Hướng Dẫn Sử Dụng Hệ Thống Chiếu Sáng đèn Sương Mù Trên ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đã sử dụng xe ô tô thì chắc chắn bạn sẽ biết về hệ thống chiếu sáng đèn sương mù của xe ô tô, nhưng ngược lại với những ai chưa quen sử dụng xe ô tô hay mới bắt đầu mua xe ô tô thì sẽ không hề biết về hệ thống đèn của xe ô tô và cách sử dụng đèn sao cho đúng cũng như phân biệt đèn xe như thế nào.
- Kinh nghiệm lái xe đường dài cho tài mới
- Tổng hợp các biển báo cấm cần lưu ý
- Cách xử lý khi đèn bị ố vàng
Cho nên, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được hệ thống đèn xe chiếu sáng sương mù để bạn dễ dàng xử lý một cách nhanh chóng khi dụng xe ô tô. Ngoài những cách xử lý đèn chiếu sáng còn giúp bạn nhận biết những loại đèn đang được sử dụng cho xe ô tô theo công nghệ mới.
Do công nghệ bốn chiều hiện đại thì đèn chiếu sáng được chia thành nhiều loại khác nhau như đèn chiếu sáng bên trong cabin và đèn chiếu sáng bên ngoài, bên cạnh đó đèn chiếu sáng bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành xe của xe ô tô để đảm bảo tính an toàn cho người lái. Và sau đây là những mẫu đèn xe được phổ biến cho các dòng xe ô tô hiện nay mà bạn nên biết.
Có thể thấy một số sự khác biệt quan trọng trong màu sắc và cường độ ánh sáng do đèn LED, xenon và đèn pha halogen tạo ra. Đèn LED sẽ có màu sắc ánh sáng vào khoảng 6.000 độ K trở lên, và có thể phát ra các tia sáng trắng hơn ánh sáng ban ngày. Đèn xenon phát ra ánh sáng trong khoảng 4.500 độ K, trong khi các đèn pha halogen chiếu ra các tia sáng màu vàng với nhiệt độ 3.200 độ K. Để so sánh thì ánh sáng mặt trời có thể dao động từ khoảng 5.000 (bình minh) đến 6.500 độ K (khi đứng bóng).
Đèn LED thường chiếu sáng tốt hơn với các biển báo trong đêm, trong khi đèn xenon chiếu sáng tốt hơn khu vực hai bên ven đường. Điều này một phần là vì đèn xenon thường tạo ra nhiều ánh sáng nhiều hơn đèn LED (đo lường bằng lumen).
Còn với đèn pha LED và xenon cung cấp một vùng ánh sáng lớn trên đường trong khi đèn pha halogen chỉ cung cấp một vùng ánh sáng nhỏ màu vàng phía trước đầu xe. Nếu bạn đang muốn ánh sáng cường độ cao, xenon có thể là lựa chọn tốt nhất. Trong khi đó, đèn LED ít gây lóa hơn xenon, tiêu thụ điện năng thấp và tuổi thọ cao nhưng thường đi kèm với một mức giá cao hơn. Đèn LED nhìn chung có cấu tạo phức tạp, và khó sửa chữa hơn đèn xenon hay halogen. Trong khi đó đèn laser mới xuất hiện gần đây và chỉ được trang bị trên một số rất ít siêu xe.
Những mẫu đèn được sử dụng xe ô tô
Đèn Halogen
Với đèn halogen lại được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường và được tìm thấy trong đa số ở nhiều mẫu xe. Những bóng đèn này tương tự như đèn sợi đốt và sử dụng dây tóc vonfram để tạo ra ánh sáng. Đèn pha halogen sinh nhiệt cao nên dễ bị ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng khi chỉ lẫn một lượng nhỏ hơi ẩm, đặc biệt là khi thay bóng đèn.
Ưu điểm của bóng đèn pha halogen là chi phí thay thế thấp và tuổi thọ cao. Trung bình đèn halogen có thời gian hoạt động trung bình khoảng 1000 giờ, và có công suất khoảng 55 W. Đa số năng lượng này bị biến thành nhiệt năng vô ích thay vì quang năng.
