Bạn đã Biết Cách Khử Mùi Khai Của Nước Tiểu Chưa?
Có thể bạn quan tâm
Ngày nhỏ chắc chắn bạn đã từng thắc mắc mùi khai của nước tiểu là chất gì và tại sao nó lại có mùi như vậy đúng không? Có thể bạn đã biết hoặc chưa biết, nhưng bài viết này ngoài giải đáp cho bạn câu hỏi trên sẽ giúp cho bạn biết cách khử mùi khai của nước tiểu như thế nào.
Mùi khai của nước tiểu là chất gì và vì sao có?
Mùi khai của nước tiểubản chất chính là do thành phần hóa học amoniac NH3 có trong nước tiểu. Nhưng tại sao nước tiểu của con người lại có chất hóa học đó? Câu trả lời đến từ thức ăn mà chúng ta cho vào cơ thể. Một phần protein trong thức ăn khi đưa vào qua nhiều giai đoạn sẽ bị chuyển hóa thành ure và hòa tan trong nước tiểu, sau đó lại tiếp tục chuyển hóa thành amoni cacbonat, cuối cùng phân hủy tạo thành khí amoniac. Đó là nguyên nhân vì sao có mùi khai của nước tiểu.
Mùi khai của nước tiểu là chất gì
Mùi khai của nước tiểu có gây ảnh hưởng gì không?
Mùi khai của nước tiểuphát sinh từ chất amoniac, đây là một loại chất độc có hại cho cơ thể của con người khi tiếp xúc nhiều cũng như với nồng độ cao. Khi hít phải ở hàm lượng thấp, bạn sẽ có cảm giác cay buốt, nhưng nếu với hàm lượng cao có thể sẽ khiến mù mắt, gây dị ứng trầm trọng. Chất này được coi là nguyên nhân tiềm ẩn và lâu dài của bệnh viêm cuống phổi. Do đó bạn cần tìm cách khử mùi khai của nước tiểu ngay khi xảy ra.
Trường hợp bị ngộ độc amoniac sẽ có các triệu chứng như sau: - Hô hấp: ho, đau (thắt) ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè. - Mắt, miệng, họng: chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, sứt môi. - Tim mạch: mạch nhanh hoặc yếu, sốc. - Thần kinh: lẫn lộn, khó khăn trong đi lại, chóng mặt, bồn chồn. - Da: môi xanh nhợt màu, bỏng nặng ngửi quá lâu. - Dạ dày: đau dạ dày, buồn nôn.
Ảnh hưởng từ mùi khai của nước tiểu
Mùi khai của nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn
Nước tiểu bình thường sẽ có mùi khai nhẹ, nhưng nếu một ngày bạn nghe nó có mùi khai nồng nặc hoặc mùi trứng thối khó chịu thì bạn nên kiểm tra lại. Nếu không có bất cứ triệu chứng bất thường nào khác kèm theo thì bạn có thể tạm thời yên tâm vì đó là dấu hiệu của việc bạn ăn nhiều thực phẩm gây mùi (như tỏi, hành tây, măng tây,...), uống quá ít nước, dùng kháng sinh hoặc vitamin,... Tuy nhiên, khi mùi khai của nước tiểu bất thường nhưng bạn lại không ở những trường hợp trên và kèm theo các triệu chứng lạ thì bạn phải lưu ý và xem lại sức khỏe của bản thân, vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và sinh sôi trong đường tiểu, hoặc xuất phát từ vi khuẩn trong máu. Khi mắc phải trường hợp này, bạn sẽ có một số triệu chứng như đau bụng dưới, đau buốt khi tiểu...
- Viêm đường tiết niệu: Triệu chứng của bệnh này là người bệnh đi tiểu rất nhiều lần, tiểu buốt, rát, nước tiểu thường có màu vàng đục, với mùi hôi khó chịu, trường hợp nặng có thể đi tiểu ra máu.
- Viêm niệu đạo do lậu và chlamydia: Khi mắc bệnh này, người bệnh ngoài có mùi khai của nước tiểu bất thường, thì nước tiểu sẽ có màu vàng đậm hoặc đục. Khi đi tiểu vào buổi sáng sẽ cảm thấy buốt rát, có mủ ở đầu niệu đạo, đau hông và sốt.
- Nhiễm trùng nấm men: Đây là bệnh xuất hiện ở phụ nữ. Do sự phát triển quá mức của nấm trong âm đạo và âm hộ, gián tiếp gây ra tình trạng nước tiểu có mùi hôi.
- Bệnh tiểu đường (hoặc tiền tiểu đường): Có thể là tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, nước tiểu người bệnh sẽ có vị ngọt.
- Sỏi thận: Khi bạn thấy nước tiểu đục, có mùi hôi và thậm chí là có máu, thì có thể bạn đang mắc sỏi thận.
- Lỗ rò bàng quang: Lỗ rò bàng quang có thể cho phép vi khuẩn từ các cơ quan khác vào bàng quang, gây nên tình trạng nước tiểu trông hoặc có mùi như phân.
