Giải Phẫu Học Tĩnh Mạch Chi Dưới - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

Untitled 1

PGS TS Nguyễn Hoài Nam Giảng viên cao cấp Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh BV Quốc tế Minh Anh Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP Hồ Chí Minh

suy tinh mach minhanh 6Chi dưới gồm có 2 hệ thống tĩnh mạch: tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Hệ thống tĩnh mạch sâu thì thông nối vào hệ thống động mạch và tỷ lệ động mạch/ tĩnh mạch là 1:2 đối với những tĩnh mạch cỡ nhỏ và trung bình, và tỷ lệ 1:1 đối với tĩnh mạch lớn. Hệ thống tĩnh mạch bao gồm 2 tĩnh mạch chày, 2 tĩnh mạch mác, 2 tĩnh mạch gan bàn chân, 2 tĩnh mạch khoeo, 1 tĩnh mạch đùi và 1 tĩnh mạch chậu.

Tương tự như hệ thống tĩnh mạch nông, các tĩnh mạch sâu cũng có 1 hệ thống van tĩnh mạch. Mục đích những van này như những cái dù, nó mở ra để chống lại một lực tự nhiên làm máu có khuynh hướng di trở xuống.

Những van tĩnh mạch chính là những nếp gấp lên của lớp tế bào nội mô tĩnh mạch và có thể chứa những yếu tố nội mô. Số lượng các van thay đổi theo từng cá nhân nhưng chiều của van thì không thay đổi nhiều, nó chỉ di chuyển theo chiều hướng lên.

Chỉ có ít van trong tĩnh mạch đùi chung, có rất ít van, hay hầu như không có trong tĩnh mạch chậu, và không có van trong tĩnh mạch chủ dưới. Cơ bản thì hệ thống tĩnh mạch nông bao gồm: tĩnh mạch hiển dài (tĩnh mạch hiển lớn), tĩnh mạch hiển ngắn (tĩnh mạch hiển bé), ngoài ra còn có tĩnh mạch hiển trong (vì nó chạy dọc theo mặt trong của cẳng chân) và tĩnh mạch hiển ngoài (vì nó chạy ở mặt sau cẳng chân).

Tĩnh mạch hiển lớn bắt nguồn từ mặt trước mắt cá trong và chạy ở giữa cẳng chân hướng về khớp háng - nơi đó đổ về tĩnh mạch đùi.

Tĩnh mạch hiển bé bắt nguồn từ phía sau mắt cá ngoài và đi dọc theo cung gân cơ dép (soleus) và ở đó nó sẽ đổ vào tĩnh mạch khoeo. Lổ đổ ra của tĩnh mạch hiển bé hay tĩnh mạch hiển ngoài thường nằm vị trí bất thường (nghĩa là quá xa phía trên hay phía dưới nếp da đầu gối hoặc những bất thường lúc phôi thai ) lổ đổ ra được chia làm 2 nhánh hay 2 phần.

suy tinh mach minhanh 8Hệ thống tĩnh mạch hiển có nhiều nhánh nối. Những nhánh tĩnh mạch nối này có thể nối thông vào nhiều điểm trên một tĩnh mạch và nhiều tĩnh mạch nông khác, hay chúng đóng vai trò mạng nối giữa các tĩnh mạch trong hệ thống trong hệ thống tĩnh mạch nông và sâu. Những nhánh nối tĩnh mạch quan trọng nhất: nhánh nối tĩnh mạch Giacomini và tĩnh mạch đùi khoeo.

Những tĩnh mạch xuyên thì đi xuyên qua lớp cơ để nối hệ thống tĩnh mạch nông và sâu với nhau. Số lượng những tĩnh mạch này thì thay đổi. Những nhánh xuyên quan trọng nhất: nhánh Cockett, nhánh Hunter, nhánh Dodd, chúng nối 2 hệ thống tĩnh mạch hiển vào hệ thống tĩnh mạch chày.

Hệ thống tĩnh mạch nông cũng bao gồm một hệ thống tĩnh mạch nông dưới da. Hệ thống này thông thường hòa vào tuần hoàn hệ thống tĩnh mạch hiển, nhưng đôi khi có vài nhánh nhỏ nối các tĩnh mạch cơ. Các tĩnh mạch xuyên giữ chức năng dẫn máu từ hệ thống tĩnh mạch nông vào hệ thống tĩnh mạch sâu và ngăn ngừa sự chảy máu theo chiều ngược lại (chảy ngược tức thời). Chiều chảy của máu tĩnh mạch như sau:

  • Từ dưới lên trên.
  • Từ nông vào sâu qua 2 con đường:

- Từ các nhánh tĩnh mạch xuyên, tĩnh mạch hiển ngoài và tĩnh mạch hiển trong đến các lổ đổ chính.

- Từ tĩnh mạch hiển đùi (vùng bẹn), tĩnh mạch hiển khoeo (vùng khớp gối).

suy tinh mach minhanh 11

Những tĩnh mạch xuyên có thể đi dọc theo đường đi của tĩnh mạch hiển, ở đó chúng như những cầu nối tĩnh mạch hiển vào hệ tĩnh mạch sâu. Với lý do này, chúng được gọi tĩnh mạch xuyên đồng tâm, còn những nhánh tĩnh mạch xuyên khác không nằm dọc theo tĩnh mạch hiển, được gọi nhánh tĩnh mạch xuyên không đồng tâm. Các bài viết về bệnh suy tĩnh mạch có thể bạn quan tâm

CÁC DỮ LIỆU DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SUY TĨNH MẠCH

►BỆNH BÉO PHÌ VÀ SUY TĨNH MẠCH

BIẾN CHỨNG CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Để được tư vấn và hỗ trợ khám tĩnh mạch, Quý khách vui lòng liên hệ:

logo chuanBỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848 Web: minhanhhospital.com.vn Fb: facebook.com/bvminhanh YouTube: Minh Anh Hospital

Từ khóa » Giải Phẫu Mu Chân