Đèn Xenon
Khác với đèn Halogen thì đèn xenon tạo ra luồng sáng sáng hơn đèn halogen và tỏa nhiệt ít hơn. Về cơ bản thì nó có nguyên tắc hoạt động giống như bóng đèn neon trong nhà. Đèn xenon tạo ra ánh sáng màu xanh-trắng và cường độ sáng rất cao, gấp từ 2 đến 3 lần đèn halogen, và có thể gây lóa mắt đối với các xe khác. Do đó một số nước có luật bắt buộc những xe trang bị đèn xenon phải đi kèm chức năng tự tắt pha khi có xe đối diện và rửa đèn tự động.
Đèn xenon cần một nguồn điện lớn để khởi động, nhưng sau đó cần rất ít điện năng để duy trì độ sáng ổn định. Đèn xenon chỉ cần công suất khoảng 35W để hoạt động, và có tuổi thọ vào khoảng 2000 giờ.
Đèn xenon tuy có tuổi thọ dài và phát ra ít nhiệt nhưng lại có chi phí khá cao so với bóng đèn halogen. Bóng đèn xenon có cấu tạo phức tạp hơn, vì cần có bộ tăng phô để tạo ra điện áp cao lúc khởi động.
Đèn Led
Về đèn LED đây là đèn pha công nghệ mới được phát triển gần đây nhất, thay vì phát sáng bằng khí như xenon hay sợi đốt như halogen, đèn pha LED phát sáng thông qua các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích.
Loại đèn pha này chỉ cần một nguồn năng lượng rất nhỏ nhưng có thể phát một lượng nhiệt đáng kể trên diode. Điều này đòi hỏi đèn pha LED phải có hệ thống kiểm soát nhiệt cho các chân đèn và các linh kiện điện tử khác. Nếu hệ thống này làm việc không tốt, không chỉ chất lượng ánh sáng mà những thiết bị điện tử khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đèn laser
Đây là công nghệ chiếu sáng mới nhất trên xe hơi. Hiện chỉ có rất ít mẫu siêu xe, như BMW i8 hay Audi R8, được trang bị công nghệ này. Đèn laser được cho là tạo ra luồng sáng mạnh gấp 1000 lần đèn LED, nhưng chỉ tiêu thụ một lượng điện năng bằng 2/3, thậm chí 1/2, so với đèn LED. Đèn laser trên i8 có thể chiếu sáng khoảng cách 600m phía trước xe, so với 300m nếu dùng đèn LED.
Lưu ý rằng tuy gọi là đèn laser nhưng thực chất ánh sáng phát ra từ nó không phải là tia laser. Thay vào đó, tia laser được chiếu vào một thấu kính có chứa khí phốt pho bên trong. Chất khí này sẽ bị kích thích và phát sáng.
Nhược điểm lớn nhất của đèn laser vào thời điểm này chính là giá thành rất cao. Bộ đèn laser trên BMW i8 có giá khoảng 10.000 USD. Đèn laser cũng tỏa nhiều nhiệt hơn cả đèn LED, vì vậy nó cần hệ thống giải nhiệt phức tạp hơn. Đèn laser hiện cũng phải đi kèm các loại đèn khác như LED hay xenon vì nó chưa thể đảm nhận cùng lúc vai trò đèn chiếu xa và chiếu gần.
Đèn chiếu sáng bên ngoài xe ô tô
Đèn chiếu sáng bên ngoài có chức năng đảm bảo tầm nhìn cho xe khi trời tối - đèn pha, đèn cos, đèn đuôi xe.
Đèn còn có thể báo hiệu cho các xe khác khi cần thiết - đèn xi-nhan báo rẽ, đèn phanh, đèn lùi xe, đèn báo nguy hiểm. Sử dụng để xin đường trong các điều kiện không được sử dụng còi hay nháy đèn pha. Các loại đèn chức năng như đèn ban ngày (chiếu sáng ban ngày), đèn sương mù (sử dụng trong điều kiện tầm nhìn kém do sương mù), đèn soi bản số (chiến sáng bản số xe - đuôi xe), đèn kích thước - đèn phản quang, chế độ đèn chờ, đèn soi bậc cửa...
