Bạn đã Biết 6 Loại Driver Trong Tai Nghe - Yêu Phần Cứng
Có thể bạn quan tâm
Chia sẻ bài viết :
Ngoài việc nắm bắt được các loại tai nghe, để chọn cho mình chiếc tai nghe phù hợp bạn cũng nên đầu tư thời gian để tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của chúng. Từ đó, ta có thể hiểu sâu về trải nghiệm âm thanh đặc trưng trên các loại tai nghe. Bộ phận quan trọng nhất trong tai nghe không gì khác chính là Driver.
Nội dung
- Driver tai nghe là gì?
- Cấu tạo của một driver tai nghe
- Các loại driver thường dùng trong tai nghe hiện nay
- Dynamic driver
- Balanced armature driver
- Planar magnetic driver
- Electrostatic driver
- Bone conduction driver
- Hybrid driver
- So sánh giữa các driver tai nghe
- Loại driver tai nghe nào là tốt nhất?
- Cách vệ sinh driver tai nghe
Driver tai nghe là gì?
Driver là một trong những bộ phận quan trọng nhất của tai nghe. Nhiệm vụ của driver là chuyển đổi tín hiệu âm thanh thành dao động không khí để thính giác của con người có thể tiếp nhận được. Hay nói cách khác đây là bộ phận tạo ra âm thanh của tai nghe, do đó, driver tai nghe cũng giống driver loa, và tai nghe đóng vai trò là cặp loa thu nhỏ.
Cấu tạo của một driver tai nghe
Một driver tai nghe thường có 3 bộ phận chính:
- Nam châm: Bộ phận có vai trò tạo ra từ trường.
- Cuộn dây đồng (voice coil): Cũng giống như ở driver loa thông thường, voice coil được nối với màng loa và có nhiệm vụ di chuyển màng loa để tạo thành âm thanh khi có một dòng điện chạy qua.
- Màng loa: Rung để tạo thành âm thanh.
Driver của tai nghe thường có dạng tròn, kích thước càng lớn thì âm bass càng sâu. Nhưng điều đó không có nghĩa là tai nghe có driver càng lớn thì chất âm thể hiện sẽ hay hơn các tai nghe có driver nhỏ hơn. Chất lượng âm thanh của tai nghe phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khả năng cách âm, khử ồn,…
Các loại driver thường dùng trong tai nghe hiện nay
- Driver màng loa tịnh tiến (Dynamic).
- Driver BA (Balanced Armature).
- Driver từ phẳng (Planar Magnetic).
- Driver tĩnh điện (Electrostatic).
- Driver truyền âm qua xương (Bone Conductor).
Các loại driver trên không chỉ khác nhau về cấu tạo, kích thước, giá thành mà mỗi loại còn có chất âm riêng biệt. Một chiếc tai nghe không chỉ có một driver mà có thể có nhiều driver để có thể kiểm soát và cải thiện chất âm của từng dải tần.
Dynamic driver
Đây là loại driver tai nghe được sử dụng phổ biến nhất trong các tai nghe bởi chi phí sản xuất rẻ và dễ lắp đặt.
Nguyên lý hoạt động
Dynamic driver hoạt động bằng sự tương tác giữa nam châm và lực điện từ của cuộn dây đồng. Hai bộ phận này chuyển động qua lại dựa trên tín hiệu nguồn phát và truyền lực tương tác ấy lên màng loa, tạo ra dao động âm thanh.
Âm thanh
Về chất lượng âm thanh, Dynamic drivers phản hồi tốt các dòng âm thanh có tần số thấp. Tuy nhiên, ở âm lượng lớn hơn, driver dòng Dynamic có thể tạo nên hiện tượng bóp méo âm thanh không mong muốn.
Việc tạo nên những phản hồi dao động âm thanh ở tần số thấp hoặc cao là một quá trình gây tác vụ trên cuộn dây của driver tai nghe, thời điểm cuộn dây gặp hạn chế có thể tái tạo âm thanh không chính xác.
Sự khác biệt về chất lượng âm thanh của dynamic driver còn có thể là do chất liệu và thiết kế của tai nghe. Đây cũng là driver tai nghe mang đến chất lượng âm thanh kém nhất trong các loại driver nhưng cũng không đến nỗi quá tệ.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Không cần bộ khuếch đại mà vẫn tạo ra được âm lượng lớn.
