Phân Loại Và ý Nghĩa Kí Hiệu Dưới đáy Chai Nhựa

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chai khác nhau, mỗi loại có một đặc tính riêng, và có một kí hiệu riêng dưới đáy chai. Mục đích sử dụng khác nhau tùy thuộc vào từng tính chất của từng loại, để hiểu thêm về những vấn đề này, hãy cùng DSGP tìm hiểu nhé.

1. Phân loại chai nhựa theo vật liệu làm chai

Chai nhựa là một loại vật dụng được sử dụng thường ngày và phổ biến trong mỗi gia đình.

Có thể chia thành 4 loại chính: chai nhựa PET, chai nhựa HDPE, chai LDPE và chai nhựa PP. Mỗi loại có một đặc tính vật lí khác nhau nên chỉ được dùng đựng một số vật liệu nhất định.

Xem thêm thông tin về các loại nhựa tại đây.

- Chai PET: hay còn gọi là Polyethylene terephthalate là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa Polyeste dùng trong tổng hợp tơ sợi, vật dụng đồ uống, thức ăn và các loại chất lỏng , có thể ép phun để tạo hình và thường được kết hợp với thủy tinh trong kỹ nghệ; có đặc tính của kết cấu ánh sáng, có độ trong suốt cao, khó nứt, dễ dàng vận chuyển, chấm thấm khí tốt. Chai nhựa PET rất chắc chắn và độ đàn hồi cao hơn những vật liệu khác. Nhờ những đặc tính trên mà nhựa PET được dùng để làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas, …

ly-pet Ly PET trà sữa

- Chai HDPE: HDPE là viết tắt của High Density Poly Ethylene trong suốt, độ bóng bề mặt không cao rất bền bỉ, chịu đựng tốt trong môi trường những chất lỏng khác như dung dịch muối, axit, kiềm, …; chịu đựng nhiệt tốt kể cả môi trường nhiệt độ cao hay thấp. Nhựa HDPE rất an toàn và không rò rỉ bất kỳ hóa chất vào đồ ăn hoặc đồ uống. Nhựa HDPE là sản phẩm thường được tái chế.

- Chai LDPE: LDPE là loại nhựa Polyethylene tỉ trọng thấp, thường được sử dụng để làm các loại bao bì, túi nhựa đựng tạp hóa, giấy gói thực phẩm; loại nhựa này khá an toàn và dễ tái chế.

chai-tai-che Chai nhựa tái chế

- Chai PP: có tính bền cơ học cao, khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, trong suốt, có độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn rõ nét. Chịu được nhiệt độ cao, chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác, … Chai được làm từ nhựa PP thường là những loại hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước siro hoặc nước sốt và chua, tương ớt, …

2. Một số kí hiệu dưới đáy chai

Bạn có bao giờ thắc mắc về những ký hiệu khác lạ ở đáy chai chưa? Hầu như mọi người đều rất ít để ý đến những ký hiệu này nhưng nó lại khá quan trọng.

Những ký hiệu này được gọi là mã nhận diện nhựa do 1 tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM ban hành bao gồm những con số nằm trong 1 hình tam giác. Mỗi con số mang 1 ý nghĩa khác nhau, nó cho biết loại nhựa cấu thành lên một chai nhựa bất kỳ.

pet

* Số 1 – PET: Nếu bạn thấy số 1 thì đó có thể là 1 chai soda, nước trái cây, chai tương ớt, bia, rượu hay nước súc miệng được làm từ nhựa PET. Số 1 mang hàm ý bạn có thể tái sử dụng nhưng không nên sử dụng lại quá nhiều lần, và tránh nguồn nhiệt cao.

so-2-hdpe

* Số 2 – HDPE: Khi bạn nhìn thấy số 2 dưới đáy chai thì đó có thể là bình sữa hoặc nước trái cây. Nó được làm từ nhựa HDPE được coi là ít nguy hiểm, thường được dùng để chế tạo các loại chai đựng sữa, nước suối, nước trái cây, thuốc tẩy hay dầu gội đầu. Con số 3 mang hàm nghĩa những chai nhựa này sẽ ngăn rửa trôi hóa chất và an toàn để sử dụng nhiều lần.