Đèn pha hay đèn chiếu xa với tia sáng đi thẳng được sử dụng khi lái xe đường dài, cần tầm nhìn bao quát. Tuy vậy đèn này thường gây chói mắt tạm thời với những xe đi ngược chiều nếu nhìn trực tiếp vào, nguy cơ xảy ra tai nạn do tầm nhìn hạn chế nên người lái cần linh hoạt chuyển đổi chế độ đèn Pha - Cos để đảm bảo an toàn khi lái xe và không làm chói mắt các xe đi ngược chiều. Đèn Cos hay đèn chiếu gần cần sử dụng khi di chuyển tốc độ thấp, di chuyển xe trong đô thị có cần tầm quan sát ngắn. Đèn xi-nhan sử dụng để báo hiệu cho các xe khác khi người lái cần chuyển hướng, đèn báo nguy hiểm hay đèn Hazard, đèn ưu tiên được bật trong các tình trạng khẩn cấp, khi xe hư hỏng trên đường, đậu xe bất đắc dĩ ở khu vực cấm dừng đỗ do hư hỏng…
Đèn tablo trong xe ô tô
Ngoài ra, hệ thống đèn xe còn được trang bị trong tablo và trang bị này thường là đèn ở các nút bấm để thuận tiện khi sử dụng vào ban đêm và tăng tính thẩm mỹ cho cabin xe. Các đèn báo hệ thống trên bảng tablo giúp người lái nắm bắt được các hoạt động của xe.
Bạn cũng cần chú ý những ý nghĩa của đèn trên bảng Taplo để biết, cũng như theo dõi đèn báo nếu phát hiện điều bất thường của đèn.
Cách sử dụng đèn xe ô tô sao cho đúng
Cơ bản, hệ thống đèn chiếu sáng trên mỗi chiếc ô tô gồm có các loại đèn khác nhau như: đèn chiếu sáng phía trước với hai chế độ pha (chiếu xa) và cos (chiếu gần), đèn xi nhan (signal), đèn định vị ban ngày DRL, đèn hậu và đèn sương mù (hay còn gọi là đèn gầm). Ngoài ra, còn một số loại đèn khác như đèn phanh đèn biển số, đèn trần…
Nhưng để sử dụng đèn có thật sự đơn giản như các tài xế vẫn nghĩ, đặc biệt là các “tài mới” vẫn còn rất lúng túng trong việc bật/tắt, điều chỉnh các loại đèn. Điều này, dẫn đến việc sử dụng đèn pha - cos không đúng cách khi điều khiển xe vào ban đêm hay qua hầm đường bộ… gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác. Thậm chí một số trường hợp còn mất tiền do bị cảnh sát giao thông phạt vì lỗi sử dụng đèn chiếu sáng không đúng. Vì vậy, cần nắm rõ tác dụng cũng như cách bật tắt, điều chỉnh hệ thống đèn pha, cos, xi nhan hay đèn sương mù... trên ô tô được xem như bài học vỡ lòng quan trọng với những “tài mới”.
Hầu hết trên thị trường xe ngày nay với các mẫu ô tô hiện nay thì công tắc bật/tắt, và điều chỉnh đèn pha (chiếu xa), đèn cos (chiếu gần), đèn xi nhan, đèn định vị ban ngày DRL hay đèn sương mù… được bố trí trên cần điều khiển tích hợp bên trái trụ của vô lăng. Hay có thể nằm Trên cần điều khiển này, thường có các ký hiệu bật/tắt (on/off) dành cho đèn pha, ký hiệu đèn định vị, đèn sương mù và ký hiệu Auto (đèn tự động)… Người lái chỉ cần xoay công tác điều khiển để tắt/mở từng loại đèn. Tuy nhiên, trên một số dòng xe, công tắc bật tắt các loại đèn này thường được thiết kế theo dạng núm xoay, tích hợp trên bảng táp-lô đặt phía bên trái vô lăng. Vì vậy, trước khi khi sử dụng một chiếc ô tô người lái, đặc biệt là các “tài mới” nên chú ý quan sát, làm quen để thao khi lái xe.
