Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Thầy, Hà Nội (Cập Nhật 07/2022)
Có thể bạn quan tâm
Cùng Phượt – Khu núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách hiện còn 11 ngọn núi sót nổi lên rải rác trong một vùng rộng thuộc địa bàn 4 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn và thị trấn Quốc Oai. Nổi tiếng nhất trong hệ thống núi là ngọn núi Sài Sơn, ngọn núi được gọi là núi Thầy. Trên núi có nhiều hang động nổi tiếng như hang Cắc Cớ (hang Thần) hang Thánh Hoá, hang Bò, hang Gió; lại có Chợ Trời trên đỉnh, quả núi như một vườn thực vật lớn với nhiều loại cây cổ thụ có tuổi đến gần ngàn năm, một vườn thuốc quý mà tự nhiên ban tặng. Dưới núi có chùa Thiên Phúc, có hồ Long Trì, chùa Thiên Phúc cùng với các chùa Cao (Đỉnh Sơn tự), chùa Một Mái (Bối Am tự) và đền Thượng trên núi Sài tạo nên tuyến chính trong quần thể di tích du lịch chùa Thầy.
- Rừng dã quỳ ở Ba Vì nườm nượp du khách
- Các tàn tích còn lại của nhà thờ Pháp cổ trên núi Ba Vì
- Những điểm đến lý tưởng gần Hà Nội cho kỳ nghỉ Tết Tây
- Rực đỏ hoa gạo trước sân chùa Thầy
- Kinh nghiệm du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì
- Các tuyến xe buýt tại Hà Nội
- Các địa điểm cắm trại ở Hà Nội
Giới thiệu chung về Chùa Thầy
Mục lục
- 1 Giới thiệu chung về Chùa Thầy
- 2 Nên đi du lịch Chùa Thầy vào thời gian nào?
- 3 Hướng dẫn đi tới Chùa Thầy
- 3.1 Phương tiện cá nhân
- 3.1.1 Xe ô tô
- 3.1.2 Xe máy
- 3.2 Phương tiện công cộng
- 3.1 Phương tiện cá nhân
- 4 Các địa điểm du lịch ở Chùa Thầy
- 4.1 Chùa Thầy
- 4.1.1 Hồ Long Trì
- 4.1.2 Thủy đình
- 4.1.3 Cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên
- 4.1.4 Đền Tam Phủ
- 4.1.5 Chùa Hạ (Tiền Đường)
- 4.1.6 Nhà cầu
- 4.1.7 Chùa Trung (Thượng Điện)
- 4.1.8 Chùa Thượng (Điện Thánh)
- 4.2 Chợ Trời
- 4.3 Chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự)
- 4.3.1 Gác Chuông
- 4.3.2 Quan Âm Đài
- 4.3.3 Hang Thánh Hóa
- 4.3.4 Chùa Chính
- 4.3.5 Hang Cắc Cớ
- 4.4 Đền Thượng (Đền Văn Xương)
- 4.5 Chùa Một Mái (Bối Am Tự)
- 4.6 Chùa Long Đẩu
- 4.7 Chùa Sài Khê (Hoa Phát Tự)
- 4.8 Đền Quán Thánh
- 4.9 Lễ hội Chùa Thầy
- 4.9.1 Nghi lễ Mộc dục
- 4.9.2 Lễ phụng nghinh bài vị và cúng An vị
- 4.9.3 Lễ tế và lễ rước
- 4.9.4 Trò diễn dân gian
- 4.1 Chùa Thầy
- 5 Một vài lưu ý khi du lịch Chùa Thầy
- 5.1 Lưu ý chung
- 5.2 Giá vé tham quan chùa Thầy
- 6 Lịch trình du lịch Chùa Thầy
- 6.1 Chùa Thầy – Chùa Tây Phương – Đường Lâm
Chùa Thầy vốn là Thiên Phúc tự nằm ở chân núi Sài (Ảnh – cungphuot.info) |
Chùa Thầy vốn là Thiên Phúc tự nằm ở chân núi Sài, thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 25 km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127) lưu dấu tu hành của một vi cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Theo Đại Nam Nhất thống trí thì Thiền sư Họ Từ, tên tục là Lộ, con quan Đồ Sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan, quê ở Làng An Lãng huyện Vĩnh Thuận, nay là Làng Láng, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Từ thuở nhỏ, Thiền sư đã có những hành động khác thường. Lớn lên Ngài ứng thí khoa Bạch Liên đỗ đầu nhưng không ra làm quan. Vì mối thù cha nên quyết tâm xuất gia học đạo, rồi cùng các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên (Ấn Độ) cầu pháp.