* Số 3 – PVC: Con số này thường được sử dụng cho những chai có chứa chất DEHP, là một dạng rất độc. Biểu tượng tái chế và con số này thường xuất hiện dưới đáy chai xà phòng, túi nhựa, thẻ tín dụng, chài dầu, đồ chơi bằng nhựa, nước tẩy rửa, túi máu, khăn trải bàn và câc vật liệu xây dựng khác. Nhựa PVC rất độc hại đặc biệt khi đốt cháy nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong đời sống bởi chi phí rẻ, tính chất dẻo dai, bền và trong suốt.

so-3-pcv * Số 4 – LDPE: Khi nhìn thấy ký hiệu số 4 bạn có thể yên tâm vì nó được làm từ loại nhựa LDPE. Đây là loại nhựa an toàn nhất với đặc tính cơ bản là dẻo, dai, chống ẩm tốt; có thể tái sử dụng nhiều lần. Bạn sẽ thấy ký hiệu số 4 trên túi nhựa, một số loại túi có thể giặt khô, bao bì nhựa, túi gói bánh, báo giấy, thực phẩm đông lạnh hay hộp bìa giấy carton đựng sữa. so-4-ldpe

* Số 5 – PP: Ký hiệu số 5 hàm ý nó được làm từ nhựa PP, loại nhựa này có tính dẻo, dai, khả năng chịu nhiệt cao và không thể khử các chất hóa học; thường được sử dụng để đựng thức ăn nóng. Ngoài ra, nhựa PP còn dùng để sản xuất tả lót dùng 1 lần, áo choàng giữ nhiệt, phụ tùng xe hơi như cản gió, thảm xe, … Bạn thường thấy ký hiệu này ở đáy hộp sữa chua, chai tương cà, tương ớt, các hộp thực phẩm hay dược phẩm.

so-5-pp

* Số 6 – PS/PS-E: Dễ dàng nhìn thấy những ký hiệu này trên các hộp đựng như khay đựng trứng, đĩa nhựa, hộp đựng thức ăn dùng 1 lần; chúng cũng hay xuất hiện trên bao bì đựng thực phẩm, mũ bảo hiểm.

Nhựa PS/PS-E không phải là 1 loại nhựa an toàn đẻ tái sử dụng nhiều lần, thậm chí có thể thải ra chất độc khi gặp nhiệt độ cao. Nếu thấy những ký hiệu này, cách tốt nhất bạn nên hạn chế tái sử dụng chúng và tránh sử dụng khi ở nhiệt độ cao.

* Số 7 – Các loại nhựa khác: Ký hiệu hiệu này thường xuất hiện ở những chai nước lớn, chai đựng nước trái cây, chai đựng nước sốt cà chua, mắt kính, DVD, đĩa Blu-ray, vật dụng nhà cửa, xe hơi, bình sữa cho trẻ nhỏ, …

so-7-nhua-khac

Đây là 1 loại nhựa hoặc hỗn hợp nhựa không thuộc những loại nhựa trên và nó được xếp vào loại nhựa không nên tái sử dụng.

Bạn muốn mua chai nhựa giá rẻ, hãy đọc bài viết: Nhà cung cấp chai nhựa giá rẻ chất lượng

3. Sử dụng chai nhựa đúng cách

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều đồ dùng bằng nhựa nhưng không phải ai cũng chú ý đến cách sử dụng chúng sao cho an toàn với sức khỏe. Dưới đây là 1 số cách để đảm bảo sức khỏe cho gia đình khi sử dụng các vật dụng từ nhựa:

Phân biệt được đặc tính của các loại nhựa bằng cách chú ý đến các ký hiệu đặc biệt (các dấu mũi tên và con số). Một số lưu ý chính cho các ký hiệu:

* Số 1 – Nhựa PET: Loại nhựa này không nên sử dụng đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 700C vì chúng sẽ bị biến dạng, phân giải các chất độc hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng nếu sử dụng chế phẩm nhựa này quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.