Trong một số trường hợp, để phát tín hiệu để cảnh báo cho xe phía trước, người lái có thể nháy đèn pha, thông qua việc đẩy, trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng ít nhất 1 - 2 lần liên tiếp về phía sau (phía người lái).
Khi muốn chuyển làn đường, hay chuyển hướng di chuyển của xe… người lái chỉ cần gạt cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng để mở đèn xi nhan. Cụ thể, để bật đèn xi nhan phải, người lái chỉ cần gạt cần điều khiển này lên trên. Ngược lại, khi gạt xuống phía dưới, xi nhan trái sẽ được mở.
Lưu ý, khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước ô tô di chuyển trong nội thành, có khá nhiều người dân, phương tiện đi lại… người lái nên để chế độ chiếu gần (đèn cos) để tránh làm chói mắt, ảnh hưởng đến người và phương tiện đi ở chiều ngược lại. Khi bạn di chuyển trên đường cao tốc, đường trường ngoại ô, đường 2 chiều có dải phân cách có thể để ở chế độ đèn chiếu xe (đèn pha) để có tầm nhìn được bao quát hơn.
Văn hóa sử dụng đèn chiếu sáng ô tô bạn cần nhớ
Nhiều người sử dụng ô tô nhưng chưa hiểu hết về tính năng của các loại đèn được trang bị trên xe, vì vậy dẫn đến cách sử dụng sai lầm. Đèn chiếu sáng có vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn cho các tài xế khi lái xe ban đêm. Do vậy mà việc sử dụng đèn pha sai cách sẽ gây ra những nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh.
– Một số dòng xe được sử dụng hiện nay không có công tắc tắt đèn pha. Vì thế, khi di chuyển vào ban ngày bạn nên chuyển sang chế độ đèn cốt (cos) hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù. Điều này sẽ giúp ắc quy của xe có thể được sạc tốt nhất.
– Khi phải di chuyển xe vào ban đêm trên đường cao tốc bạn có thể dùng đèn pha bình thường. Nhưng khi di chuyển gặp xe đi ngược chiều bạn nên giảm tốc độ. Đồng thời chuyển đèn pha sang đèn cốt cho tới khi xe đi ngược chiều đã đi qua.
– Bạn chỉ nên sử dụng đèn pha kiểu tắt mở khi sang đường hoặc cần vượt qua xe khác. Đối với ô tô thì đèn pha sẽ là một công cụ xin tốt hơn cả còi xe. Lý do là vì ô tô khi di chuyển thường đóng kín cửa xe. Vì thế nên rất khó để nghe được âm thanh phát ra từ còi.
– Nếu quan sát thấy xe đi ngược chiều nháy đèn pha thì bạn hãy kiểm tra đèn trên xe có đang ở chế độ đèn pha hay không. Đây là điều bạn cần phải đặc biệt ghi nhớ. Bởi những người đi ngược chiều có thể bị đèn pha ô tô của bạn làm cho lóa mắt. Tình huống này dễ dẫn tới mất lái và gây ra tai nạn giao thông.
– Bạn không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của chiếc xe ô tô. Với những chiếc đèn có pha sos chung không nên sử dụng bóng đèn Led vì bóng đèn Led sẽ cho ánh sáng không thật mắt cho người lái xe.
– Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ô tô, căn chỉnh đúng luồng sáng của pha cốt và thay thế đèn pha sau một thời gian sử dụng để đảm bảo được độ chiếu sáng an toàn nhất khi sử dụng.
