Bạn đã Sử Dụng đèn Pha, Cos, đèn Gầm ô Tô đúng Cách?

Bạn đã sử dụng đèn pha, cos, đèn gầm ô tô đúng cách?

Đèn pha là một bộ phận phụ tùng ô tô rất quan trọng khi đi vào ban đêm để đảm bảo tầm nhìn bao quát cho người lái, nếu không được chỉnh đúng thì rất có thể chuyến đi của bạn không an toàn. Tham khảo bài viết và những chia sẻ của Hà Thành Auto dưới đây có thể giúp bạn phần nào giải quyết vấn đề này.

Tìm hiểu về đèn pha và đèn cốt

Đèn pha cos

Ảnh minh họa cụm đèn pha cos

Trên cụm đèn pha thông thường sẽ có 2 chế độ: đèn pha - chiếu sáng xa và đèn cốt - chiếu sáng gần.

- Khi sử dụng đèn pha (đèn chiếu xa) sẽ giúp người lái có tầm nhìn xa hơn, có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định để nhìn biển báo giao thông, giúp lái xe chủ động xử lý các vấn đề trên đường. Chính vì chức năng của đèn pha như vậy nên tầm chiếu sáng thường hướng thẳng vào mắt người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, làm họ bị lóa mắt tạm thời và khả năng quan sát đường kém dẫn tới tai nạn.

- Khi sử dụng đèn cốt thì ánh sáng chiếu ở tầm gần hơn, ánh sáng rọi xuống mặt đường giúp lái xe quan sát được mặt đường, dễ dàng tránh những vật cản phía trước. Vì vậy, khi di chuyển với tốc độ cao, đặc biệt trên đường cao tốc cần tầm nhìn xa thì bật đèn cốt khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống.

Hiểu được chức năng của cụm đèn pha cũng như biết cách chỉnh đèn pha ô tô đúng cách sẽ giúp bạn và những người tham gia giao thông an toàn hơn.

Có một thực tế là có rất nhiều tài xế tham gia giao thông chưa có văn hóa sử dụng đèn chiếu sáng, thường xuyên bật đèn pha chiếu xa chiếu thẳng vào mắt người đi ngược chiều gây khó chịu và nguy hiểm. Hơn nữa, công nghệ bóng đèn xenon, LED hiện nay dần trở lên phổ biến, những loại đèn này thường có ánh sáng rất mạnh gây lóa trong một thời gian lâu, rất dễ dẫn đến tai nạn cho người bị chiếu ngược chiều.

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm phụ tùng xe ô tô cao cấp như Mercedes, Audi, BMW,.. hãy liên hệ với Hà Thành Auto, hotline: 0942.399.366

Bóng đèn ô tô

Bóng đèn

Cụm đèn pha cốt

Đèn pha/cos

Đèn sương mù

Đèn gầm

Đèn hậu

Đèn hậu

Sử dụng đèn pha/cốt để chiếu sáng

- Trường hợp trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của xe, hãy sử dụng đèn pha để có tầm nhìn tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa hai chiều xe, nên bạn sẽ không làm ảnh hưởng tới phương tiện đi ngược chiều phía bên kia đường.

- Trường hợp đi trên đường cao tốc có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền hay vạch đứt, hãy sử dụng đèn cốt để di chuyển, tránh gây lóa cho những xe đi ngược chiều. Nếu đường thoáng, hãy bật sang đèn pha để quan sát xa sau đó chuyển về chế độ đèn cốt để người đi ngược chiều được an toàn.

- Trường họp đi trong thành phố, khu đô thị đông người với khoảng cách các xe khá gần bạn chỉ cần sử dụng đèn cốt để quan sát, di chuyển với tốc độ vừa phải và an toàn. Nếu bạn bật đèn pha chiếu xa tại đây có thể bị phạt tiền từ 600.000đ – 800.000đ. Đọc bài viết lỗi bật đèn pha trong thành phố

- Trường hợp nguy hiểm nhất là sử dụng đèn pha ở góc cua xe, vì nếu xe đối diện cũng đang bật đèn pha thì hai xe pha cùng một lúc sẽ làm cho 2 người lái không thấy đường, khả năng hai xe sẽ đâm vào nhau là rất lớn.