* Số 2 – Nhựa HDPE: Loại nhựa này có thể chịu nhiệt tới 1100C, thường được dùng để đựng thực phẩm, sữa tắm, các vật dụng có độ tinh khiết cao. Đặc điểm của loại nhựa này là khó làm sạch, các chất còn sót lại dễ trở thành ổ vi khuẩn.

* Số 3 – PVC: PVC thường có trong áo mưa, hộp nhựa, vật liệu xây dựng, …tuy có độ dẻo tốt nhưng chỉ sử dụng ở nhiệt độ dưới 810C. Khi sử dụng ở nhiệt độ cao, chất này sẽ được giải phóng rất nhiều gây hại cho sức khỏe và khó để làm sạch, tốt nhất là bạn nên hạn chế tái sử dụng.

* Số 4 – LDPE: Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì nó sẽ bị giải phóng.

* Số 5 – PP: Thường gặp ở trên nắp hay đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này chịu nhiệt được tới 1670C nên có thể tái sử dụng cũng như quay trong lò vi sóng.

Có 1 lưu ý khi sử dụng, nếu dưới đáy hộp là số 5 nhưng nắp hộp là số 1 thì trước khi quay trong lò vi sóng bạn nên tháo nắp hộp ra.

* Số 6 – PS: Thường có trong hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh; có khả năng chịu nhiệt, lạnh cao nhưng không sử dụng được cho lò vi sóng.

* Số 7 – PC: Không nên sử dụng ở nhiệt độ cao.

Có thể nhận biết nhựa tốt bằng cách đốt

Khi châm lửa đốt, loại nhựa nào không có mùi khét thì đó chính là PE, HDPE, PP; nhựa PET và ABS sẽ cháy với lửa kèm theo đó là khói đen và mùi khét. Riêng PVC không cháy thành ngọn lửa.

4. Tái chế đúng cách

Thật không an toàn khi tái chế những thùng nhựa đựng sơn nước để muối dưa, cà. Một số chất độc hại trong sơn đã thấm vào nhựa sẽ khuếch tán ra môi trường axit của dưa, cà gây hại cho sức khỏe. Bạn tuyệt đối không được dùng những thùng nhựa đựng hóa chất để đựng thức ăn hay các loại thực phẩm lỏng. Cần lưu ý, khi cần đựng dầu ăn, nước mắm, dầu thực vật, … nên dùng chai PET (mới hay đã dùng đựng nước tinh khiết) vì loại chai này có độ an toàn cao vệ sinh thực phẩm.

Không nên bơm nước lại những chai nhựa để tái sử dụng nhiều lần

Hầu hết mọi người sau khi sử dụng những chai nước tinh khiết đều dùng nó để đựng nước sử dụng cho những lần sau, thực tế cách này rất tiện lợi, tiết kiệm chi phí rất nhiều nhưng lại không tốt cho sức khỏe 1 chút nào. Các nhà khoa học đã chứng minh, 2/3 mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt mức cho phép khi chúng ta tái sử dụng lại những chai nước này. Nguyên nhân là trong quá trình sử dụng sẽ tạo ra những vết nứt ở vỏ chai và đây là chiếc tổ hoàn hảo cho vi khuẩn.

