Bạn đã Từng Nghe Về Huyết áp Kẹp Chưa?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Huyết áp kẹp (narrow pulse pressure) là gì?
- Dấu hiệu, triệu chứng của người bị huyết áp kẹp
- Huyết áp kẹp nguy hiểm thế nào?
- Khắc phục huyết áp kẹp thế nào?
- Phòng ngừa bệnh
Có thể bạn đã từng nghe nói nhiều về tình trạng tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp. Nhưng có một tình trạng huyết áp cũng không kém phần nguy hiểm nhưng ít người biết đến – Đó là huyết áp kẹp. Đây vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Vì vậy, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về huyết áp kẹp nhé.
Huyết áp kẹp (narrow pulse pressure) là gì?
Nếu là người quan tâm đến sức khỏe tim mạch, hẳn bạn đã nghe nói đến chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương. Chỉ số huyết áp tâm thu – là chỉ số hiển thị phía trên khi bạn đo huyết áp, huyết áp tâm trương – là chỉ số hiển thị phía dưới.
Ví dụ: Chỉ số huyết áp của bạn đo được là 120/80 thì 120 là số huyết áp tâm thu và 80 là số huyết áp tâm trương. Hai chỉ số này giúp xác định tình trạng huyết áp cao, thấp hay bình thường.
Tuy nhiên để xác định được tình trạng huyết áp kẹp, bạn cần biết đến một chỉ số nữa. Đó là áp lực mạch. Áp lực mạch là mức chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Bạn chỉ cần trừ hai chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số phía trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số phía dưới) thì sẽ ra được áp lực mạch.
Ví dụ: Khi chỉ số huyết áp của bạn đo được là 120/80 thì thì áp lực mạch sẽ là 120-80 = 40 mmHg. Tại sao cần phải tính toán áp lực mạch? Vì số này bình thường nằm trong khoảng 30-50 mmHg. Nhưng khi số này tụt xuống dưới 25 mmHg (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg) thì gọi là bệnh huyết áp kẹp.
Dấu hiệu, triệu chứng của người bị huyết áp kẹp
Huyết áp kẹp là dấu hiệu cảnh báo tim đang làm việc suy yếu, tuần hoàn bị giảm hoặc ứ trệ. Vì vậy, khi huyết áp kẹp, người bệnh thường có các triệu chứng như:
- Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày;
- Mệt, khó thở, hơi thở ngắn, hụt hơi, tức ngực;
- Đau đầu, ngủ kém;
- Suy giảm trí tuệ, làm việc lúc nhớ, lúc quên;
- Cảm thấy ớn lạnh hơn bình thường.
Có thể thấy, những biểu hiện của huyết áp kẹp khá giống với bệnh huyết áp thấp. Triệu chứng của bệnh ở mỗi người có thể khác nhau. Ví dụ, có người bị hoa mắt, chóng mặt, có người thường bị hụt hơi khó thở nhưng cũng có người bị nhiều triệu chứng cùng lúc. Cách tốt nhất để xác định tình trạng bệnh là đến thăm khám bác sĩ.
Huyết áp kẹp nguy hiểm thế nào?
Huyết áp kẹp khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng “huyết áp kẹt” còn có thể là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mắc các bệnh tiềm ẩn sau:
- Mất máu: do chấn thương, hoặc bị sốt xuất huyết Dengue;
- Hẹp van động mạch chủ, hẹp van 2 lá;
- Một số bệnh lý tim mạch khác: Chèn ép tim (tràn dịch màng ngoài tim), chứng tim đập nhanh,…
Nếu người bệnh chủ quan và thiếu kiến thức để nhận biết, bệnh sẽ dần nghiêm trọng theo thời gian. Trong trường hợp nguy hiểm nhất, huyết áp kẹt khiến tuần hoàn máu bị giảm, người bệnh có thể bị suy tim, đe dọa đến tính mạng.
Khắc phục huyết áp kẹp thế nào?
Khi phát hiện bệnh, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở,…người bệnh cần nằm nghỉ ngơi thư giãn, hít thở sâu. Không gắng sức làm cho xong việc mà phải nằm nghỉ ngay.
Người bệnh huyết áp, tim mạch cần biết cách tự đo huyết áp ở nhà để kiểm tra tình hình mỗi ngày. Đặc biệt là cần duy trì một lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe hệ tim mạch:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây;
- Hạn chế dầu mỡ động vật, đồ ăn chiên xào;
- Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày. Tập hít thở sâu;
- Ngưng hút thuốc lá và tránh nhiễm khói thuốc;
- Hạn chế bia rượu: không quá 2 ly/ngày đối với nam, không quá 1 ly/ngày đối với nữ.
- Duy trì tinh thần lạc quan, tránh cảm xúc mạnh.
Người bệnh cũng cần đi tái khám thường xuyên để kiểm soát tình hình. Trường hợp huyết áp kẹt do các bệnh lý thông thường, bạn chỉ cần uống thuốc theo toa của bác sĩ là sẽ kiểm soát thành công.
Nếu huyết áp kẹt đi kèm biến chứng hẹp van tim, suy tim, chèn ép tim,…người bệnh phải nhập viện và điều trị tích cực. Tuy nhiên dù thuộc trường hợp nào, bạn đều có thể chủ động, góp phần tăng hiệu quả điều trị bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và giữ tinh thần thư giãn.
Phòng ngừa bệnh
Các bệnh về huyết áp dù cao hay thấp hay kẹp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá khuya, tránh các sang chấn tâm lý. Bạn cũng cần đảm bảo ăn uống đầy đủ hợp lý. Tránh ngồi lâu một chỗ, tập thể dục thường xuyên để lưu thông khí huyết, phòng chống bệnh.
Bạn cũng cần tự kiểm tra huyết áp thường xuyên để sớm phát hiện bệnh. Khi đã được chẩn đoán bệnh, điều đầu tiên bạn cần làm là tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, chỉ số áp lực mạch, tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định liệu trình điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Các bệnh về huyết áp dù cao hay thấp hay kẹp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ quan tâm đến bệnh tăng huyết áp mà không để ý đến huyết áp thấp và huyết áp kẹp. Nếu phát hiện huyết áp thất thường thì cần đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát huyết áp ổn định. Hãy cùng Youmed xem ngay bài viết sau: Thuốc Triplixam: Điều trị tăng huyết áp dạng phối hợp
Từ khóa » điều Trị Huyết áp Kẹt
-
Thế Nào Là Huyết áp Kẹt? - Vinmec
-
Huyết áp Kẹt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Hiệu Quả
-
Thế Nào Là Huyết áp Kẹt? - Medinet
-
Huyết áp Kẹt Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Hello Bacsi
-
Những điều Quan Trọng Cần Biết Về Huyết áp Kẹt
-
Huyết áp Kẹt: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân - Dieutri.Vn
-
Huyết áp Kẹp Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả - Siêu Thị Y Tế
-
Bệnh Huyết áp Kẹt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Huyết áp Kẹp Rất Nguy Hiểm - Tuổi Trẻ Online
-
Chớ Chủ Quan Khi Huyết áp Kẹt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Huyết áp Kẹt, Làm Thế Nào?
-
Thế Nào Là Huyết áp Kẹt? Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Tìm Hiểu Thêm Về Bệnh Huyết áp Kẹt - Ngaydautien
-
Tìm Hiểu Những Thông Tin Cần Thiết Về Bệnh Huyết áp Kẹt