Bản Chất Và Chức Năng Của Ngôn Ngữ

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bản chất và chức năng của ngôn ngữ pdf Số trang Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 3 Cỡ tệp Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 148 KB Lượt tải Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 0 Lượt đọc Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 155 Đánh giá Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 4.6 ( 18 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan lý giải hoạt động hoạt động của ngôn ngữ sơ lược ngữ pháp cách nhìn ngữ pháp Ngữ pháp chức năng Chức năng của ngôn ngữ

Nội dung

Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. 2. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy. “Hoạt động ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được”. “Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước (...) Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hoá.” Ngôn ngữ (langue) được thực tại hoá trong lời nói (parole); và lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người. 3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, có bản chất tín hiệu Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản ánh, gọi tên). Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau. Mặt biểu hiện của ngôn ngữ mang tính hình tuyến. Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tố trung tâm bảo đảm nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong khi các từ thuộc khẩu ngữ hàng ngày của nhân dân được sử dụng rộng rãi trên sách báo các loại, từ sách báo chính trị đến sách báo ngoại giao, từ sách báo khoa học đến sách báo văn nghệ, từ sách báo quân sự đến sách báo kinh tế,... các từ của khẩu ngữ được coi là nguồn quan trọng để cấu tạo ra các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật thì chúng ta lại thấy một quá trình ngược lại: sự thâm nhập ngày càng nhiều của các từ vựng sách vở vào khẩu ngữ của quần chúng. Những thuật ngữ chính trị, xã hội thông thường đã trở nên rất quen thuộc với tất cả mọi người: bình đẳng, cách mạng, chính phủ, cộng sản chủ nghĩa, dân chủ, hợp tác xã, làm chủ tập thể, phổ thông đầu phiếu, quản lí, kinh tế, quốc hộc, trung ương, xã hội chủ nghĩa,... Những thuật ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau như: chiến dịch, chiến lược, chiến thuật, hạt nhân, kế hoạch, mặt trận, nguyên tử, phân phối, tấn công, tiêu dùng,... cũng khá phổ biến. Sở dĩ có tình hình trên là vì tình hình chính trị văn hoá của quần chúng ngày càng được nâng cao. Khoa học, kĩ thuật, sách vở, không còn là của cải riêng của một số người nào đó nữa mà dần dần trở thành vốn quý mà mọi người đều có quyền biết. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Để tiến hành cách mạng, để xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, tất cả mọi người đều cần phải biết đến khoa học, đều có nghĩa vụ phải học khoa học, kĩ thuật. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Trắc nghiệm Sinh 12 Atlat Địa lí Việt Nam Giải phẫu sinh lý Thực hành Excel Tài chính hành vi Đồ án tốt nghiệp Bài tiểu luận mẫu Lý thuyết Dow Đơn xin việc Hóa học 11 Mẫu sơ yếu lý lịch Đề thi mẫu TOEIC adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Chức Năng Của Ngôn Ngữ Dân Luận Ngôn Ngữ