5. Cách tái chế chai nhựa để bảo vệ môi trường

Hằng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều những loại chi nhựa khác nhau và chúng sẽ trở nên vô cùng phiền phức nếu bạn không biết cách tái chế chúng 1 cách hợp lý. Dưới đây là 1 vài mẹo nhỏ giúp bạn có thể vừa tiết kiệm được chi phí vừa có những vật dụng tiện ích để sử dụng:

5.1. Sạc điện thoại “tự chế”

Chắc hẳn bạn đã có lần rất bực bội vì đá phải chiếc dế yêu của mình khi đang sạc thì giờ bạn có thể tham khảo ngay cách này. Sử dụng 1 chiếc chai, bình nhựa đã qua sử dụng, loại dẹt sẽ gọn gàng khi chúng áp sát vào tường hơn. Nhớ so chúng với chiếc điện thoại của bạn để đảm bảo rằng nó không quá lớn hoặc quá nhỏ.

tai-che-chai-nhua

Tiếp theo, bạn rửa sạch chúng bằng nước nóng và phơi khô. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo bằng những hình vẽ trên thân chai hoặc dùng miếng dán chuyên dụng để tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm của mình. Bước cuối cùng bạn chỉ cần dán chúng lên tường là chúng ta đã có thể sử dụng được rồi!

5.2. Làm nắp túi nilong

chai-nhua-lam-nap-tui-nilong

Bạn có thể gom một số chai nhựa đã qua sử dụng, cắt phần đầu chai và nhớ giữ lại nút. Đặt miệng túi nilong đựng thực phẩm (đường, muối, …) qua phần chai vừa cắt, gấp miệng túi lại rồi vặn nắp. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng lấy chúng mà không sợ bị rơi vãi ra ngoài.

Xem thêm một số sản phẩm tái chế độc đáo khác tại bài viết: Những sáng chế bất ngờ từ chai nhựa

5.3. Giỏ đựng đồ chơi

gio-dung-do-choi

Bạn có thể tái chế những chai đựng nước, can dầu, … thành những chiếc giỏ tiện ích chỉ cần bạn vệ sinh sạch chúng, cắt bỏ phần trên, dùng băng dính dán quanh miệng để tránh chảy máu, đục lỗ 4 bên miệng, và cuối cùng dùng dây xỏ quanh miệng.

5.4. Bình lọc trà

Cắt bỏ phần trên của chai nhựa đã qua sử dụng, giữ lại nắp chai. Dùng khoan, kéo hoặc dao đục một số lỗ nhỏ trên nắp chai sau đó vặn nắp chai lại và đặt chiếc lọc trà tái chế này vào 1 cốc thủy tinh. Tiếp theo bạn chỉ cần đổ trà vào, trà sẽ tự động chảy xuống cốc và phần bã sẽ được giữ lại.

5.5. Khu vườn xanh

Nếu bạn đang sống ở thành thị thì chắc chắn sẽ rất “thèm thuồng” 1 khu vườn nho nhỏ, xanh xanh. Không khó để làm điều đó khi bạn biết cách tận dụng những chai nhựa, can, … đã vứt đi.

5.. Ống đựng bút

ong-dung-but

Tương tự như cách làm giỏ đựng sạc điện thoại, chỉ khác là khi làm ống đựng bút bạn nên chọn những chai nhựa có dạng hình tròn.

5.7. Vòi tưới cây

voi-tuoi-cay

Đây là 1 ý tưởng độc đáo cho những gia đình hay làm vườn. Rất đơn giản chỉ cần dùng kim châm vài lỗ nhỏ và đều trên thân chai nhựa, đặt ống nước vào bên trong chai sau đó dán cố định bằng băng dính. Việc cuối cùng là bạn chỉ cần vặn vòi nước và chiêm ngưỡng thành quả của mình thôi!

5.8. Tách lòng trứng

Ý tưởng này rất thích hợp cho những bà nội trợ. Chỉ cần dùng 1 chai nhựa sạch, đặt sát lòng đỏ trứng và bóp nhẹ, nó sẽ tự hút lòng đỏ vào trong chai 1 cách dễ dàng.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý khách trong việc lựa chọn các loại chai phù hợp trong cuộc sống hằng ngày, cũng như nên kinh doanh loại chai nào. Để kinh doanh chai nhựa và các thông tin khác, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho DSGP theo số hotline hoặc để lại thư liên hệ yêu cầu tư vấn nhé.

Từ khóa » Các Loại đáy Chai Nhựa