Khi đã học được pháp thuật, Thiền sư trở về núi Sài dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập. Đến khi thù cha đã trả xong thì niềm tục lắng trong lòng thiền rộng mở bèn đi khắp bốn phương tham Thiền vấn đạo. Lúc ngộ được tâm ấn, Thiền sư trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân, tổ chức cho dân những trò chơi như đá cầu, đánh vật, múa rối nước v..v..v..Do đó, nhân dân cảm phục kính mến gọi Thiền sư một tiếng thân mật, gần gũi là Thầy. Bởi vậy, Chùa ngài tu là Chùa Thầy, Núi Ngài hóa là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng đó cũng gọi là tổng Thầy.
Nên đi du lịch Chùa Thầy vào thời gian nào?
Chỉ cần thời tiết mát mẻ, khô ráo là rất phù hợp để các bạn đến vãn cảnh Chùa Thầy (Ảnh – cungphuot.info) |
Hội chùa chính của chùa Thầy diễn ra từ 5-7/3 âm lịch (trong đó chính hội là ngày 7-3). Nếu muốn trải nghiệm và tìm hiểu về các nét văn hóa độc đáo của lễ hội này, các bạn có thể đến Chùa Thầy vào đúng hội, xác định trước rằng những dịp như này thì vô cùng đông nhé.
Nếu đơn giản bạn chỉ muốn đi vãn cảnh chùa Thầy, các bạn có thể đi vào những quãng thời gian mát mẻ, không đông du khách để được thoải mái hơn
- Khoảng thời gian sau Tết (nhưng chưa đến chính hội), thời điểm này hầu hết mọi người đều du xuân, không khí vẫn còn khá mát mẻ, chưa bước vào cái oi bức mùa hè.
- Đầu tháng 3 là mùa hoa gạo nở ở Chùa Thầy, lúc này những cây gạo quanh chùa thu hút được rất nhiều tay máy đến săn ảnh. Nếu định đi vào thời điểm này, các bạn nên đi vào ngày trong tuần.
- Khoảng thời gian tháng 9-10, lúc này Hà Nội vào thu nên tiết trời cũng rất dễ chịu.
Hướng dẫn đi tới Chùa Thầy
Chùa Thầy không quá xa so với trung tâm Hà Nội (Ảnh – cungphuot.info) |
Phương tiện cá nhân
Cách trung tâm Hà Nội khoảng trên dưới 20km, tùy vị trí địa điểm xuất phát nên các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển tới chùa Thầy.
Xe ô tô
Nếu đi ô tô, các bạn sử dụng tuyến đường Đại lộ Thăng Long (CT08) tới nút giao Sài Sơn thì rẽ ra khỏi cao tốc, đi về phía bên phải khoảng 3km nữa sẽ thấy các thông tin chỉ dẫn phân làn phương tiện vào nơi gửi xe.
Xe máy
Nếu đi bằng phương tiện xe máy, các bạn đi men theo đường gom Đại lộ Thăng Long (trên Đại lộ Thăng Long cấm xe máy, các bạn lưu ý không đi vào để đảm bảo an toàn), từ ngã 4 Big C – Trần Duy Hưng đến điểm rẽ vào Chùa Thầy khoảng 15km.
Phương tiện công cộng
CNG01 là tuyến buýt sử dụng nhiên liệu sạch, tuyến có lộ trình đi trên tỉnh lộ 421B, ngang qua cổng khu di tích Chùa Thầy (Ảnh – cungphuot.info)
Nếu muốn đến chùa Thầy bằng phương tiện công cộng, các bạn có thể sử dụng xe buýt. Hiện từ trung tâm Hà Nội các bạn có thể tới cửa chùa Thầy bằng tuyến buýt CNG01 có lộ trình Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây, xe sẽ dừng ngay cổng vào của khu di tích Chùa Thầy.
Các địa điểm du lịch ở Chùa Thầy
Chùa Thầy
Hồ Long Trì
Hồ Long Trì nằm ngay trước mặt Chùa Thầy (Ảnh – cungphuot.info)
Hồ nước rộng nằm ngay trước mặt Chùa Thầy, hồ còn được gọi là Long Chiểu có nghĩa là ao rồng.
