Bạn đã đến "Lễ Hội Chùa Thầy ở Hà Tây" Hay Chưa? - Nếm TV
Có thể bạn quan tâm
Lễ Hội Chùa Thầy không chỉ là điểm đến của nền du lịch văn hóa tâm linh, mà ở đây còn là một trong những di tích quốc gia để lại.
Được biết đến với dịp lễ hội hằng năm vào tháng 3 âm lịch, chùa Thầy có những trò chơi dân gian cũng như các hoạt động vô cùng thú vị để thu hút khách du lịch khắp nơi trên cả nước về đây trẩy hội.
Nội Dung Chính
- SỰ TÍCH VỀ LỄ HỘI CHÙA THẦY
- LỄ HỘI CHÙA THẦY HẰNG NĂM
SỰ TÍCH VỀ LỄ HỘI CHÙA THẦY
Chùa Thầy nằm ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ nay là một trong những huyện thuộc vùng ngoại thành Hà Nội.
Với vẻ đẹp từ thiên nhiên, núi non hùng vĩ, chùa Thầy như một di tích được tái hiện lại trong không khí hân hoan ngày lễ hội. Không quá phô trương, cũng chẳng có nhiều dấu ấn, nhưng nơi đây mỗi dịp lễ hội lại thu hút đông đảo du khách xa gần về đây trẩy hội bởi sự linh thiêng, thanh tịnh hiếm có.
Chùa Thầy là một quần thể kiến trúc gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, gác Chuông, gác Trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu, đền Thượng, đền Quán Thánh, Đền Văn Xương, quán Hoàng Xá, …
Các công trình kiến trúc này được tọa lạc trên thế đất thiêng, dân gian gọi là khu đất “hàm rồng”. Sân trước của chùa là lưỡi rồng thè ra uống nước, hai bên cầu Nhật – Nguyệt được ví như hai hàm râu rồng, nhà thủy đình trên hồ Long Trì là “viên ngọc” mà rồng vờn.
Thiền sư Từ Đạo Hạnh là người có công lớn trong việc dạy học và chữa bệnh cho nhân dân. Ngài đã học được pháp thuật sau đó trở về núi Sài dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập rồi đi khắp nơi tham thiền vấn đạo.
Ngày sau trở về núi Sài dạy học, hái thuốc cứu dân, dạy dân nhiều trò vui, trong đó có múa rối nước. Nhân dân đã tôn thiền sư làm thầy. Vì vậy chùa Ngài tu là chùa Thầy, núi Ngài hóa là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy.
Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm. Quần chúng bị cuốn hút theo nhịp hát kinh của các nhà sư.
LỄ HỘI CHÙA THẦY HẰNG NĂM
Lễ hội chùa Thầy được diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch hằng năm. Tương truyền trong dân gian đó là ngày pháp sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật và hội chùa Thầy được mở ra để tưởng niệm sư Từ Đạo Hạnh.
Trong các ngày diễn ra lễ hội, chùa tổ chức nhiều trò chơi cũng như lễ hội múa rối nước thu hút nhiều khách du lịch tới đây.
Nét đặc trưng của lễ hội chùa Thầy mà chẳng thể lẫn đi đâu được là những trò chơi truyền thống, mang đậm nét cổ xưa, mộc mạc mà giản dị như chính cảnh vật nơi đây vậy.
Đến với hội chùa Thầy bạn sẽ được tham quan các khu di tích, đền thờ các vị thánh linh thiêng ở chùa. Tại Chùa Hạ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các pho tượng Đức Ông khá đẹp, và một bức bình phong lớn mô tả cảnh địa ngục.
Tới chùa Trung hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện, nổi bật với hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với chiều cao gần 4m.
Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,…. nên sau hơn ba trăm năm tuổi tượng vẫn như ban đầu.
Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời nhà Mạc. Phật A Di Đà ngồi chính giữa mang dáng vẻ phúc hậu, hiền từ. Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buông chân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung. Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng.
Cả ba pho tượng mỗi pho đều mang một dáng vẻ khác nhau, những nét riêng của từng vị thánh, người hiền từ người ung dung đã tạo thành một bộ tượng thật đặc biệt mang đậm dấu ấn lịch sử Việt.
Những du khách thập phương tới trẩy hội không những được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng lại các di tích lịch sử mà tới đây để cầu tài lộc, vận may. Dưới những đức thánh linh thiêng, mong sao cho một năm mới may mắn đến với gia đình và những người thân yêu.
Hòa vào không khí lễ hội là những trò chơi mang nhiều nét dân gian, du khách sẽ được thưởng thức những màn múa rối nước dưới hồ tại chùa, hay chăng là những tiết mục văn nghệ vô cùng độc đáo đã được chuẩn bị kĩ lưỡng cho ngày hội.
Ngoài những đền thờ chính, du khách có thể leo núi để thưởng thức và trải nghiệm cảnh sắc ở xứ Đoài, nơi hiện hữu của ngôi chùa Thầy đầy linh thiêng.
Khi leo núi, du khách còn được về thăm vùng quê nổi tiếng về văn hiến gắn với những huyền tích về những danh nhân, những thiền sư của nhiều thời đại đã từng đến đây và làm giàu thêm những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này.
Chùa Thầy ngày càng được gìn giữ và được đề xuất là một trong những di sản quốc gia, đi lễ chùa đầu năm mới vẫn luôn là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt.
Đến với chốn cửa chùa ngày đầu năm, quý khách sẽ cảm nhận được không gian tĩnh lặng, yên bình và cầu an cho gia đình, người thân.
Từ khóa » Sự Tích Chùa Thầy Hà Tây
-
Chùa Thầy Và Truyền Thuyết Ly Kỳ Về Thiền Sư Từ Đạo Hạnh
-
Chùa Thầy Và Bí ẩn Truyền Thuyết Trút Xác Hóa Thân Của Thiền Sư Từ ...
-
Chùa Thầy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùa Thầy - Người Kể Sử
-
Về Chùa Thầy Nhớ Chuyện Cũ, Tích Xưa
-
Chùa Thầy: Một Kiến Trúc độc đáo Của Xứ Đoài, Hà Nội (Hà Tây Cũ)
-
Chùa Thầy - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa - Quocoai..vn
-
Di Tích Lịch Sử Và Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Thầy Và Khu Vực Núi đá ...
-
Chùa Thầy Quốc Oai: Ngôi Chùa Cổ Kính Bậc Nhất Hà Nội 2022
-
Những Ngôi Chùa Hà Tây 2.2015 - Du Lịch
-
Những điều ít Biết Về Chùa Thầy
-
CHÙA THẦY VÀ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH - - Chùa Xá Lợi
-
CHÙA ĐỒNG BỤT VÀ ĐỨC THÁNH TỪ ĐẠO HẠNH - - Chùa Xá Lợi
-
Chùa Thầy (Quốc Oai)
-
Truyền Thuyết Chùa Thầy - Truyền Thuyết Việt Nam
-
Lễ Hội Chùa Thầy Hà Tây - Lịch Vạn Sự
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Thầy, Hà Nội (Cập Nhật 07/2022)
-
Giới Thiệu Qua Về... - Hội Những Người Con Chùa Thấy Hà Tây