Bàn Chân: Một Cấu Trúc Kì Diệu Của Tạo Hóa - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Vị trí của bàn chân
- Cấu tạo các xương bàn chân như thế nào?
- Các khớp ở bàn chân
- Các cung (vòm) của bàn chân
- Các cơ vùng bàn chân
- Một số bệnh lý thường gặp
Bàn chân là một trong những cấu trúc quan trọng của loài người. Tạo hóa đã cho bàn chân chúng ta một cấu trúc đặc biệt, giúp bàn chân loài người rất linh hoạt. Thật vậy, bàn chân giúp nâng đỡ cơ thể, giúp chúng ta đi lại, chạy nhảy linh động. Vì thế, cấu tạo của bàn chân cũng rất phức tạp. Một sự tổn thương bàn chân có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy cùng tìm hiểu sự đặc biệt của bàn chân cũng như một số bệnh lí liên quan đến bàn chân trong bài viết sau của Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân nhé!
Vị trí của bàn chân
Bàn chân là cấu trúc tận cùng của chân, giới hạn từ dưới hai mắt cá chân tới các đầu ngón chân. Mặt trên bàn chân là mu chân, mặt dưới bàn chân là lòng bàn chân. Bàn chân là một cấu trúc linh động và phức tạp. Bao gồm nhiều xương, khớp, cơ cũng như mô liên kết. Chúng tương tác hài hòa cho phép chúng ta đứng thẳng và thực hiện nhiều hoạt động như đi bộ, chạy, nhảy.
Bàn chân là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Trong cuộc sống hằng ngày, bàn chân được sử dụng rất nhiều. Chẳng hạn như đi bộ, chạy nhảy, thể dục thể thao. Vì vậy, chấn thương bàn chân, đặc biệt là gãy xương ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Cấu tạo các xương bàn chân như thế nào?
Theo cấu tạo giải phẫu, bàn chân được chia thành 3 phần chính với tổng cộng 26 xương.
1. Bàn chân trước
Bao gồm các xương ngón chân và các xương bàn chân. Xương bàn chân gồm có năm xương, đánh số từ I đến V, kể từ xương bàn chân ngón cái.
Đối với xương ngón chân, mỗi ngón chân gồm có 3 đốt xương: đốt gần, giữa và xa. Riêng ngón cái chỉ có 2 đốt: đốt gần và đốt xa.
2. Bàn chân giữa
Đây là một khối xương giống như kim tự tháp tạo thành các vòm của bàn chân. Chúng bao gồm xương ghe, 3 xương chêm và xương hộp.
Xương ghe là một xương hình bầu dục, dẹp theo hướng trước sau, có 6 mặt. Nó nằm giữa xương sên và ba xương chêm.
Ba xương chêm đó là xương chêm trong, xương chêm giữa và xương chêm ngoài. Nằm phía trong xương hộp, giữa xương ghe và các xương bàn chân I, II, III.
Xương hộp cũng có 6 mặt, có dạng hình hộp không đều. Nó nằm giữa xương gót và xương bàn chân IV, V.
3. Bàn chân sau
Gồm xương sên và xương gót, tạo thành gót chân và mắt cá chân. Xương sên hỗ trợ các xương cẳng chân (xương chày và xương mác), tạo thành mắt cá chân trong và ngoài.
Xương sên đúng như tên gọi của nó, có hình dạng giống con sên, có ba phần: chỏm sên, cổ sên và thân sên. Nó cũng được xem như một hình hộp có sáu mặt.
Trong khi đó, xương gót chân là xương lớn nhất ở bàn chân, nằm phía dưới xương sên và sau xương hộp. Tương tự, xương gót cũng có 6 mặt.
Các khớp ở bàn chân
Hầu hết các vận động ở chân xảy ra tại ba khớp hoạt dịch: khớp cổ chân (talocrural), khớp dưới sên (subtalar) và khớp giữa cổ chân (midtarsal). Bàn chân di chuyển trong ba mặt phẳng, hầu hết các vận động xảy ra trong chân sau.
1. Khớp cổ chân
Đây là khớp được tạo bởi xương chày và xương mác (khớp chày mác) và xương chày và xương sên (khớp chày sên). Khớp này là một khớp vững với xương chày và xương mác tạo thành một ổ sâu cho ròng rọc xương sên như một lỗ mộng. Phần trong của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá trong, phần ngoài của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong, bảo vệ các dây chằng bên ngoài của cổ chân, chống lại di lệch ra ngoài.
2. Khớp dưới sên
Khớp dưới sên hoặc sên-gót là khớp giữa xương sên và xương gót. Xương sên và xương gót là các xương chịu trọng lượng lớn của bàn chân và tạo thành bàn chân sau.