Thủy đình
Thủy đình (Ảnh – cungphuot.info)
Nằm ở giữa hồ Long Trì, 1 gian 2 dĩ, kiểu phương đình, chồng diêm hai tầng, 8 mái với các góc đao cong. Thuỷ đình xây dựng khoảng thời Hậu Lê (1533 – 1788), chia thành 2 cấp: giữa ngập nước, hai bên cao trên mặt nước, là nơi để đồ diễn rối nước.
Cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên
Cầu Nhật Tiên bắc qua hồ, dẫn qua đền Tam Phủ (Ảnh – cungphuot.info)
Cầu Nguyệt Tiên dẫn lên núi (Ảnh – cungphuot.info)
Kiến trúc kiểu “thượng gia hạ kiều”. Cầu Nhật Tiên nằm bên trái chùa đi ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên ở bên phải chùa nối với bờ hồ lên núi. Tương truyền hai cây cầu này do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ XVII.
Đền Tam Phủ
Đền Tam Phủ (Ảnh – cungphuot.info)
Nằm trên một gò đất nổi giữa hồ, dài 7m, rộng 5m, gồm 3 gian 2 dĩ nhỏ. Đền được xây bằng đá ong đỏ sẫm, 4 lá mái, lợp ngói mũi hài, kết cấu tàu đao lá mái, kết cấu bộ khung vì theo kiểu chồng rường bảy hiên. Theo các nhà nghiên cứu, đền mới xuất hiện vào đầu thời Nguyễn.
Chùa Hạ (Tiền Đường)
Chùa Hạ (Ảnh – cungphuot.info)
Dài 20m, rộng 5m, cao 5,2m gồm 3 gian 2 chái, dựng trên nền cao khoảng 1m so với sân chùa. Kết cấu bộ vì có 4 hàng chân cột, bộ vì nóc giá chiêng – kẻ suốt, mái lợp ngói mũi hài, bốn đầu đao cong vươn lên. Trang trí trên bộ mái có makara, lân, rồng. Hai đầu hồi làm kiểu vỉ ruồi, trổ thủng hình mặt trời, hoa cúc, vấn xoắn tròn xen lẫn với mây cụm hình đao mác. Hệ thống cửa kiểu bức bàn. Ở ván nong, ván lá gió trang trí tia lửa, lá đề …
Nhà cầu
Nhà Cầu nối Tiền Đường và Thượng Điện (Ảnh – cungphuot.info)
Có chức năng nối tiền đường với thượng điện, gồm 1 gian, có 2 mái chạy dọc, dài 4,1m, rộng 4,5m, kết cấu 2 bộ vì 4 hàng chân cột và 4 kẻ góc đỡ đầu mái. Bộ vì kèo kiểu kẻ chuyền giá chiêng với những trụ ngắn. Ở 2 hàng lan can, vách ngăn gỗ trang trí chấn song con tiện, bên dưới chia 4 tầng, có nhiều họa tiết trang trí điển hình cho nghệ thuật điêu khắc gỗ thế kỷ XVII.
Chùa Trung (Thượng Điện)
Chùa Trung (Ảnh – cungphuot.info)
Gồm 3 gian 2 chái, dài 20m, rộng 9,5m và cao 5,5m, nền cao hơn nền tiền đường 0,5m. Thượng điện có khám thờ bên trong. Kết cấu bộ vì kiểu chồng rường – giá chiêng và giá chiêng kẻ suốt. Mái lợp ngói mũi hài, với kết cấu tàu đao – lá mái với các góc đầu đao uốn cong. Thượng điện có kết cấu khá thông thoáng nhờ vào hệ thống cửa bức bàn gỗ bao hai bên hồi và phía sau.
Chùa Thượng (Điện Thánh)
Chùa Thượng (Ảnh – cungphuot.info)
Cao hơn điện Phật 0,95m, gồm 1 gian 2 chái lớn, dài 14,7m, rộng 11,7m và cao 6m. Bộ khung gồm 4 cột cái, 16 cột quân. Trong 4 cột cái có 1 cột gỗ ngọc am và một cột gỗ chò vẩy có chu vi 1,8m. Vì nóc kiểu chồng rường con nhị – giá chiêng”. Trang trí hoa văn bên trong điện Thánh rất ít. Bên ngoài, ở cả 3 mặt ván gỗ bưng được chạm trổ khá cầu kỳ các đề tài rồng, lân, phượng, hoa lá, vân mây và những đường cánh sen chạm lộng nhiều lớp. Phía sau, từ cửa hậu xuống là hệ thống bậc đá (có đôi sấu đá đầu nghê, mình sóc mang đậm phong cách điêu khắc thời Trần).