Khi gặp phải 1 trong những trường hợp như trên, bạn cần phải đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra.
Mùi khai của nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe
Khử mùi khai của nước tiểu như thế nào?
Để hạn chế mùi khai nồng nặc, mỗi lần tiểu tiện xong hãy dội, xả nước. Bởi vì amoni cacbonat tan tốt trong nước, nếu không làm vậy thì sau khi đi tiểu, nước sẽ bay hơi làm cho amoni cacbonat kết tinh lại, càng dễ bị phân hủy thành amoniac và mùi càng khai hơn. Vậy để khử mùi khai của nước tiểu thì cần làm gì?
1. Khử mùi khai của nước tiểu bằng kem đánh răng
Kem đánh răng dùng để vệ sinh răng miệng, nếu như nó có thể làm sạch và thơm khoang miệng thì tại sao không thể khử mùi khai của nước tiểu đúng không? Sau khi lau hết nước tiểu ở nơi có mùi khai, bạn hãy thoa kem đánh răng lên đó và chà nhẹ nhàng. Sau cùng lau lại bằng nước ấm cho sạch, mùi khai cũng sẽ không còn.
Khử mùi khai của nước tiểu bằng kem đánh răng
2. Khử mùi khai của nước tiểu bằng baking soda và giấm
Công dụng khử mùi và làm sạch của baking soda đã không còn gì phải bàn cãi. Kết hợp cùng với giấm sẽ là một hỗn hợp tuyệt vời để đánh bay mùi khai nước tiểu. Đầu tiên, dùng khăn thấm hết phần nước tiểu đọng lại, rồi rắc bột baking soda lên chỗ đó, đợi tầm 3 - 5 phút. Lau đi chỗ baking soda vừa rắc, hoặc bạn có thể dùng máy hút bụi. Cuối cùng xịt giấm đã cho vào bình lên vị trí vừa rồi để khử bớt mùi khai và hong khô là được. Bạn cũng có thể sử dụng cách này để xử lý mùi hôi nhà vệ sinh chung cư.
Khử mùi khai của nước tiểu bằng baking soda
3. Khử mùi khai của nước tiểu bằng phấn rôm
Phấn rôm là sản phẩm dành cho em bé có mùi hương rất thơm và dễ chịu, bạn có thể dùng để khử mùi khai của nước tiểu. Bạn chỉ cần lau khô chỗ có mùi và rắc phấn rôm lên đó là xong. Mùi khai sẽ dần dần biến mất.
Khử mùi khai của nước tiểu bằng phấn rôm
4. Khử mùi khai của nước tiểu bằng nước cốt chanh, nước rửa chén, nước lau sàn
Bạn có thể sử dụng một trong 3 nguyên liệu trên rồi pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2, rồi dùng khăn thấm dung dịch để lau qua chỗ bám mùi khai. Hiệu quả của chúng sẽ khiến bạn hài lòng.
Khử mùi khai của nước tiểu bằng nước cốt chanh
Tóm lại, amoniac khi ngửi nhiều sẽ là một chất độc gây hại cho sức khỏe cơ thể, do đó khi có dấu hiệu có nơi bị bám mùi bạn cần phải tìm cách trừ khử mùi khai của nước tiểu ngay. Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn cần rèn luyện một số thói quen tốt, cũng để tránh nguy cơ nước tiểu có mùi hôi như duy trì việc đi tiểu 5 - 7 lần/ngày, mỗi đêm đi tiểu một lần và chỉ đi tiểu khi thực sự muốn, không gượng ép làm giảm sức chịu đựng của bàng quang.
Từ khóa » Chất Có Mùi Khai Là Chất Gì
-
Amonia – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chất Có Mùi Khai Là - Hoc247
-
Top 14 Chất Nào Có Mùi Khai
-
Chất Khí Có Mùi Khai ở điều Kiện Thường ... - MarvelVietnam
-
Chất Có Mùi Khai Là
-
Top 14 Hoá Chất Có Mùi Khai 2022
-
Chất Khí Có Mùi Khai ở điều Kiện Thường
-
Ở điều Kiện Thường Chất Nào Sau đây Là Chất Khí Có Mùi Khai
-
Vì Sao Bánh Bao Thường Rất Xốp Và Có Mùi Khai
-
Tại Sao Mồ Hôi Có Mùi Khai? | VIAM
-
Bột Khai Là Gì? Công Dụng Của Bột Khai Trong Làm ... - Bách Hóa XANH
-
Bột Khai Là Gì? Công Dụng Của Bột Khai Trong Làm ... - Điện Máy XANH
-
TẠI SAO NƯỚC TIỂU CÓ MÙI KHAI? - Ở... - Hóa Học đa Sắc Màu
-
Nước Tiểu Trẻ Sơ Sinh Màu Vàng Có Mùi Khai Có Nguy Hiểm Không?