Xương sên khớp với xương gót ở ba mặt, trước, sau và trong, với mặt lồi của xương sên khớp với mặt lõm xương gót. Có 5 dây chằng mạnh và ngắn nâng đỡ khớp dưới sên, hạn chế vận động của khớp này.
3. Các khớp khác
Những khớp của bàn chân giữa là các khớp trượt với vận động trượt và xoay nhỏ. Bàn chân trước gồm các xương bàn ngón và xương ngón chân cùng với các khớp giữa chúng.
Nhìn chung các khớp trên có biên độ chuyển động nhỏ. Chúng được nối với nhau bởi những dây chằng ngắn và vững chắc để giúp giữ vững cấu trúc vòm lòng bàn chân.
Các cung (vòm) của bàn chân
Các xương cổ chân và bàn ngón tạo nên ba vòm, hai vòm chạy theo chiều dọc và một vòm chạy ngang bàn chân. Cơ cấu này tạo nên một hệ thống hấp thụ sốc đàn hồi. Khi đứng, một nửa trọng lượng được chịu bởi gót chân và một nửa bởi các xương bàn ngón ở trước. Với một phần ba trọng lượng này là ở xương bàn ngón thứ nhất.
Nhìn từ trên
Nhìn từ trên xuống, các xương bàn chân lồi hẳn từ trước ra sau và từ trong ra ngoài. Bạn có thể dễ dàng nhìn và sờ thấy hầu hết mặt trên các xương bàn chân, trừ xương gót chỉ thấy ¼ sau mặt trên.
Nhìn từ dưới lên
Rõ ràng, nhìn từ dưới lên, bàn chân lõm hẳn ở phía dưới, giới hạn phía sau bởi củ xương gót.
Nhìn từ trong
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, cạnh trong bàn chân cong như một vòm. Nó được gọi là vòm dọc bàn chân phần trong. Vòm dọc này được tạp bởi xương gót, xương sên, xương ghe, ba xương chêm, xương bàn chân I, II, III.
Đỉnh vòm là xương sên, chân vòm là mỏm trong củ xương gót và chỏm xương đốt bàn chân I. Chân vòm chính là nơi tựa của bàn chân xuống đất. Nó linh hoạt và di động hơn so với vòm ngoài. Và đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lực sốc khi tiếp xúc với mặt đất.
Nhìn từ ngoài
Tương tự như cạnh trong, cạnh ngoài có vòm dọc bàn chân, phần ngoài. Phần ngoài vòm dọc được tạo bởi xương gót, xương hộp và hai xương bàn chân IV, V. Vòm này tương đối bằng phẳng và ít di động. Bởi vì nó thấp hơn so vòm dọc trong, vòm ngoài có thể chạm đất và chịu một phần trọng lượng trong vận động. Do đó đóng vai trò nâng đỡ trong bàn chân.
Ngoài ra, bàn chân còn có vòm ngang, được tạo bởi 3 xương chêm, xương ghe, xương hộp và 5 xương bàn chân. Đỉnh vòm là xương chêm giữa và nền xương bàn chân II. Vòm ngang làm cho bàn chân thêm dẻo dai trong khi di chuyển. Đồng thời tạo một máng che chở gân cơ, mạch máu và thần kinh khỏi chịu sức ép khi đi đứng.
Dựa vào chiều cao của vòm trong có thể chia làm bàn chân bình thường, hõm (vòm cao) và bẹt (bàn chân bằng). Bàn chân hõm có phần giữa bàn chân không chạm đất, có khả năng hấp thu lực kém. Ngược lại, bàn chân bẹt, thường tăng vận động, có mặt lòng bàn chân tiếp đất nhiều nhất và làm yếu mặt trong. Bàn chân hõm hay bàn chân bẹt đều có nguy cơ gây những biến dạng vùng cổ chân. Lâu ngày có thể ảnh hưởng đến cả khớp gối và háng.
Xem thêm: Bài tập cho người bàn chân bẹt
Tóm lại
Tóm lại, cấu tạo bàn chân của con ngoài rất linh động. Vòm dọc trong lõm hơn vòm dọc ngoài nên dro dai hơn. Vòm dọc trong là nơi chịu sức nặng của cơ thể khi chạy nhảy, di chuyển. Trong khi vòm dọc ngoài là nơi chịu sức nặng khi đứng.
Các xương cổ chân, xương bàn chân lớn và chắc hơn nhiều so với xương bàn tay. Với chức năng để sẵn sàng chịu lực khi di chuyển. Ngược lại, xương đốt ngón tay lại dài hơn, di động hơn các xương đốt ngón chân để dễ dàng trong cầm nắm.