Chợ Trời
Leo lên đỉnh núi, ta thấy một khoảnh đất bằng phẳng, xung quanh có nhiều mô đá trầu vào đó là “Chợ trời”. Ở đây:
“Buổi sớm mưa tan, trưa nắng giãi Ban chiều mây họp tối trăng chơi Bày hàng hoa quả tư mùa đủ Giãi thẻ giang sơn bốn mặt ngồi”
Chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự)
Đường lên chùa Cao (Ảnh – cungphuot.info)
Nối với chùa Cả qua cầu Nguyệt Tiên, tọa ở lưng chừng núi, còn gọi là Am Hiển Thuỵ với hang Thánh hoá là nơi Từ Đạo Hạnh giải thi (trút xác) để đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, sau trở thành vua Lý Thân Tông. Chùa Cao có quy mô kiến trúc nhỏ với các công trình kiến trúc: gác chuông, chùa chính (tiền đường, thượng điện) và các công trình phụ trợ.
Gác Chuông
Gác Chuông trên chùa Cao (Ảnh – cungphuot.info)
Quan Âm Đài
Quan Âm Đài (Ảnh – cungphuot.info)
Hang Thánh Hóa
Hang Thánh Hóa (Ảnh – cungphuot.info)
Hang Thánh Hóa là một động nhỏ hẹp, lờ mờ vẻ huyền bí, nhìn kỹ vào vách hang ta thấy những vệt lõm ở vách đá, đó là vết đầu, vết chân và vết tay mà Thiền sư tì vào lúc trút xác.
Chùa Chính
Tiền Đường Chùa Cao (Ảnh – cungphuot.info)
Hang Cắc Cớ
Bên trong lòng hang Cắc Cớ (Ảnh – taipei.popcorn)
Theo đường mòn Chùa Cao, đi vòng ra phía sau, qua lối rẽ tới Hang Cắc Cớ. Hang sâu và tối phải níu nhau mà đi. Tương truyền, nơi đây là nơi tuẫn tiết của nghĩa quân họ Lã. Sau trận chống ngoại xâm thất bại.
Đền Thượng (Đền Văn Xương)
Đền Thượng (Ảnh – cungphuot.info)
Nằm ở bên phía kia sườn núi, bên trên chùa Bối Am, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII thờ Văn Xương Đế Quân, Tản Viên Sơn Thánh, Từ Đạo Hạnh. Đền có 3 gian 2 chái, với bốn lá mái các góc đao cong, bộ khung vì gỗ bốn hàng chân, hệ cửa bức bàn. Xưa kia, các sĩ tử thời phong kiến thường đến đây ăn ngủ (ăn chay, cầu đảo) với mong muốn xin đỗ đạt và đây cũng từng là nơi hội họp của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
Chùa Một Mái (Bối Am Tự)
Chùa Một Mái (Ảnh – cungphuot.info)
Nằm dưới chân núi, có cửa sau để đi lên núi gồm Tiền đường và Thượng điện, gác Chuông và Nhà lưu niệm Bác Hồ (nguyên là nhà tổ chùa Bối Am). Tại đây, Bác Hồ đã ở và làm việc từ ngày 3 tháng 2 đến 2 tháng 3 năm 1947.
Chùa Long Đẩu
Chùa Long Đẩu nằm ngay sát hồ Long Trì, đối diện bên kia so với cổng chính Chùa Thầy (Ảnh – cungphuot.info)
Nằm dưới chân Long Đẩu Sơn – núi hình rồng (tiền án của chùa Thầy) ngay bên hồ Long Trì. Chùa được khởi dựng vào cuối thế kỷ XI và được trùng tu lớn vào thời Trần, niên hiệu Hưng Long thứ 2 (1294). Năm Chính Hoà thứ 21(1708), chúa Trịnh Cương cùng Cung Tần Ngọc Lãnh đã bỏ tiền vàng cúng tam bảo, xây thêm nhà Tổ, hành lang, hậu điện, tam quan.