- Chi phí sản xuất rẻ và dễ chế tạo lắp đặt.
- Nhỏ gọn và nhẹ.
- Màng loa có diện tích tiếp xúc với không khí lớn, nên tạo được dao động mạnh hơn ở tần số thấp, giúp tạo ra âm Bass rất tốt.
Nhược điểm:
- Âm bị méo khi ở âm lượng cao.
Balanced armature driver
Nhìn chung loại driver này có kích thước nhỏ hơn nhiều so với dynamic driver, vì vậy chúng chỉ xuất hiện trong dòng tai nghe in-ear.
Nguyên lý hoạt động
Balanced Armature driver hoạt động dựa vào tín hiệu điện tử chạy qua cuộn dây tạo ra từ trường, thanh kim loại sẽ bị nhiễm từ và di chuyển tương tác qua lại giữa hai nam châm. Sự di chuyển của thanh kim loại truyền lực đến màng loa, làm màng dao động tạo ra âm thanh.
Âm thanh
Mặc dù cần khá nhiều lực để giữ cho máy phát điện (Armature) duy trì ở vị trí cân bằng, nhưng đây vẫn được coi là quá trình hiệu quả để tạo ra âm thanh tốt. Một vài tai nghe sử dùng nhiều armature cùng lúc nhằm tạo ra độ chi tiết âm cao hơn.
Mỗi armature sẽ đảm nhiệm một dải tần số, các nốt trầm thường sẽ được xử lý bởi một driver và các dải tần còn lại do các driver khác xử lý. Điều này cho phép driver thích ứng với từng dải tần được sử dụng.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Có thể chỉnh âm để chuyên xử lý một dải tần số âm thanh cụ thể, đặc biệt là dải Mid và Treble.
- Có thể dùng chung với dynamic driver để cải thiện dải Bass.
- Cách âm tốt hơn cho tai IEM.
Nhược điểm:
- Giá thành của Driver BA cao hơn Dynamic
- Cần sự hỗ trợ của Driver Dynamic để có thể chơi tốt âm thanh tần số thấp
Top tai nghe gaming đáng mua nhất
Planar magnetic driver
Đây là loại driver siêu mỏng, thường dùng trong các loại tai nghe over-ear, open back cao cấp.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của planar magnetic driver cũng tương tự như dynamic driver, là dùng từ trường để tạo ra âm thanh. Điểm khác biệt nằm ở chỗ, thay vì dùng cuộn dây đồng, planar magnetic driver dùng trực tiếp tín hiệu từ trường để dao động màng loa (là một tấm film mỏng kẹp giữa hai nam châm).
Âm thanh
Do màng chắn lớn, phẳng di chuyển hợp xướng và được điều khiển tốt, loại driver này tránh được một số vấn đề với sự chuyển động cuộn dây đồng làm méo âm thanh. Thiết kế này cũng giúp cải thiện đáp ứng pha bằng cách tạo ra nguồn âm thanh phẳng (hay còn được gọi là mặt sóng phẳng).
Điều này giúp âm thanh mạch lạc và rõ ràng hơn.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Chất lượng âm thanh được đánh giá rất cao. Âm phát ra rất chi tiết và gần như không bị méo tiếng.
- Driver phản hồi rất nhạy, rất chính xác với tín hiệu âm thanh.
- Dải bass rất tuyệt vời.
Nhược điểm:
- Sử dụng các loại nam châm to và mạnh nên làm tăng khối lượng tai nghe.
- Cần phối ghép với bộ khuếch đại công suất cao.
- Kiểu dáng khá cồng kềnh, không thuận tiện đem đi lại.
- Tai nghe sử dụng driver planar magnetic có giá thành cao hơn các loại headphone phổ thông.
Electrostatic driver
Electrostatic driver có cấu trúc khá phức tạp vì thế nó thường được sử dụng trong các loại tai nghe open back cao cấp.
Nguyên lý hoạt động
Khi các tấm này được tích điện (âm hoặc dương) từ tín hiệu nguồn phát, màng loa ở giữa sẽ chuyển động qua lại theo quy luật điện tích làm cho không khí dao động theo và tạo ra âm thanh.
