Bạn Có Biết Những Loại Chai, Hộp Nhựa Nào Có Thể Tái Sử Dụng được?

Bạn có biết những loại chai, hộp nhựa nào có thể tái sử dụng được? Chúng ta thường có thói quen sau khi đã sử dụng xong những chai hoặc hộp nhựa như: chai nước ngọt, nước suối, hộp đựng kem...thì sẽ rửa sạch và tái sử dụng lại chúng để đựng nước uống hoặc thực phẩm (thịt, cá...). Nhưng liệu bạn có biết rằng loại chai hoặc hộp nhựa mà bạn đang tái sử dụng là loại nhựa gì? Có đảm bảo an toàn cho sức khỏe không? Vì thế, trong bài viết này Darling sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết được loại chai, hộp nhựa nào có thể tái sử dụng được và loại nào thì không bằng cách nhận biết qua ký hiệu các loại nhựa trên chai, hộp nhựa.

Chất độc BPA trong nhựa
  • Bisphenol A hay còn gọi là BPA là một loại hợp chất hữu cơ dùng để chế biến nhựa và chất dẻo, thường được tìm thấy ở các chai, hộp đựng có thể tái sử dụng để chứa nước, thực phẩm, thực phẩm đóng hộp và ở đồ chơi của trẻ em cũng có...
  • Chất BPA đã được cơ quan Hóa chất Châu Âu kết luận năm 2017 và liệt kệ vào danh sách những chất gây hại có khả năng phá hoại nội tiết.
  • Những căn bệnh có thể mắc phải do chất BPA như: Viêm phế quản - Suy chức năng tuyến giáp - Tác dụng lên hệ thần kinh - Ung thư, ung thư vú, ung thư thần kinh - Hen suyễn và các bệnh nguy hiểm khác...
  • Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được để đồ nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao vì sẽ gây nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe của bạn. Và để an toàn hơn, bạn nên lựa chọn loại nhựa không có BPA để chứa thực phẩm.
Phân biệt 7 ký hiệu các loại nhựa thông dụng nhất Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa ký hiệu các loại nhựa thường tìm thấy ở mặt dưới của các vật dụng bằng nhựa hoặc dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa. Thông tin từ những ký hiệu này sẽ cho chúng ta biết được mỗi loại nhựa sẽ có những chất hóa học gây ít nhiều đến sức khỏe của chúng ta tùy theo cấp độ khác nhau. 1. Số 1 - Nhựa PET (Nhựa PETE)
  • Polyethylene terephthalate (PET) là 1 trong những loại nhựa rất thông dụng để tạo ra các chai đựng nước như: nước ngọt, nước khoáng, bia, nước chấm, nước trái cây...
  • Nhựa PET chỉ nên sử dụng 1 lần, không nên tái sử dụng nhiều lần vì nhựa có thể thẩm thấu vào thức ăn, thức uống của bạn gây ra những tác hại không tốt đến sức khỏe của bạn.
  • Độ bền nhiệt của nhựa PET rất thấp và dễ bị biến dạng, cong queo. Đặc biệt tuyệt đối không dùng để đựng nước hoặc thực phẩm nóng, vì khi đó các chất độc hại có khả năng thẩm thấu vào trong thực phẩm diễn ra nhanh hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí có thể bị ung thư. Vì vậy cần để chai nhựa PET tránh xa những khu vực có nhiệt độ nóng như: trong xe hơi, gần bếp nấu ăn...

 
  • Ngoài ra, nhựa PET cũng rất khó để làm sạch, khả năng tái chế ở mức 20%, dễ bị biến dạng bóp méo. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng 1 lần rồi bỏ, không nên tái sử dụng nhiều lần.
  • Ở điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc dùng chai nhựa đựng nước trong tủ lạnh thì nhựa PET có thể xem là không độc. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao thì nhựa PET (PETE) sẽ không an toàn...Lưu ý là không nên dùng nhiều lần.
2. Số 2 - Nhựa HDP hay HDPE
  • HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất mà các chuyên gia khuyên dùng để đựng thực phẩm.
  • Những ưu điểm của nhựa HDP
  • Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước, độ bền nhiệt cao (chịu được nhiệt độ  120oC trong thời gian ngắn hoặc 110oC trong thời gian dài hơn).
  • Có độ trơ về mặt hóa học (không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính)
  • Vì có những ưu điểm nổi bật trên mà nhựa HDP được áp dụng để chế tạo các vật dụng như: chai, bình đựng sữa, bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa (không bị tác dụng trong môi trường axit), dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

  3. Số 3 - Nhựa PVC
  • Nhựa PVC có chứa nhiều các chất độc hại mặc dù chúng mềm và dẻo.
  • PVC áp dụng để sản xuất:
  • Màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt...
  • Chai đựng dầu ăn, đựng nước, các dung dịch thực phẩm dạng lỏng
  • Các loại đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.
  • Các chất phụ gia độc hại như phtalates và bisphenol A thường được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC. Trong đó đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA).
  • Nhựa PVC có khả năng thẩm thấu và hòa tan vào thức ăn dưới tác dụng của nhiệt độ, nên đây là loại nhựa rất nguy hiểm.