Chùa Sài Khê (Hoa Phát Tự)
Tọa lạc dưới chân núi Hoa Sơn, cũng là ngôi chùa được khởi dựng khá sớm, đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến thế kỷ XVII đã có quy mô và hệ thống tượng khá phong phú đầy đủ… Hiện nay, Chùa có các hạng mục: tam quan, gác chuông, chùa chính, nhà Tổ/Mẫu. Chùa Sài Khê có 51 pho tượng tròn cùng toà Cửu Long, có nhiều pho đẹp như Đại Thế Chí Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát,…
Đền Quán Thánh
Nằm dưới chân ngọn Hổ Sơn, cách chùa Thầy khoảng 1km về hướng Đông Nam. Tương truyền, đây là nơi chôn cất tro cốt của Từ Đạo Hạnh, còn tinh cốt (xá lợi) được yểm vào tượng rồi đặt trong khám thờ. Quán được dựng từ thế kỷ XII, đến thế kỷ XV được xây dựng với quy mô như hiện nay. Năm Khải Định thứ 10 (1925) quán được tu sửa lớn, năm 1996 đại tu. Kiến trúc Đền hình chữ “Nhất”, vì nóc kiểu chồng rường, tường xây đá ong cổ, mái lợp ngói mũi. Trang trí trên kiến trúc có các đề tài tứ linh, rồng mây và hoa lá vân xoắn cách điệu phong cách Lê Trung Hưng.
Lễ hội Chùa Thầy
Hội chùa chính của chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm (chính hội là ngày mùng 7 tháng 3). Khách thập phương dồn về chùa Thầy với nhiều mục đích: người đi hội để du ngoạn cảnh xuân kỳ sơn thuỷ tú; người đến cầu xin lộc nhà Thánh tiền tài danh vọng và trai thanh gái lịch đến hội để mong tìm được “nửa kia” của mình…
“Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy Gái chưa chồng nhớ ngày mà đi…”.
Ngay từ nhiều ngày trước hội dân các làng trong xã Sài Sơn đã nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày hội. Lễ hội chùa Thầy, như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần: Nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Các nghi lễ chính hiện còn lưu giữ là: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị; Lễ tế và lễ rước. Các diễn xướng, trò chơi dân gian gồm: đấu vật, múa rối nước và hội leo núi chơi xuân.
Nghi lễ Mộc dục
Sáng ngày mùng 5, nhà chùa cùng dân làng chuẩn bị nước thơm, khăn mới để làm lễ mộc dục. Nước tắm là nước thanh thuỷ (nước mưa) nấu cùng 5 loại lá thơm (ngũ vị). Nếu ở các nơi khác lễ mộc dục chỉ được thực hiện trong cung cấm do chủ tế đảm nhiệm thì ở chùa Thầy, lễ diễn ra trong sự chứng kiến của nhiều người: khách thập phương và dân làng đông chật trong điện Thánh. Tham gia lễ mộc dục cùng với nhà sư trụ trì (trước đây là ông thống) là 12 vị bô lão được tuyển chọn trong dân làng theo các tiêu chí: có đạo đức, được tín nhiệm, dân làng kính trọng, gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề tuổi cao mà vẫn còn sáng suốt minh mẫn. Khi tham gia nghi lễ, các cụ phải mặc trang phục tề chỉnh: áo the, khăn xếp, quàng khăn bịt khẩu.
Nghi lễ mộc dục được bắt đầu bằng bài đọc kinh của nhà sư trụ trì trong khói hương nghi ngút. Khi bài kinh kết thúc, cụ chủ tế cùng các vị bô lão làm lễ xin phép.
Nghi lễ xin phép xong, cửa khám thờ nơi đặt tượng Từ Đạo Hạnh được hé mở để nhà sư và hai vị bô lão vào trong làm nghi lễ tắm tượng thánh, sau đó khám được đóng lại. Trong khi đó, ở bên ngoài khám thờ, trong khuôn viên toà điện Thánh, lần lượt các tượng Từ Đạo Hạnh ở 2 kiếp: Vua và Phật cùng hai tượng phỗng cũng được tiến hành lau rửa cẩn thận kỹ bằng nước thơm và được thay những chiếc áo mới. Những chiếc khăn đỏ mới được nhúng nước thơm và lau rửa cẩn thận. Mỗi khi lau xong một bộ phận trên tượng, bài vị, khăn lại được truyền tay giặt lại liên tiếp. Mọi hoạt động diễn ra từ tốn, tỉ mỉ, cẩn thận và trang trọng trong sự kính cẩn trang nghiêm của các tăng ni và phật tử.