Âm thanh
Do màng loa mỏng và không có cộng hưởng hay năng lượng tích trữ, tín hiệu âm thanh sẽ không bị méo, vấn đề vốn có trong các loa có chuyển động của cuộn dây đồng.
Đây là loại driver tai nghe nhiều người tìm kiếm nhưng nó không thực tế khi sản xuất quy mô lớn cho người tiêu dùng nói chung. Chi phí cao cộng với yêu cầu bộ khuếch đại riêng biệt làm cho electrostatic driver chỉ phù hợp với những người đam mê.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Tai nghe dùng màng loa tĩnh điện cho ra âm trường cực kỳ rộng và sống động.
- Dải âm chi tiết và cân bằng.
- Âm thanh gần như không bị méo
Nhược điểm:
- Giá thành rất cao.
- Khi hoạt động cần có bộ khuếch đại riêng, gọi là bộ khuếch đại tích điện.
- Kiểu dáng rất cồng kềnh, chỉ phù hợp sử dụng trong không gian riêng.
Bone conduction driver
Công nghệ bone conduction (truyền âm thanh qua xương) đang phát triển mạnh mẽ trong thế giới tai nghe. Không giống như các loại tai nghe on-ear, in-ear, over-ear,… thì bone conductin driver cho phép bạn nghe âm thanh qua gò mà.
Nguyên lý hoạt động
Thay vì đưa âm thanh qua không khí tới màng nhĩ như các loại driver trên, tai nghe Bone Conduction truyền thẳng rung động âm thanh vào tai trong thông qua xương hàm trên.
Âm thanh
Việc truyền âm thanh bỏ qua màng nhĩ sẽ có rất có lợi cho thính giác người nghe. Nhưng điều này cũng dẫn đến độ chính xác đường truyền bị ảnh hưởng. Chất lượng âm thanh bị giảm sút một cách rõ rệt.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Có thể cảm nhận được âm thanh bên ngoài khi đang thưởng thức âm nhạc.
- Là trợ thủ đắc lực cho những người khiếm thính.
Nhược điểm:
- Chất lượng âm thanh không cao bằng các sản phẩm âm thanh truyền thống. Nhạc cho ra thiếu độ chi tiết và không tự nhiên.
- Để truyền âm qua vật rắn như xương, tai nghe cần tốn nhiều năng lượng hơn so với truyền qua không khí.
- Khi mở âm lượng lớn sẽ truyền luôn rung động qua da, đôi khi làm người dùng cảm thấy nhột và khó chịu.
Hybrid driver
Đây là sự kết hợp giữa dynamic driver và balanced armature driver. Hybrid driver sẽ sử dụng 2 hoặc nhiều hơn driver để mang đến chất lượng âm thanh tốt nhất. Việc sử dụng nhiều driver để đảm bảo mọi dải tần đều được thể hiện tốt nhất, mang đến âm thanh sống động và chi tiết với độ trầm ấm mà nhiều người yêu thích âm nhạc tìm kiếm.
Các hãng sản xuất sử dụng hybrid driver để tạo ra tai nghe phục vụ cho những dải tần cụ thể. Loại driver này rất ít được sử dụng trong các tai nghe không dây.
