Bạn đã Hiểu Rõ Về Các Loại Thuốc Hạ Huyết áp? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đối với những người bị cao huyết áp, việc dùng các thuốc hạ huyết áp là phương pháp điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ công dụng và tác dụng phụ của các thuốc này, bạn có thể gặp khó khăn để đạt mục tiêu trị bệnh hiệu quả.
Hiện nay, có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. Bác sĩ sẽ kê toa với tên các loại thuốc hạ huyết áp phù hợp dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và các bệnh lý khác kèm theo (nếu có), ví dụ như bệnh thận, bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.
Thuốc huyết áp nào ít tác dụng phụ? Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ và thuốc hạ huyết áp cũng vậy. Do đó, bạn cần nắm rõ những thông tin quan trọng về tên các loại thuốc hạ huyết áp và thông tin của chúng trước khi dùng.
1. Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE)
nhóm thuốc hạ huyết áp ức chế men chuyển Angiotensin (ACE)
Thuốc ức chế men chuyển ACE là thuốc hạ huyết áp hoạt động theo cách ức chế hoạt động của men chuyển hóa angiotensin (ACE), là men quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.
- Angiotensin II là chất hóa học có hoạt tính rất mạnh hình thành trong máu từ angiotensin I (ACE).
- Sau khi hình thành, angiotensin II làm cho các lớp cơ trơn bao quanh thành mạch máu co lại và thu hẹp lòng mạch máu dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp.
- Lúc này, chất ức chế ACE là thuốc ức chế hoạt động của ACE, do đó giảm sản xuất angiotensin II.
- Kết quả, loại thuốc hạ áp này sẽ làm cho mạch máu mở rộng hoặc giãn ra dẫn đến làm giảm huyết áp.
Huyết áp thấp sẽ giúp cho tim dễ bơm máu và có thể cải thiện chức năng của tim bị suy. Bên cạnh đó, các loại thuốc huyết áp này còn giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận do huyết áp cao hay do biến chứng của bệnh tiểu đường lâu năm.
Tác dụng phụ thường gặp của các thuốc ức chế ACE gồm:
- Ho khan
- Huyết áp thấp (giảm huyết áp)
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Nồng độ kali huyết tăng.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Vì vậy, nếu thấy bất cứ dấu hiệu khó chịu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Nhóm thuốc hạ huyết áp này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:
- Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường và bệnh thận
- Suy tim.
- Enalapril (Vasotec)
- Captopril (Capoten)
- Lisinopril (Zestril và Prinivil)
- Benazepril (Lotensin)
- Quinapril (Accupril)
- Perindopril (Aceon)
- Ramipril (Altace)
- Trandolapril (Mavik)
- Fosinopril (Monopril)
- Moexipril (Univasc).
2. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs) là một trong các loại thuốc hạ huyết áp phổ biến
Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs) là một trong các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được kê đơn phổ biến.
- Loại thuốc hạ huyết áp này ngăn chặn hoạt động của angiotensin II bằng cách không cho angiotensin II gắn với thụ thể của nó có mặt trên các cơ trơn bao quanh mạch máu.
- Kết quả là, các mạch máu sẽ mở rộng hơn (giãn ra) và hệ quả là huyết áp sẽ giảm xuống.
- Huyết áp giảm sẽ giúp tim dễ bơm máu hơn và có thể cải thiện tình trạng suy tim.
Bên cạnh đó, thuốc làm giảm sự tiến triển của bệnh thận do cao huyết áp hay do biến chứng của bệnh tiểu đường lâu năm.
ARBs có tác dụng tương tự như chất ức chế ACE, nhưng trong khi các chất ức chế ACE hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành của angiotensin II, ARB ngăn chặn sự gắn kết angiotensin II vào các cơ trơn bao quanh thành mạch máu.Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc ARBs gồm:
- Huyết áp thấp (giảm huyết áp)
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Nồng độ kali huyết tăng
- Khó tiêu
- Tiêu chảy.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khó chịu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều chỉnh.
Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:
- Phòng ngừa và điều trị bệnh thận và bệnh đái tháo đường
- Suy tim.
- Losartan (Cozaar)
- Irbesartan (Avapro)
- Valsartan (Diovan)
- Candesartan(Atacand)
- Olmesartan (Benicar)
- Telmisartan (Micardis)
- Eprosartan (Teveten)
- Azilsartan (Edarbi).
3. Thuốc hạ huyết áp: Nhóm thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta là những thuốc ngăn chặn norepinephrine và epinephrine (adrenaline) khiến chúng không gắn được vào cả hai loại thụ thể beta 1 và beta 2 có mặt ở các cơ quan và cơ bắp, bao gồm các cơ xung quanh mạch máu, sự gắn kết này làm cho mạch máu bị thu hẹp và chức năng tim bị kích hoạt quá mức nên nhanh chóng bị suy yếu.
Bằng cách ngăn chặn ảnh hưởng của norepinephrine và epinephrine, thuốc chẹn beta là một trong các loại thuốc giảm huyết áp hiệu quả bằng cách làm giãn nở các mạch máu và làm giảm nhịp tim.