Lễ phụng nghinh bài vị và cúng An vị
Sau lễ mộc dục là lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo Hạnh từ toà điện Thánh xuống toà chùa Trung để đức Thánh “chứng kiến tận mắt” các nghi lễ rước, cúng cùng các trò diễn trong sân chùa ba ngày hội. Lễ rước được diễn ra nhanh chóng trang trọng. Sau khi chủ tế xin phép chiếc ngai thờ trong có bài vị bằng gỗ đức thánh Từ được khiêng lên cẩn thận. Dọc hai bên lối đi từ điện Thánh xuống chùa Trung là hai hàng vãi già đeo tràng hạt, cầm phướn, lần lượt xếp hàng đổ xuống theo ngai. Tiếp theo là cờ ngũ phương trong tiếng trống tiêu khẩu rộn rã thúc dục. Tổng cờ đi đầu như người chỉ huy để đám rước có trật tự, ăn nhịp rước ngai thờ, bài vị yên ổn xuống đến toà chùa Trung.
Sau đó là lễ cúng yên vị do các sư tiến hành. Đây là lễ cúng Phật trang nghiêm lộng lẫy và cuốn hút người xem. Nghi lễ là một diễn xướng có tính chất tôn giáo, phối hợp với các nhạc cụ trong một không gian trang trọng linh thiêng. Lúc này mọi lễ vật chính đã được dân các làng và khách thập phương dâng lên các ban thờ gồm hoa, quả, oản, xôi, chuối, bánh trái…
Chiếc ngai thờ to lớn uy nghi có bài vị Đức Thánh Từ mặc chiếc áo Phật, đội mũ tì lư như một hình thức thể hiện cho sự hiện diện của Thánh khi đã thành Phật càng gợi cho chùa cảm giác linh thiêng huyền ảo. Lúc này dưới toà chùa Hạ, đội nhạc tế gồm trống, chiêng, gõ trong trang phục chỉnh tề. Quan khách thập phương và dân làng được sắp xếp ngồi theo thứ tự trước ban thờ, chờ xem, cúng Phật.
Khi nhà sư trong bộ áo cà sa, mũ tì lư trang trọng xuống chùa Hạ, tất cả mọi người đứng dậy làm lễ tạ của nhà sư và các vãi, tiếng trống, chiêng, tiếng mõ… nổi nên rộn rã là bài múa cúng Phật vô cùng lôi cuốn. Trong tiếng nhạc rộn rã người xem được chứng kiến những bước múa lượn xoay tròn không ngừng nghỉ theo hai chiều xuôi – ngược kim đồng hồ cùng với các thế tay bắt quyết kỳ ảo của nhà sư, các nghi thức phật giáo… như đưa người xem vào thế giới vừa tâm linh vừa trần thế. “Những bước múa lượn vòng tròn, bước nhanh, bước chậm thể hiện một chuyến đi không ngừng của kiếp người để vươn tới điều cao đẹp, vừa múa, vừa hát kinh, như trong một giấc mơ”.
Lễ tế và lễ rước
Tương truyền ngày 7 tháng 3 là ngày hoá của Thiền sư Từ Đạo Hạnh nên được người dân lấy ngày lễ đó là ngày lễ chính (đại tế). Trong ngày này có mặt đầy đủ 4 thôn Đa Phúc, Thuỵ Khuê, Sài Khê và Khánh Tân với 4 cỗ kiệu đặt bài vị thành hoàng làng cùng lễ vật của 4 làng đến yết kiến Đức thánh Từ.
Từ các làng lần lượt rước kiệu thần làng ra chùa Thầy yết kiến. Đi đầu đám rước các làng là các vãi cầm phướn, các cụ ông đi hộ lễ, sau đó là cờ ngũ phương, chấp kích, chiêng, trống. Tiếp theo là kiệu bát cống đặt bài vị thần hoàng làng cùng hương hoa bánh trái có lọng và quạt che. Theo sau kiệu là đội trống cùng đội nhạc lễ (sáo nhị, trống cổ, trống dờn, trống cơm) cùng dân làng lần lượt đi từ sân đình các làng tới sân chùa. Khoảng 3 giờ chiều, kiệu của 4 làng đã tề tựu đông đủ theo thứ tự trước sân chùa. Sau khi làm lễ cúng, đám rước bắt đầu xuất phát từ chùa Thầy ra gò Thiên (gò Quán Thánh) – tương truyền là địa điểm quân Minh đốt xác Từ Đạo Hạnh.