  Những điều bạn cần lưu ý về nhựa PVC:
  • Tuyệt đối không mua đồ chơi cho trẻ được làm bằng nhựa PVC vì bé có thể ngậm những món đồ chơi đó.
  • Không dùng nhựa PVC để đựng thực phẩm, hâm nóng thực phẩm hoặc đựng các loại thực phẩm nóng.
  • Hạn chế dùng màng bọc thực phẩm, đặc biệt tuyêt đối không bọc thực phẩm còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.
4. Số 4 - LDPE

Nhựa LDPE – Low Density Polyethylene là loại nhựa giống với nhựa HDP có tính trơ về mặt hóa học, nhưng kém bền vật lý hơn HDPE một chút, có thể chịu được 95oC trong thời gian ngắn. Do tính trơ hóa học, nhựa LDPE thường được ứng dụng chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon, túi đựng hàng và vỏ bánh. Nhựa LDPE không được dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao. Ngoài ra nhựa LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước, khả năng chịu va đập vật lý kém hơn nhựa số 2. 5. Số 5 - PP

Nhựa Polypropylene (PP) có tính chịu nhiệt cao nhất (từ 130 độ - 170 độ C) và thường có màu hơi trong suốt. Nhựa PP được dùng để chế biến các hộp đựng thực phẩm và có thể dùng được trong lò vi sóng. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên hâm bằng lò vi sóng trong 2-3 phút chứ không nên để quá lâu. Đây là loại nhựa được khuyên dùng bởi các chuyên gia vì có tính trơ hóa học, độ bền cơ học và độ bền nhiệt đều khá cao nên rất an toàn cho sức khỏe. 6. Số 6 - PS

Nhựa PS (Polystyrene) khá rẻ và nhẹ. Mặc dù khả năng chịu nhiệt và lạnh của chúng đáng kể, nhưng khi ở nhiệt độ cao nhựa PS sẽ giải phóng những chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài, chỉ dùng được 1 lần rồi bỏ. 7. Số 7 - Nhựa PC hoặc không có kí hiệu (other)

 
  • Cuối cùng là loại nhựa số 7 gồm có nhwuaj PC (Polycarbonate) và các loại nhựa khác. Đây là loại nhựa rẻ tiền nhưng cực kỳ độc hại.
  • Thường dùng để sản xuất: bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất.. Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ…
  • Điều đáng lưu ý ở đây là một số loại nhựa trong nhóm này cũng có chứa chất BPA rất độc hại.
  • Nhựa số 7 đại diện cho các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, đặc biệt khi tiếp xúc với đồ nóng sẽ thôi nhiễm vào thức ăn.
Vậy nên dùng loại nhựa nào sẽ an toàn? Dưới đây sẽ là tóm tắt những loại nhựa có thể dùng và hạn chế dùng giúp bạn dễ nhớ hơn. Lưu ý: Nếu bạn không thấy bất kỳ số nào dưới đáy hộp, có khả năng đây là loại nhựa ở nhóm 7, nên tuyệt đối tránh.

Thông qua những thông tin về 7 loại nhựa thông dụng trên đây, Darling mong bạn sẽ có thể lựa chọn vật dụng được làm từ những nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe của bạn cũng như gia đình nhé. Nguồn: Dienmayxanh Xem thêm: Đánh bay cặp mắt thâm quầng bằng phương pháp tự nhiên.

Thông tin khác

  • » Sách hướng dẫn sử dụng tủ mát Darling
  • » Sách hướng dẫn sử dụng tủ đông Darling
  • » Nhiệt độ của tủ đông phù hợp giúp thực phẩm tươi ngon
  • » Hướng dẫn sử dụng chế độ tự xả tuyết ở tủ đông đơn giản nhất
  • » Hướng dẫn không gian lắp đặt và sử dụng tủ đông đúng cách tốt nhất
  • » Kích thước các dòng tivi tivi phổ biến: 32, 43, 55, 65, 75, 85 inch. Nên mua loại nào?
  • » Những điều cần biết khi sử dụng tủ mát hiệu quả và tiết kiệm điện
  • » Tủ mát bị đổ mồ hôi? Nguyên nhân và cách khắc phục
  • » 8 lợi ích cơ bản của tủ đông bạn nên biết
  • » Cách vệ sinh tủ mát Darling cực đơn giản, an toàn tại nhà

Từ khóa » Các Loại đáy Chai Nhựa