Còn nếu bạn muốn vượt qua xe nào đó, tốt nhất không nên bám đuôi xe đó với chế độ đèn pha, mà nên duy trì khoảng cách an toàn sau đó nhá đèn để ra hiệu xin vượt.

Sử dụng đèn pha/cos thay còi

Khi bạn lái xe, để xin vượt hay báo hiệu với các xe đi ngược chiều để tránh va chạm, thay vì bấm còi, hãy sử dụng đèn pha như một cách ra tín hiệu. Ánh sáng từ đèn pha sẽ phản chiếu vào gương chiếu hậu, người lái xe phía trước sẽ biết để nhường đường.

Với một số ô tô và xe máy, nhà sản xuất đã thiết kế riêng nút nháy đèn pha, tạo điều kiện thuận lợi để bạn sử dụng trên đường. Nút nháy đèn pha thường được đặt ở vị trí dễ thực hiện, như ở cần gạt bên trái trên ô tô hoặc ở tay lái bên trái của xe máy (vị trí ngón trỏ dễ dàng với tới). Trong trường hợp xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy chuyển sang chế độ đèn pha và sử dụng nút bật/tắt đèn ở tay lái bên phải.

Khi di chuyển vào trời tối, bạn cũng có thể sử dụng nút nháy đèn pha song song với việc bật sẵn đèn cốt phục vụ chiếu sáng. Nếu xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy bật trước đèn cốt rồi sử dụng nút chuyển chế độ đèn cốt/pha ở tay lái bên trái. Hãy áp dụng cách chỉnh đèn pha ô tô trên đây để di chuyển an toàn.

Sử dụng đèn sương mù, đèn gầm

Đèn sương mù hay đèn gầm được thiết kế để sử dụng trong điều kiện thời tiết có nhiều sương mù để tăng độ sáng trên mặt đường. Bạn chỉ nên sử dụng đèn gầm khi cần thiết và không nên sử dụng thường xuyên với đèn pha, bởi vì có một số loại đèn sẽ làm lệch ánh sáng trong điều kiện thời tiết tốt, làm cho người điều khiển phương tiện đi ngược chiều khó định hướng.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn

Thường xuyên vệ sinh hệ thống đèn chiếu sáng

Ảnh minh hoa vệ sinh bụi bẩn bán trên đèn pha

- Giống như toàn bộ hệ thống động cơ, hệ thống phanh thì hệ thống đèn cũng nên được kiểm tra đèn thường xuyên và điều chỉnh ánh sáng cho đèn chiếu đúng hướng. Nếu phát hiện hệ thống đèn chiếu sáng có vấn đề và cần sửa tầm sáng của đèn thật chính xác thì nên ra garage chuyên nghiệp nào đó. Chỉ cần điều chỉnh tầm ánh sánh lệnh một chút là có thể làm giảm tầm chiếu ánh sáng của đèn.

- Thường xuyên rửa xe, lau đèn pha sạch sẽ và những bụi bẩn, chất bám vào đèn xe sẽ làm giảm độ sáng.

- Chắc chắn những chiếc bóng đèn bị cháy, chập chờn phải được thay thế. Các bóng đèn LED, halogen, Xenon, Bi-xenon thường khá dễ thay thế mà không cần bất kỳ dụng cụ nào. Tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất để thay thế đúng cách và an toàn, tránh chạm tay vào bóng ngoài trừ phần đuôi đèn.

Tóm lại, hiểu về hoạt động và biết cách chỉnh đèn pha/cos, đèn gầm, xi nhan trên ô tô sẽ giúp bạn sử dụng chúng tốt hơn và nhân rộng kiến thức này để tạo nên văn hóa tham gia giao thông, tạo sự an toàn cho chính bạn và người khác.

Từ khóa » Cách Bật đèn Cos ô Tô