnh chi tiết của đại trực tràng. Kỹ thuật này có thể được sử dụng thay cho nội soi đại tràng để giúp phát hiện bệnh ung thư và bất thường đường ruột khác, từ đó chẩn đoán bệnh lý nhanh chóng và chính xác.

2. Khi nào nên thực hiện phương pháp chụp cắt lớp đại tràng?

Mục đích chính của phương pháp này là tìm các sang thương polyp hoặc u ở đại trực tràng. Nếu xuất hiện những triệu chứng như: thay đổi thói quen đi tiêu, sụt cân hoặc có máu trong phân, trên 50 tuổi, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân... bạn nên chụp CT đại tràng hoặc nội soi đại tràng.

Chụp CT đại tràng cũng có thể được sử dụng để sàng lọc/tầm soát ung thư đại tràng ở những người có nguy cơ mắc bệnh (tiền sử gia đình từng mắc Ung thư đại trực tràng hoặc đa polyp, tiền sử gia đình mắc bệnh viêm loét đại tràng, có đa polyp tuyến gia đình (FAP) hoặc có hội chứng Ung thư đại trực tràng không có nguyên nhân từ đa polyp tuyến gia đình (HNPCC)). Ngoài ra, CT đại tràng thường được sử dụng ở những người quá yếu hoặc không thể nội soi đại tràng.

Bạn biết gì về chụp cắt lớp (nội soi ảo) đại tràng? - ảnh 1Chụp CT đại tràng cũng được dùng để sàng lọc/tầm soát ung thư đại tràng ở những người có nguy cơ mắc bệnh

3. Ưu nhược điểm của phương pháp chụp cắt lớp đại tràng

Ưu điểm:
  • Hình ảnh rõ nét, độ phân giải cao hỗ trợ chẩn đoán, kết luận bệnh chính xác hơn.
  • Có thể theo dõi luôn các bộ phận như ruột non, thành ruột và các cơ quan trong ổ bụng.
  • Thời gian thực hiện ngắn, nhanh chóng, chính xác, phát hiện được các polyp có kích thước nhỏ trong lòng đại tràng.
  • Không gây mê, sử dụng kỹ thuật ít xâm lấn vì không đưa ống nội soi vào cơ thể.
  • Tạo cảm giác thoải mái, ít lo lắng, không đau đớn và mức độ biến chứng rất thấp.
Nhược điểm:
  • Hình ảnh cho thấy vị trí tổn thương nhưng không can thiệp được, không tiến hành cắt ngay giống như phương pháp nội soi.
  • Sử dụng tia X nên cơ thể bị nhiễm một ít tia xạ, mức độ ảnh hưởng nằm trong giới hạn và được đánh giá rất thấp so với những lợi ích mà kỹ thuật này mang lại.
  • Không thể tiến hành phẫu thuật khi cần mà phải sử dụng kỹ thuật phẫu thuật khác.

4. Nguyên lý chụp CT đại tràng

Máy quét CT giống như một vòng nhẫn dày khổng lồ, thành máy quét có một nguồn phát tia X. Bệnh nhân nằm trên một chiếc bàn dài và trượt vào trong cho đến khi phần cơ thể cần quét nằm trong máy. Nguồn phát sẽ quay xung quanh cơ thể, vừa quay vừa phát ra chùm tia X xuyên qua.

Tại mỗi vị trí nhất định của bàn chụp (còn gọi là lát cắt), đầu thu/đầu dò sẽ phát hiện và ghi lại cường độ chùm tia X sau khi đi qua cơ thể. Mô càng đặc thì X-quang càng ít xuyên qua và ngược lại. Các máy dò tia X sẽ đưa thông tin này vào máy tính. Các loại mô với mật độ khác nhau sẽ tạo thành hình ảnh trên màn hình máy tính thông qua các màu xám đậm nhạt khác nhau (thang thước xám). Hình ảnh bên trong cơ thể sẽ được tạo ra sau mỗi bước chụp, tạo thành hình ảnh của một lát cắt. Khi bàn chụp di chuyển, tia X sẽ xuyên qua bộ phận tiếp theo của cơ thể và máy tính sẽ tạo ra những lát cắt mới.

5. Quy trình chụp cắt lớp đại tràng

  • Bác sĩ thăm khám, tiến hành các kiểm tra trước khi chụp.
  • Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng.
  • Làm sạch đường ruột.
  • Có thể được tiêm thuốc giảm co thắt cơ đường ruột hoặc tiêm thuốc cản quang, tùy vào lý do của việc kiểm tra.
  • Cho bệnh nhân nằm lên giường chụp, bơm khí vào đại trực tràng thông qua hậu môn.
  • Cho bệnh nhân nằm lên máy chụp cắt lớp, giữ nguyên tư thế, nín thở khi được yêu cầu, bác sĩ tiến hành chụp cắt lớp để thu được các hình ảnh cần thiết.
  • Bác sĩ thu nhận kết quả, chẩn đoán bệnh, tư vấn điều trị cho bệnh nhân.

6. Những lưu ý khi chụp CT đại tràng Bạn biết gì về chụp cắt lớp (nội soi ảo) đại tràng? - ảnh 2

Bệnh nhân cần lưu ý nhịn ăn 4-6 tiếng trước khi chụp CT đại tràng
  • Thông báo đến bác sĩ khi bạn mang thai, nghi ngờ có thai hay các bệnh lý về tiểu đường, suy thận, dị ứng... Phụ nữ mang thai, nếu có thể thì không nên chụp CT vì X-quang có thể gây ra dị tật cho thai nhi.
  • Nếu cần tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân phải ngưng một số thuốc trước đó, đặc biệt với người đang dùng Metformin (trị bệnh tiểu đường). Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc này, bác sĩ sẽ cung cấp cho các hướng dẫn về những gì cần làm.
  • Không mang các vật dụng kim loại khi chụp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp những ngày trước và sau khi chụp, nhịn ăn trước khi chụp 4 – 6 tiếng.
  • Khi thực hiện kỹ thuật sẽ được bơm khí vào hậu môn, nếu muốn xì hơi hay chướng bụng cũng đừng lo lắng vì đây là biểu hiện bình thường và sẽ nhanh chóng kết thúc.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu áp dụng cho trẻ em, vì trẻ chịu tác động lớn từ tia X lớn hơn nhiều so với người lớn, có thể tăng khả năng ung thư sau này.
  • Nếu đang cho con bú có thể cần phải bỏ sữa trong 24 giờ sau khi chụp, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Đã kiểm duyệt nội dung Chủ đề: tiêu hóa Đại tràng ung thư đại tràng nội soi đại tràng chụp ct chụp cắt lớp đại tràng nội soi đại tràng ảo

Từ khóa » Nội Soi đại Tràng ảo Là Gì