Sau hai giờ đi đường ra tới Quán Thánh, các thôn rước lễ vào quán để nhà sư và ông thống trông coi quán làm lễ Thánh. Trong lúc đó áo vàng của Thánh sẽ được thay bằng áo cà sa nhà phật. Hình thức này được dân gọi là “đi Thần về Phật”, diễn tả lại quá trình tu luyện của Đức Thánh Từ ban đầu là luyện pháp tu tiên, đắc đạo rồi mới tu phật. Sau khoảng một giờ đồng hồ, khi quay về thì đã xâm xẩm tối. Đám rước cũng quy định thứ tự chặt chẽ: khi rước, đi đầu tiên là bài vị và ngựa “Xích Thố” của thôn “anh cả” Thụy Khuê; sau là bài vị và ngựa “Bạch Vân” của “anh hai” Đa Phúc, rồi đến bài vị của Từ Đạo Hạnh được đại diện bốn thôn tham gia để rước đi rước về. Khi rước về thì bài vị và ngựa “Bạch Vân” lại đi trước ngựa “Xích Thố”. Theo truyền thuyết thì khi vợ Sùng Hiền Hầu mang thai, ông ta có hai con ngựa (một trắng, một đỏ) tới báo tin cho Từ Đạo Hạnh biết để Ngài trút xác đầu thai làm đứa trẻ đó (vua Lý Thần Tông sau này). Lúc đến thì con ngựa đỏ tới trước nhưng khi về thì con ngựa trắng lại về trước tranh công. Cuộc rước này nhằm diễn lại sự tích ấy. Đám rước đi đến địa phận làng nào thì làng đó phải làm lễ nghênh đón kiệu thánh với ý nghĩa chúc mừng và cầu mong Thánh che chở, ban phước cho dân làng trong năm được “ phong đăng hoà cốc”, nhân khang vật thịnh.
Trò diễn dân gian
Trong các ngày lễ hội, đồng thời với các nghi thức diễn ra trong chùa thì tại toà thuỷ đình và bãi cỏ rộng trước chùa lại diễn ra rất nhiều trò diễn như đấu vật, đá cầu nhưng đặc biệt là múa rối nước cùng thú chơi cuốn hút nam thanh nữ tú là leo núi, ngắm cảnh và vào hang Cắc Cớ.
Huyền tích kể rằng Đức Thánh là người đã dạy cho dân làng Ra (làng Phú Đa, nay là Phú Hoà, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) biết nghề múa rối. Lo việc giữ gìn nghề rối và việc cúng giỗ mình sau này, Thánh đã để cho dân làng Ra 3 mẫu ruộng hậu. Vì thế hàng năm vào dịp hội Thầy, chỉ phường rối làng Ra mới được biểu diễn chầu Thánh ở nhà Thuỷ Đình trên hồ Long Trì kéo dài từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3. Phường rối dâng cúng lễ vật và biểu diễn để tỏ lòng tôn kính người sáng lập nghề. Những cảnh sống thanh bình, những sinh hoạt đời thường của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ như câu cá, úp nơm, đi cày, cấy, rồng phun nước hoặc rước kiệu, trèo thang… đều được thể hiện sinh động qua sự điểu khiển tài tình điêu luyện của các nghệ nhân dân gian. Không khí xung quanh hồ vào ngày diễn trò hết sức sôi động, ai nấy đều đi sớm để giành được một chỗ ngồi lý tưởng cho việc theo dõi. Tiếng trống kèn rộn rã hòa cùng không khí xuân tưng bừng tạo nên một bầu không gian tươi vui và cuốn hút. Xem biểu diễn rối nước xong, ai nấy đều tìm đường lên núi để khám phá và thưởng ngoạn cảnh thắng chùa Thầy vào xuân.
Một vài lưu ý khi du lịch Chùa Thầy
Lưu ý chung
- Ăn mặc lịch sự, trang phục gọn gàng. Trong chuyến đi sẽ có nhiều đoạn đường leo núi khá trơn, các bạn chú ý đi các loại giầy thể thao có độ bám tốt hoặc nên mang theo một đôi dép tổ ong. Các bạn nữ tránh sử dụng giày cao gót nhé.
- Mang theo một chút đồ ăn vặt, nước uống để sử dụng dọc đường.
- Khi sử dụng các dịch vụ, nhớ hỏi kỹ trước vấn đề giá cả để tránh bị chặt chém (nhất là trong mùa lễ hội).
- Chú ý thêm vấn đề sắp lễ, thuyết minh nếu có bất cứ ai đề nghị giúp bạn. Hãy hỏi thật kỹ về chi phí phải trả là bao nhiêu, tránh việc các bạn hiểu nhầm việc giúp đỡ là miễn phí nhưng cuối cùng lại phải trả tiền.
Giá vé tham quan chùa Thầy
Vé thắng cảnh người lớn khi tới Chùa Thầy (Ảnh – cungphuot.info)
Giá vé thắng cảnh ở Chùa Thầy hiện ở mức 10k vé vào cổng, dịch vụ trông xe máy 10k, ô tô 30k. Các bạn có thể đi theo sát tuyến đường 421B tới sát cổng để giảm quãng đường đi bộ.