So sánh giữa các driver tai nghe
Dynamic driver | Phổ biến nhất, giá thành rẻ và dễ lắp đặt | Có nhiều chức năng và không cần bộ khuếch đại công suất để đạt được âm lượng lớn | Có nhiều loại tai nghe trên thị trường như TaoTronics |
Planar magnetic driver | Cơ chế hoạt động giống như dynamic driver là sử dụng từ trường để tạo ra âm thanh | Chất lượng âm thanh tốt và ít bị méo. Tuy nhiên cần có bộ khuyeesch đại để hoạt động hiệu quả | Chưa nhiều nam châm khiến tai nghe trở nên nặng nề và cồng kềnh |
Electrostatic driver | Thường được sử dụng trong các tai nghe open-back cao cấp, giá thành cao hơn dynamic driver | Phù hợp với những người đam mê âm nhạc vì chất lượng âm thanh vượt trội | Cồng kềnh và tính di động kém, yêu cầu một bộ khuếch đại để bổ sung năng lượng |
Balanced armature driver | Kích thước nhỏ hơn dynamic driver và chỉ được sử dụng trong loại tai nghe in-ear | Âm thanh được tạo ra không phải bằng cách dịch chuyển không khí, vì vậy cần thêm driver để tăng âm bass | Có thể điều chỉnh để tối ưu âm thanh ở tần số cụ thể nhưn trong phạm vi hạn chế |
Bone conduction driver | Cho phép cảm nhận được âm thanh bên ngoài khi đang nghe nhạc, có thể sử dụng dưới nước | Sử dụng công nghệ truyền âm qua xương, gửi các tín hiệu đến tai trong và bỏ qua tai ngoài | Khả năng tái tạo âm thanh không bằng so với các loại driver khác |
Hybrid driver | Nếu muốn những driver tai nghe bluetooth hiện đại, thì đó là hybrid driver | Là sự kết hợp của dynamic và balanced armature driver cho chất lượng âm thanh tốt hơn | Thường được sử dụng trong tai nghe có dây loại over-ear |
Loại driver tai nghe nào là tốt nhất?
Nếu không xét đến vấn đề giá cả, electrostatic driver là dòng driver tai nghe có chất lượng tốt nhất. Nhưng xét tổng quát bao, dynamic driver hẳn sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu về cả giá thành và chất lượng hợp lý với đa phần người dùng.
Trên thực tế, việc lựa chọn dòng tai nghe sở hữu loại driver tai nghe nào còn tùy thuộc khá nhiều vào sở thích cá nhân, gu âm nhạc cũng như ngân sách bạn đang có. Nếu bạn là fan của dòng âm nhạc tiệc tùng, sôi động, thì dynamic driver sẽ là lựa achọn tốt cho bạn.
Nếu bạn sử dụng tai nghe phục vụ cho việc chơi game của mình, thì bạn sẽ không quan tâm quá nhiều đến chất âm như bass hay mid-lows. Vậy thì bạn sẽ phù hợp với balanced armature driver nhiều hơn bởi độ cách âm tốt, mang lại trải nghiệm toàn vẹn cho những giây phút combat căng thẳng.
Cách vệ sinh driver tai nghe
- Giữ tai nghe chắc chắn, úp mặt lưới (mặt trong) củ tai xuống phía dưới.
- Sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm, khô chải nhẹ mặt lưới để loại bỏ bụi bẩn.
- Gõ nhẹ lên mặt ngoài củ tai (thường là mặt có chứa logo) để loại bỏ những bụi bẩn mắc kẹt.
- Làm ướt một miếng vải nhỏ, mềm bằng nước rửa tay hoặc cồn sau đó lau mặt lưới và dây cáp.
Từ khóa » Các Loại Driver Tai Nghe
-
Driver Tai Nghe Là Gì Và Nó ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Chất Lượng ...
-
Phân Tích Các Loại Driver Trong Tai Nghe (Phần 1) | TinTucAudio
-
Các Dạng Driver Thường Thấy Trong Tai Nghe In-ear - Tinhte
-
Năm Dạng Driver Tai Nghe Người Chơi âm Thanh Nên Biết - 3K Shop
-
"Driver" Tai Nghe Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Driver? Khác Nhau Ra Sao?
-
[Stereo Wiki]Tìm Hiểu Các Loại Driver Trên Tai Nghe Inear
-
Những Hệ Thống Driver Trên Tai Nghe In-ear - Binhminhdigital
-
Các Dạng Driver Thường Thấy Trong Tai Nghe In-ear | NSTORE
-
Driver Tai Nghe Là Gì Và Nó ảnh Hưởng ... - Vay Tiền Online Bằng CMND
-
Driver Của Tai Nghe – Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
-
Loa Driver Tai Nghe Headphone 40mm | Shopee Việt Nam
-
Tìm Hiểu Các Loại Driver Trên Tai Nghe Inear - LOA HAY - Vietnam Audio
-
KZ ZS10 Khám Phá Tai Nghe 10 Driver Từ KZ | Xuân Vũ Audio
-
Phân Biệt Các Loại Tai Nghe Dynamic, Planar Và Electrostatic