Chúng có thể gây co thắt đường dẫn khí do các thụ thể beta nằm ở phổi bị kích thích, làm cho các cơ trơn bao quanh đường dẫn khí co lại.
Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc chẹn beta gồm:
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Khó thở
- Bất lực (rối loạn cương dương ở nam giới)
- Huyết áp thấp.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khó chịu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều chỉnh sớm.
Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:
- Suy tim
- Đau ngực
- Cường giáp
- Nhịp tim nhanh
- Đau nửa đầu.
- Acebutolol (Sectral)
- Atenolol (Tenormin)
- Betaxolol
- Bisoprolol fumarate (Zebeta)
- Carteolol
- Carvedilol (Coreg)
- Esmolol (Brevibloc)
- Labetalol (Trandate)
- Metoprolol (Lopressor, ToprolXL)
- Nadolol (Corgard)
- NEBIVOLOL (Bystolic)
- Penbutolol
- Pindolol
- Propranolol (Hemangeol, Inderal LA Inderal XL, InnoPranXL)
- Timolol.
4. Thuốc chẹn kênh canxi
- Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự hoạt động của tất cả các tế bào cơ, kể cả cơ tim và các cơ bao quanh mạch máu, tham gia vào quá trình co thắt của các tế bào cơ.
- Thuốc chẹn kênh canxi có hoạt tính ức chế kênh vận chuyển canxi đi qua thành các tế bào cơ.
- Kết quả của việc giảm lượng canxi đi vào sẽ làm giảm sức co bóp của cơ tim (co cơ tim), do đó làm giảm huyết áp.
- Loại thuốc hạ huyết áp này cũng làm thư giãn các tế bào cơ nằm xung quanh động mạch giúp giảm huyết áp hơn nữa.
Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc chẹn kênh canxi gồm:
- Khả năng giữ nước ở cánh tay và chân (phù ngoại biên)
- Táo bón
- Khó thở
- Nổi mẩn
- Nhức đầu.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khó chịu nào, hãy đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:
- Phòng ngừa chứng đau nửa đầu
- Đau ngực
- Nhịp tim bất thường
- Run vô căn
- U tủy thượng thận
- Hẹp dưới van động mạch chủ do phì đại
- Tăng huyết áp kịch phát.
- Amlodipin (Norvasc)
- Amlodipine phối hợp atorvastatin (Caduet)
- Amlodipine và benazepril (Lotrel)
- Amlodipine và valsartan (EXFORGE)
- Amlodipine và telmisartan (Twynsta)
- Amlodipine và olmesartan (Azor)
- Amlodipine, olmesartan và hydrochlorothiazide (Tribenzor)
- Amlodipine và aliskiren
- Amlodipine, aliskiren và hydrochlorothiazide
- Amlodipine và perindopril (Prestalia)
- Clevidipine (Cleviprex)
- Diltiazem (Cardizem)
- Felodipin
- Isradipine
- Nifedipin (Procardia,Procardia XL, Adalat CC, Afeditab)
- Nicardipine (Cardene, Ca rdene SR)
- Nimodipine
- Nisoldipine (Sular)
- Verapamil (Calan).
5. Thuốc lợi tiểu cũng là một trong các loại thuốc hạ huyết áp thường dùng
Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc phổ biến được dùng trong điều trị cao huyết áp. Chúng tác động trên thành của các ống nhỏ của thận giúp thúc đẩy việc loại bỏ muối ra khỏi cơ thể. Nước (chất lỏng) cũng được loại bỏ cùng với muối. Tuy nhiên, cơ chế chính xác làm hạ huyết áp của các thuốc lợi tiểu vẫn chưa được biết rõ. Giả thuyết dẫn đầu hiện nay là chúng trực tiếp làm giãn các cơ trơn xung quanh mạch máu.
Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng riêng trong điều trị huyết áp cao. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu liều thấp thường được dùng kết hợp với các thuốc huyết áp cao khác để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc lợi tiểu gồm:
- Mất nước
- Tụt huyết áp tư thế
- Nồng độ kali trong máu thấp
- Áp lực thẩm thấu của máu thấp
- Mệt mỏi
- Tăng đường huyết
- Tăng nồng độ axit uric.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khó chịu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:
- Suy tim sung huyết
- Phù ngoại biên
- Phù phổi
- Tăng kali máu.
- Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril)
- Chlorthalidone
- Các thuốc lợi tiểu quai furosemide (Lasix), bumetanid (BUMEX) và torsemide (Demadex)
- Kết hợp của triamteren và hydrochlorothiazide (DYAZIDE)
- Metolazone (Zaroxolyn).
6. Nhóm thuốc chẹn alpha
Các cơ trơn xung quanh mạch máu có chứa các thụ thể alpha. Các thụ thể alpha, giống như thụ thể beta làm cho các cơ bao quanh các động mạch co lại và thu hẹp lòng động mạch. Bằng cách ngăn chặn các thụ thể alpha, thuốc chẹn alpha giúp thư giãn các cơ trơn và qua đó sẽ làm giảm huyết áp.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chẹn alpha gồm:
- Huyết áp thấp
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Mệt yếu
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Các thuốc chẹn alpha cũng được sử dụng để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH).