Lịch trình du lịch Chùa Thầy
Rất gần Hà Nội nên Chùa Thầy có thể đi về trong ngày (Ảnh – cungphuot.info)
Chùa Thầy – Chùa Tây Phương – Đường Lâm
Sáng khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, tùy địa điểm xuất phát nhưng chỉ mất khoảng 30 phút các bạn sẽ đến được Chùa Thầy. Tham quan vãn cảnh Chùa Thầy, tuy phải leo núi nhưng tổng quãng thời gian cả đi lên và xuống chỉ chừng 2 tiếng là các bạn đã đi được hầu hết các điểm ở di tích Chùa Thầy.
10h từ Chùa Thầy khởi hành đi Chùa Tây Phương, đây là một công trình kiến trúc nổi tiếng trong đó có 18 pho tượng các vị La Hán đã từng xuất hiện trong thơ ca. Các bạn có thể dành khoảng 1 tiếng ở đây rồi tiếp tục di chuyển đi Làng cổ Đường Lâm.
Buổi trưa có thể ăn uống trên đường, khu vực các nhà hàng quán ăn ở Sơn Tây khá nhiều lựa chọn, hoặc nếu sớm các bạn cũng có thể ghé Đường Lâm ăn trưa luôn.
Đến Đường Lâm, ngôi làng cổ nhất Việt Nam, quê hương của 2 vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng. Ngay gần Đường Lâm có Chùa Mía, được xây dựng từ thế kỷ 17 và có tới 287 pho tượng lớn nhỏ.
Tổng thời gian khám phá Đường Lâm vào khoảng 2 tiếng, khoảng 16h có thể kết thúc chuyến đi và quay trở lại trung tâm Hà Nội.
Tìm trên Google:
- kinh nghiệm du lịch Chùa Thầy 2024
- du lịch Chùa Thầy tháng 12
- tháng 12 Chùa Thầy có gì đẹp
- review Chùa Thầy
- hướng dẫn đi Chùa Thầy tự túc
- ăn gì ở Chùa Thầy
- phượt Chùa Thầy bằng xe máy
- Chùa Thầy ở đâu
- đường đi tới Chùa Thầy
- chơi gì ở Chùa Thầy
- đi Chùa Thầy mùa nào đẹp
- địa điểm chụp ảnh đẹp Chùa Thầy
- homestay giá rẻ Chùa Thầy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Hãy để lại đánh giá của bạn nhé
Đánh giáĐã có 86 bình chọn và điểm trung bình là 4.9
Chưa có đánh giá nào
Từ khóa » Sự Tích Chùa Thầy Hà Tây
-
Chùa Thầy Và Truyền Thuyết Ly Kỳ Về Thiền Sư Từ Đạo Hạnh
-
Chùa Thầy Và Bí ẩn Truyền Thuyết Trút Xác Hóa Thân Của Thiền Sư Từ ...
-
Chùa Thầy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùa Thầy - Người Kể Sử
-
Về Chùa Thầy Nhớ Chuyện Cũ, Tích Xưa
-
Chùa Thầy: Một Kiến Trúc độc đáo Của Xứ Đoài, Hà Nội (Hà Tây Cũ)
-
Chùa Thầy - Di Tích Lịch Sử Văn Hóa - Quocoai..vn
-
Di Tích Lịch Sử Và Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Thầy Và Khu Vực Núi đá ...
-
Chùa Thầy Quốc Oai: Ngôi Chùa Cổ Kính Bậc Nhất Hà Nội 2022
-
Những Ngôi Chùa Hà Tây 2.2015 - Du Lịch
-
Những điều ít Biết Về Chùa Thầy
-
CHÙA THẦY VÀ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH - - Chùa Xá Lợi
-
CHÙA ĐỒNG BỤT VÀ ĐỨC THÁNH TỪ ĐẠO HẠNH - - Chùa Xá Lợi
-
Chùa Thầy (Quốc Oai)
-
Truyền Thuyết Chùa Thầy - Truyền Thuyết Việt Nam
-
Lễ Hội Chùa Thầy Hà Tây - Lịch Vạn Sự
-
Bạn đã đến "Lễ Hội Chùa Thầy ở Hà Tây" Hay Chưa? - Nếm TV
-
Giới Thiệu Qua Về... - Hội Những Người Con Chùa Thấy Hà Tây