Đèn pha ô tô
Là loại được đặt trên đầu xe, giúp chiếu sáng với cường độ ánh sáng lớn, nhằm mục đích giúp cho người lái bao quát được những chướng ngại vật từ xa, ngay cả khi di chuyển với tốc độ cao, đặc biệt để nhìn thấy các biển báo giao thông điều chỉnh tốc độ và cách đi. Tuy nhiên, đèn pha sẽ làm chói mắt người điều khiển xe phía đối diện, làm họ bị hạn chế tầm nhìn. Vì vậy phải sử dụng đèn pha những khi cần thiết theo quy định.
Đèn cốt (cos) ô tô
Đèn Cos được dùng để soi rõ những chướng ngại vật ở cự li gần (khoảng 3-5m). Thông thường, đèn cốt sử dụng loại bóng đèn xenon, kết hợp với đèn bi giúp tụ ánh sáng và bám đường tốt hơn. Loại đèn này cũng có mặt hạn chế, nếu di chuyển với tốc độ cao, đèn cốt có tầm chiếu sáng thấp, làm cho tài xế bị giới hạn khi quan sát.
Đèn sương mù
Đây là đèn có ánh sáng vàng và đặt dưới gầm của ô tô, giúp loại bỏ sự ảnh hưởng của sương mù. Nó là loại đèn được thiết kế khá chuyên biệt, hỗ trợ tầm nhìn của tài xế khi di chuyển.
Tùy từng dòng xe sẽ có thiết kế vị trí bật tắt đèn khác nhau, khi mua xe chủ xe nên xem qua sách hướng dẫn sử dụng để chính xác hơn. Tuy nhiên ở đa số các dòng xe thông dụng được thiết kế nút vặn bật tắt đèn ở bên trái của vô lăng.
Lỗi sử dụng đèn sai quy định
Theo đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ về lỗi sử dụng đèn sai quy định. Cụ thể:
Đối với xe ô tô, các loại xe tương tự ô tô
- Phạt tiền từ 600-800 ngàn đồng khi: Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm g khoản 3 Điều 5).
- Phạt tiền từ 800-1,2 triệu đồng khi: Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm a khoản 4 Điều 5).
Đối với xe máy, các loại xe tương tự xe máy, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)
- Phạt tiền 80-100 ngàn đồng đối với hành vi: Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn (điểm c khoản 1 Điều 6).
- Phạt tiền 200-400 ngàn đồng đối với hành vi: Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm e khoản 3 Điều 6).
- Phạt tiền 500-1 triệu đồng đối với hành vi: Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ (điểm d khoản 5 Điều 6).
Từ khóa » Cách Bật đèn Cos ô Tô
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Hệ Thống đèn Trên ô Tô Cho Người Mới
-
Đèn Pha ô Tô: Cách Sử Dụng, Cách Chỉnh đèn, đánh Bóng đèn
-
Cách Sử Dụng đèn ô Tô, Bài Học Vỡ Lòng Cho 'tài Mới'
-
Cách Bật đèn Pha Cốt ô Tô Và 5 điều Cần Biết Khi Sử Dụng đèn ô Tô
-
Hướng Dẫn Cách Bật đèn Pha ô Tô đúng Kỹ Thuật Cho Người Mới Lái Xe
-
Cách Sử Dụng Hệ Thống đèn ô Tô Lái Xe Cần Nắm Rõ
-
Cách Bật đèn Xe ô Tô Như Thế Nào để Tránh Bị Phạt Và ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng đèn ô Tô Vào Buổi Tối Trong Thành Phố - YouTube
-
Cách Sử Dụng Công Tắc đèn Xe ô Tô An Toàn Hiệu Quả - Bảo Hà Auto
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Hệ Thống đèn Trên Xe ô Tô Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách Bật đèn Pha ô Tô đúng Tránh Bị Phạt | DPRO Việt Nam
-
Bạn đã Sử Dụng đèn Pha, Cos, đèn Gầm ô Tô đúng Cách?
-
Đèn Pha - Đèn Cos Sử Dụng Sao Cho đúng ?
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sử Dụng Hệ Thống đèn Xe ôtô