Ý Thức Là Gì? Phân Tích Vai Trò Và Tác Dụng Của ý Thức

Ý thức là gì? Phân tích vai trò và tác dụng của ý thứcVai trò của thực tiễn trong đời sốngMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 79.000đ

Ý thức là gì? Trong quan điểm triết học Mác-Lenin ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Để phân tích sâu hơn về ý thức là gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn

Tìm hiểu về Ý thức

  • 1. Ý thức là gì?
  • 2. Nguồn gốc của ý thức
    • 2.1. Nguồn gốc tự nhiên
    • 2.2. Nguồn gốc xã hội
  • 3. Bản chất của ý thức
  • 4. Vai trò của ý thức
  • 5. Kết cấu của ý thức
  • 6. Chữ viết là vật chất hay ý thức?
  • 7. Ý thức chỉ có ở con người đúng hay sai?
  • 8. Trong các yếu tố tạo thành của ý thức, yếu tố tình cảm giữ vai trò gì?
  • 9. Theo quan điểm triết học Mác-lênin, trong các yếu tố cấu thành ý thức yếu tố nào quan trọng nhất?

1. Ý thức là gì?

Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng lời nói, hành động, suy nghĩ và những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

2. Nguồn gốc của ý thức

2.1. Nguồn gốc tự nhiên

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.

a. Bộ óc người

- Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật - xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này.

Tức là, chỉ con người mới có ý thức. Không một kết cấu vật chất nào khác, kể cả những con vật thông minh nhất có năng lực này.

Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn.

- Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc, thì cũng không có ý thức. Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ hai là thế giới bên ngoài.

b. Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người

- Trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước, cái gương…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.

Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.

Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động.

- Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh. Nhưng phản ánh của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác.

Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất, thì thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đối tượng khác trong tự nhiên.

Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng phạm trù “ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.

Ý thức là gì? Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức
Ý thức là gì? Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức

2.2. Nguồn gốc xã hội

Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là Ý thức xã hội và ngôn ngữ.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội. Theo Ph. Ăng-ghen, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ não người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người.

a. Lao động

- Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây, côn trùng hoặc loài vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác.

Con người có khả năng và bắt buộc phải sản xuất ra những sản phẩm mới (bàn, ghế, quần áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn. Tức là, con người phải lao động mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình.

Chính thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động Ý thức, nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới này.

- Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những sản phẩm mới.

Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

b. Ngôn ngữ

- Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau. Chính nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.

Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này, thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.

Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

- Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.

Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

3. Bản chất của ý thức

Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua Ý thức, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.

- Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu Ý thức quy định. Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động Ý thức và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội.

Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý tức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất.

4. Vai trò của ý thức

+ Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan.

+ Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.

+ Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tổ thế giới khánh quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.

Như vậy có thể thấy ý thức là một phạm trù có vai trò quan trọng đối với con người, nếu con người không có ý thức thì có lẽ sẽ giống như loài động vật bình thường. Nhưng nhờ ý thức con người có sự vận động và hiểu về thế giới quan, tác động đến thế giới quan để xây dựng thế giới của con người.

Vai trò của ý thức trong đời sống xã hội?

Vai trò của ý thức thể hiện ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay. Ý thức của con người được phản ánh qua mọi hình thái ý thức xã hội và từ đó tác động lên đời sống của con người. Ý thức của con người phản ánh qua chính trị, pháp quyền; qua đạo đức, phong tục, tập quán; qua khoa học; qua ý thức nghệ thuật; qua tôn giáo;…. Mỗi khía cạnh của xã hội đều được ý thức phản ảnh và thể hiện ra, vì thế những gì con người có hiện nay trong đời sống chính là những thành quả của ý thức con người. Bởi vậy ý thức có đóng vai trò quan trọng, là nền tảng xây dựng xã hội, đời sống của con người đến nay.

5. Kết cấu của ý thức

Ý thức là một khái niệm vô cùng phức tạp và đã được các nhà triết học, nhà khoa học thần kinh và các nhà tâm lý học nghiên cứu suốt hàng thế kỷ. Đến nay, vẫn chưa có một mô hình thống nhất về cấu trúc của ý thức. Tuy nhiên, có một số quan điểm và lý thuyết chính được đưa ra để giải thích vấn đề này.

Dù chưa có một mô hình kết cấu thống nhất, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố quan trọng cấu thành nên ý thức, bao gồm:

  • Nhận thức: Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin từ thế giới bên ngoài.
  • Cảm xúc: Trải nghiệm cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi,...
  • Trí nhớ: Khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin.
  • Ý thức về bản thân: Hiểu biết về bản thân và vị trí của mình trong thế giới.
  • Tự do ý chí: Khả năng đưa ra quyết định và hành động một cách tự nguyện.

