Bản Chất Và Kết Cấu Của ý Thức | Triết Học+

Press ESC to close.
  • Home
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Triết học thường thức
  • Phân tích chuyên sâu
  • 300 ngày sinh của I. Kant
Search

Latest Version

Con người và bản chất của con người theo quan điểm của triết học Mác - Lênin

Con người và bản chất của con người theo quan điểm của triết học Mác - Lênin

Nguyên lý về sự phát triển

Nguyên lý về sự phát triển

Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học

Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là gì?

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là gì?

Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả

Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả

Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin

Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin

Phạm trù cái riêng - cái chung

Phạm trù cái riêng - cái chung

Phạm trù vật chất trong triết học Mác - Lênin

Phạm trù vật chất trong triết học Mác - Lênin

Tổng quan về triết học Hi Lạp cổ đại

Tổng quan về triết học Hi Lạp cổ đại

Labels

  • Các nhà triết học
  • Chủ nghĩa Cấu trúc
  • Chủ nghĩa duy lý
  • Chủ nghĩa Mác
  • Chủ nghĩa nhân vị
  • Chủ nghĩa nhân vị ở Việt Nam
  • Chủ nghĩa Thomas mới
  • Chủ nghĩa thực chứng
  • Chủ nghĩa thực dụng
  • Chủ nghĩa Xã hội khoa học
  • Chuyên đề
  • Đang cập nhật
  • Dành cho giảng viên
  • Dành cho sinh viên
  • Đạo đức học
  • Đạo giáo
  • Descartes
  • Download
  • English
  • Francis Bacon
  • Hậu hiện đại
  • Hiện tượng luận
  • Hoạt động
  • Hội thảo khoa học
  • Kant-300
  • Khai sáng
  • Kitô giáo
  • Lịch sử triết học
  • Logic học
  • Mỹ học
  • Năm 2013
  • NCTH ở VN - Lý luận
  • Nghiên cứu tôn giáo
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Nho giáo
  • Phân tâm học
  • Phật giáo
  • Sách
  • Siêu hình học
  • Slide
  • Stories
  • Sự kiện về Kant
  • Tài liệu học tập
  • Tài nguyên
  • Tài trợ
  • Tạp chí Triết học
  • Thông tin
  • Thông tin hữu ích
  • Thông tin Luận văn - Luận án
  • Thuyết kỹ trị
  • Toàn cầu hóa
  • Tôn giáo mới
  • Trần Đức Thảo
  • Triết học Ấn Độ
  • Triết học Chính trị
  • Triết học cổ điển Đức
  • Triết học đại cương
  • Triết học đời sống
  • Triết học giáo dục
  • Triết học hiện sinh
  • Triết học Hy La cổ đại
  • Triết học Kant
  • Triết học kinh viện
  • Triết học lịch sử
  • Triết học Mỹ
  • Triết học Nga
  • Triết học ngôn ngữ
  • Triết học phân tích
  • Triết học Pháp
  • Triết học pháp quyền
  • Triết học phương Đông
  • Triết học phương Tây
  • Triết học phương Tây hiện đại
  • Triết học sau đại học
  • Triết học Tây Âu Phục hưng - Cận đại
  • Triết học Tây Âu trung cổ
  • Triết học thường thức
  • Triết học tôn giáo
  • Triết học trong khoa học tự nhiên
  • Triết học Trung Quốc
  • Triết học văn hóa
  • Trường phái Frankfurt
  • Từ điển triết học
  • Tự do ý chí
  • Tư tưởng - Triết học Việt Nam
  • Tương lai học
  • Videos
  • Русский
Close

Social Widget

HomeChủ nghĩa MácBản chất và kết cấu của ý thức Bản chất và kết cấu của ý thức - Bản chất của ý thức. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, qui luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan qui định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các qui luật sinh học mà chủ yếu là của các qui luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội qui định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. - Kết cấu của ý thức Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Ở đây chỉ tiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó. Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác. Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”. Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,… Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng. Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,… Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại. Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác. Chủ nghĩa Mác Triết học thường thức Bổ sung tư liệu Đánh giá bài viết?

Quan tâm nhiều nhất

Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học

Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học

Con người và bản chất của con người theo quan điểm của triết học Mác - Lênin

Con người và bản chất của con người theo quan điểm của triết học Mác - Lênin

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là gì?

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là gì?

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất

Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất

Nguyên lý về sự phát triển

Nguyên lý về sự phát triển

  • Search

Từ khóa » Kết Cấu Của ý Thức Bao Gồm Những Yếu Tố Nào