Bạn Biết Gì Về Giấy Nhám?
Có thể bạn quan tâm
Giấy nhám – một trong những vật liệu đánh bóng được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống hiện nay đặc biệt trong các ngành công nghiệp. Mặc dù đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ rất nhiều năm nay nhưng không phải ai cũng có sự hiểu biết đúng đắn về loại giấy dùng để đánh bóng kim loại này.
Giấy nhám là gì
Giấy nhám hay còn được biết đến tên gọi khác là giấy ráp. Loại giấy này so với các vật liệu đánh bóng khác khá mỏng, có dạng như 1 tờ giấy với 1 bề mặt là những hạt mài nhỏ như hạt cái có mật độ dày mỏng khác nhau để mài mòn các vật liệu tiếp xúc, ma sát với bề mặt của nó. Khi tiếp xúc giữa giấy ráp với vật liệu khác, nó sẽ loại bỏ đi 1 lớp mỏng bên ngoài của vật liệu đó để tạo ra sản phẩm nhẵn nhụi, mượt mà hơn. Thông thường, loại giấy này khay được sử dụng trong ngành sản xuất đồ gỗ, sản xuất tranh… Ngoài ra, giấy ráp còn được dùng để loại bỏ đi lớp sơn cũ, lớp áo cũ của sản phẩm để làm mới sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ.
Phân loại giấy nhám
Sản phẩm giấy ráp rất đa dạng trên thị trường, so với loại giấy nhám truyền thống trước đây, hiện nay người ta đã sáng tạo ra những nền giấy mới để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng, tăng hiệu quả sử dụng như nền vải, nền tơ nhân tạo… Các giấy nhám cũng được thiết kế với những cấu trúc khác nhau nhằm hỗ trợ cho giấy di chuyển tốt hơn.
Nhưng nhìn chung, cách phân loại giấy nhám phổ biến nhất vẫn là theo hình thức:
+ Giấy nhám vòng: Chúng được gia công theo dạng vòng hay còn gọi là nhám băng, thường chúng sẽ kết nối với nhau bằng keo dán đặc biệt.
+ Nhám thùng: Kích thước theo khổ lớn, thường được dùng để đánh bóng bề mặt gỗ.
+ Nhám tờ: Thiết kế với kích thước vừa phải, mật độ hạt mài cũng vừa phải và chủ yếu dùng cho các sản phẩm kích thước nhỏ trong giai đoạn hoàn thiện sản phẩm.
+ Nhám cuộn: Có rất nhiều kích thước khác nhau với mật độ hạt mài cũng khác nhau.
Ngoài ra còn có thể chia theo nhám tròn, nhám xếp và nhám trụ. Nhám tròn có hình dạng tròn hoặc đĩa, cùng cấu tạo các lỗ khác nhau. Phần lưng của chúng bằng vải lông và có lớp keo. Nhám xếp cũng là dạng vải nhám, được cắt ra từng mảnh theo hình tròn kích thước bằng nhau và xếp chồng lên nhau. Nhám trụ còn có tên gọi là là nhám chuôi, chuyên dùng để đánh những khu vực góc cạnh mà các vật liệu đánh bóng khác không thể làm được.
Vì sao nên sử dụng giấy nhám
Không còn là vật dụng xa lạ khi ứng dụng của giay nham ngày càng rộng rãi trong các công việc hàng ngày, trong công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trong xây dựng… góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả lao động. Nên sử dụng giấy nhám bởi chúng được thiết kế nhẹ và gọn gàng rất dễ sử dụng. Nhỏ mà có võ rất đúng với loại giấy này, chúng sẽ nhanh chóng làm cho bề mặt tiếp xúc với chúng mịn màng hơn loại bỏ được các vật chất thừa trước khi khoác lên mình 1 lớp sơn mới đảm bảo vừa thẩm mỹ vừa bền bỉ. Loại giấy này có thể kết hợp với rất nhiều những chiếc máy mài để tăng tốc độ gia công. Hơn nữa, trong vấn đề an toàn lao động, dùng giấy nhám lại càng chẳng cần phải lo lắng.
Sử dụng giấy nhám sẽ giảm chi phí sản xuất, giảm đi chi phí đầu tư để có được sản phẩm hoàn thiện với giá cả cạnh tranh hơn trước khi đến với khách hàng, người tiêu dùng.
Từ khóa » Giấy Ráp Hay Giấy Giáp
-
Giấy Nhám – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Biệt Giấy Nhám Và Giấy Ráp. Hai Từ đồng Nghĩa
-
Giấy Giáp Là Gì Và Cách Lựa Chọn Giấy Giáp Trong Chà Nhám Gỗ?
-
Giấy Nhám/Giấy Ráp/Giấy Giáp - SVG
-
Giấy Ráp Có Tác Dụng Như Thế Nào Trong đánh Bóng Kim Loại?
-
Nghĩa Của Từ Giấy Ráp - Từ điển Việt
-
Bảng Giá Giấy Nhám, Giấy Ráp, Giấy Giáp Mới Nhất 2022
-
Giấy Ráp - Wiktionary Tiếng Việt
-
Giấy Ráp Là Gì - Giấy Nhám Là Gì - Cdsp Ninh Thuận
-
Các Loại Giấy Nhám Dùng Trong Ngành Gỗ
-
Giấy Nhám Là Gì? Cấu Tạo & Phân Loại Giấy Nhám | CONPA
-
GIẤY NHÁM VẢI 100
-
Bảng Giá Giấy Nhám, Giấy Ráp, Giấy Giáp Các Loại Cập Nhật Liên Tục ...