Việc tìm hiểu về cấu trúc của ý thức là một trong những thách thức lớn nhất của khoa học. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu não bộ, nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều điều chưa hiểu về bản chất của ý thức. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân mà còn mở ra những khả năng ứng dụng mới trong y học, tâm lý học và các lĩnh vực khác.

6. Chữ viết là vật chất hay ý thức?

Trả lời cho câu hỏi trên, chữ viết của con người chính vật chất. Nhưng vật chất ở đây chính là kết quả của sự phản ánh sáng tạo thế giới của ý thức. Con người tạo ra chữ viết nhằm mục đích trao đổi thông tin ngôn ngữ với nhau bên cạnh ngôn ngữ nói. Ý thức của con người xuất phát từ sự nhìn nhận thế giới xung quanh và những người xung quanh, cùng với những tri thức có được mà sáng tạo ra chữ viết.

7. Ý thức chỉ có ở con người đúng hay sai?

Nguồn gốc của ý thức được nêu tại mục 2 là sự tác động qua lại giữa 2 yếu tố là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Có thể khẳng định rằng ý thức chỉ có ở con người bởi con người là động vật bậc cao, não bộ của con người phát triển hơn cả, con người có thể cảm nhận, quan sát, đánh giá thế giới bên ngoài, con người bằng ý thức của mình có thể tác động tới thế giới bên ngoài.

Điều quan trọng là con người dùng trí óc của mình để lao động và tạo ra của cải vật chất phục vụ bản thân và những người xung quanh. Thông qua những lao động đó thì con người thể hiện được ý thức làm chủ đối với cuộc sống của con người chứ không có ý nghĩ phụ thuộc.

Hơn nữa, điểm khác căn bản giữa con người và con vật là con người có ngôn ngữ riêng và có chữ viết. Ngôn ngữ của loài người rất vô vàn thứ tiếng khác nhau, mỗi một ngôn ngữ sẽ truyền tải thông điệp của người nói thể hiện ý thức của con người.

8. Trong các yếu tố tạo thành của ý thức, yếu tố tình cảm giữ vai trò gì?

Như phân tích ở trên có thể thấy được ý thức là một phạm trù có các yếu tố tình cảm, tri thức và ý chí. Trong đó yếu tố tình cảm có vai trò quan trọng là một sợi dây liên kết giữa con người với con người, giữa con người với những loài động vật. Tình cảm giúp cho ý thức của con người được hoàn thiện khi con người dù thông minh nhưng vẫn phải có những mối liên hệ với nhũng người xung quanh để có những hành động phù hợp.

Điểm này thể hiện sự khác biệt giữa con người và động vật, bởi động vật không có tình cảm, không có sự hi sinh yêu thương, đồng cảm. Còn con người thì luôn có tình cảm trong mối quan hệ xã hội và gia đình, có sự đồng cảm với con người, có sự yêu thương.

9. Theo quan điểm triết học Mác-lênin, trong các yếu tố cấu thành ý thức yếu tố nào quan trọng nhất?

Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người. C. Mac nói rằng ý thức "chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó".

Ý thức được cấu thành từ 3 yếu tố bao gồm: tri thức, tình cảm và ý chí

  • Tri thức là toàn bộ những kiến thức, hiểu biết của con người về thế giới xung quanh thông qua quá trình học tập, thu thập và trau dồi kiến thức. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức của con người. Tri thức càng cao thì ý thức càng phát triển, ngược lại ý thức sẽ hao hụt dần nếu con người không tiếp nạp tri thức và ngày càng tụt hậu.
  • Tình cảm là những rung động, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm của con người trong các mối quan hệ. Con người có ý thức cao hơn nên trong tình cảm phân ra rất nhiều loại tình cảm như tình cảm vợ chồng, tình cảm cha mẹ với con cái, tình bạn, tình yêu,....
  • Ý chí thể hiện sự quyết tâm của con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Ý chí có tính quyền lực đối với bản thân con người bởi có ý chí sẽ hướng con người tới một mục đích nhất định và đạt được mục đích ấy.

Có thể nhận thấy rằng, 3 yếu tố cấu thành nên ý thức nêu trên đều mang một vai trò, chức năng riêng. Ý thức nếu thiếu một trong 3 yếu tố trên sẽ không còn là ý thức của con người nữa. Bởi vậy cả 3 yếu tố đều quan trọng.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Ý thức là gì? Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

  • Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?
  • Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa?
  • Vùng lòng đất quốc gia là?

Từ khóa » Kết Cấu Của ý Thức Bao Gồm Những Yếu Tố Nào