Các tên thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm thuốc chẹn alpha gồm:- Terazosin
- Doxazosin (Cardura).
7. Thuốc chẹn alpha-beta
Các thuốc chẹn alpha-beta hoạt động tương tự như thuốc chẹn alpha và làm chậm nhịp tim như thuốc chẹn beta. Hệ quả khi sử dụng nhóm thuốc này là có ít máu được bơm qua các mạch máu, mạch máu giãn ra và huyết áp hạ xuống.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chẹn alpha-beta gồm:
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Nhịp tim chậm
- Khó thở
- Tăng cân
- Huyết áp thấp.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám lại.
Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:
- Suy tim
- Phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
- Carvedilol (Coreg)
- Labetalol (Trandate).
8. Thuốc hạ huyết áp: Clonidine
Clonidine (Catapres, Catpres-TTS) là một chất ức chế hệ thần kinh trung ương. Những chất này ức chế hoạt động của hệ thần kinh bằng cách gắn vào các thụ thể trên các dây thần kinh trong não, làm giảm truyền tải các thông điệp từ các dây thần kinh ở não đến các dây thần kinh ở các vùng khác của cơ thể.
Bằng cách ức chế dẫn truyền thần kinh đến các dây thần kinh nằm ngoài não bộ, phân bổ ở khắp các tế bào cơ tim và mạch máu, loại thuốc hạ huyết áp trung ương này giúp làm giảm nhịp tim và huyết áp.
Các phản ứng phụ thường gặp của thuốc gồm:
- Huyết áp thấp
- Buồn ngủ
- Nhức đầu
- Các triệu chứng cai nghiện.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khó chịu nào, hãy đến gặp bác sĩ để được can thiệp sớm.
Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:
- Đau do ung thư
- Hội chứng bồn chồn
- Hội chứng Tourette
- Cai nghiện ma túy
- Đau dây thần kinh sau zona
- Cai nghiện thuốc lá.
9. Aliskiren (Tekturna)
Thận sản xuất renin khi huyết áp xuống thấp. Renin kích thích việc sản xuất angiotensin I, một loại protein được chuyển thành angiotensin II nhờ men chuyển đổi angiotensin (ACE) ở phổi.
- Angiotensin II gây co thắt cơ nằm xung quanh các mạch máu dẫn đến mạch máu co thắt và tăng huyết áp.
- Angiotensin II cũng làm tăng tiết hormone gây tăng huyết áp aldosterone, giúp cơ thể giữ lại natri.
- Aliskiren chặn những tác động của renin và angiotensin, do đó giữ huyết áp không tăng.
Các phản ứng phụ thường gặp của thuốc hạ huyết áp này gồm:
- Tiêu chảy
- Tăng nồng độ kali trong máu
- Kết quả xét nghiệm chức năng thận bất thường.
10. Thuốc cao huyết áp Minoxidil
Minoxidil là một loại thuốc làm giãn mạch. Thuốc giãn mạch làm giãn cơ, tác động trực tiếp lên các cơ nằm xung quanh động mạch chạy khắp cơ thể. Các động mạch giãn ra và hệ quả là huyết áp sẽ giảm xuống.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc gồm:
- Phù
- Tăng nhịp tim
- Tăng cân
- Nhức đầu.
Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc huyết áp thường dùng, những tác dụng phụ cũng như chống chỉ định cụ thể có thể gặp phải. Những thông tin giúp hiểu rõ hơn về thuốc hạ huyết áp đang dùng hằng ngày sẽ giúp bạn sử dụng thuốc điều trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn, cũng như biết cách tự theo dõi sức khỏe cho bản thân nói chung.
[embed-health-tool-heart-rate]
Từ khóa » Thuốc Hạ Huyết áp Nhẹ
-
11 Loại Thuốc điều Trị Cao Huyết áp Tốt Nhất Hiện Nay
-
Các Thuốc điều Trị Tăng Huyết áp | Vinmec
-
Cách Dùng Thuốc Hạ Huyết áp Uống Phối Hợp | Vinmec
-
Loại Thuốc Hạ Huyết áp Nào Giúp ổn định Huyết áp? - Tâm Anh Hospital
-
Thuốc điều Trị Tăng Huyết áp - Rối Loạn Tim Mạch - MSD Manuals
-
Review 10 Thuốc Trị Cao Huyết áp Kèm Hướng Dẫn Sử Dụng Và Lưu ý!
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Huyết áp Cao | Medlatec
-
10 Thuốc Hạ Huyết áp Tốt Nhất Hiện Nay [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]
-
Những Thói Quen Dùng Thuốc Huyết áp Không đúng
-
6 Nhóm Thuốc điều Trị Tăng Huyết áp
-
Một Số điều Cần Biết Về Bệnh Tăng Huyết áp
-
Phác đồ điều Trị Bệnh "TĂNG HUYẾT ÁP" Tại Phòng Khám Hoàn Mỹ ...
-
Người Cao Huyết áp Tránh Và Thận Trọng Dùng Thuốc Thông Thường Gì?