Các cơ vùng bàn chân
Cơ góp phần quan trọng vào cấu tạo bàn chân con người: Có hai mươi ba cơ tác động lên cổ chân và bàn chân, 12 có nguồn gốc ngoài bàn chân và 11 bên trong bàn chân. Các cơ của bàn chân đóng một vai trò quan trọng trong việc chịu các tác động có cường độ rất cao. Chúng cũng tạo ra và hấp thụ năng lượng trong khi vận động.
Một số bệnh lý thường gặp
1. Viêm cân gan chân
Là tình trạng viêm của cân gan chân ở mặt lòng bàn chân. Nó gây đau thốn gót chân khi chạm đất. Và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đây là một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, hay gặp ở tuổi trung niên, vận động viên và những người lao động nặng nhọc. Khoảng 70% các trường hợp bệnh nhân bị viêm cân gan chân có gai xương gót chân kèm theo.
2. Thoái hóa
Khi bạn già đi và tình trạng hao mòn khiến cho vùng sụn ở cổ chân trở nên bị mòn, tổn thương. Vì vậy ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của bàn chân. Đau, sưng, biến dạng là triệu chứng của thoái hóa vùng bàn chân.
3. Gout
Bệnh gout là tình trạng viêm khớp rất phổ biến. Trong đó tinh thể acid uric tích tụ trong khớp của bạn, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội tại khớp. Triệu chứng bệnh gout đặc trưng bởi các cơn đau đột ngột, dữ dội, thường là ở khớp ngón chân cái. Cơn đau này có thể đột ngột đánh thức bạn vào giữa đêm với cảm giác ngón chân đang “bốc cháy”.
4. Viêm khớp dạng thấp
Một dạng viêm khớp tự miễn gây phản ứng viêm và tổn thương khớp. Khớp ở bàn chân, cổ chân và các ngón chân đều có thể bị ảnh hưởng bởi viêm khớp dạng thấp.
5. Nấm nông ở chân
Là dạng nhiễm trùng do các vi nấm kí sinh ảnh hưởng đến da chân và có thể lan sang móng chân. Bệnh này có tên gọi khác là nấm da chân (Athlete’s foot) vì bệnh hay gặp ở các vận động viên. Da thường bị khô, bong tróc, đỏ và bị kích thích. Vệ sinh chân sạch sẽ hàng ngày và giữ cho bàn chân khô ráo có thể ngăn ngừa tình trạng này.
6. Biến dạng ngón chân cái
Là một khối xương hình thành ở khớp ngón chân cái có thể khiến ngón chân cái vẹo vào trong. Ai cũng có thể bị biến dạng ngón chân cái. Nhưng thường được gây ra bởi di truyền hoặc mang giày dép không phù hợp.
7. Tổn thương gân gót Achilles
Đau ở phía sau gót chân có thể gợi ý vấn đề với gân Achilles. Tổn thương có thể đột ngột hoặc những cơn đau hàng ngày dai dẳng (viêm gân).
8. Bàn chân đái tháo đường
Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng bàn chân. Những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra hàng ngày. Xem có bất kỳ tổn thương hoặc dấu hiệu phát triển nhiễm trùng nào như đỏ, ấm, sưng và đau. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể dẫn tới đoạn chi.
Khi bị đái tháo đường, sẽ có nhiều glucose (đường) bị tích tụ trong máu trong một thời gian dài. Nó có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm vấn đề về biến chứng bàn chân đái tháo đường.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về cấu tạo của bàn chân. Đó là một cấu trúc kì diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. Cũng như điểm qua một số bệnh lý thường gặp. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức hữu ích từ bài viết. Hãy cùng đồng hành cùng YouMed trong những bài viết tiếp theo nhé!
Từ khóa » Giải Phẫu Mu Chân
-
Giải Phẫu Vùng Bàn Chân
-
GIẢI PHẪU BÀN CHÂN - SlideShare
-
Giải Phẫu Mạch Máu Chi Dưới
-
[PDF] GIẢI PHẪU, HÌNH ẢNH HỌC, CHỨC NĂNG ĐỊNH KHU KHỚP CỔ ...
-
Giải Phẫu Mạch Máu Chi Dưới | Vinmec
-
Cấu Tạo, Cách Hoạt động Của Bàn Chân | Vinmec
-
530.Các Cơ Mu Chân: Phẫu Tích Nông - Ebook Y Học - Y Khoa
-
Giải Phẫu Học Tĩnh Mạch Chi Dưới - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Bẫy Thần Kinh Gan Chân Trong Và Gan Chân Ngoài - Cẩm Nang MSD
-
[PPT] Kết Quả Bước đầu Sử Dụng Vạt Da Mu Chân Ngược Dòng Che Phủ ...
-
Đám Rối Thần Kinh Và Các Tổn Thương Dây Thần Kinh - Chi Tiết Bài Viết
-
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN. CƠ VÀ HOẠT ...
-
[PDF] Quy Trình điều Trị Chấn Thương Gối Tổn Thương động