Huyết áp Kẹt: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân - Dieutri.Vn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Huyết áp mạch được tính bằng huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương. Giá trị bình thường là 40mmHg. Mỗi sự biến đổi huyết áp mạch có ý nghĩa riêng biệt về mặt lâm sàng. Việc xác định huyết áp mạch rất phức tạp. Yếu tố quyết định là kháng lực động mạch, thuộc tính động mạch và thể tích nhát bóp/ cung lượng tim.

Cơ chế gây huyết áp kẹt

Hình. Cơ chế gây huyết áp kẹt.

Mô tả

Là huyết áp mạch nhỏ hơn 20mmHg.

Nguyên nhân

Phổ biến

Suy tim.

Hẹp động mạch chủ.

Shock giảm thể tích.

Hiếm gặp

Bệnh cơ tim phì đại.

Hẹp van hai lá.

Cơ chế

Phải nhớ rằng huyết áp tâm thu là áp lực lớn nhất trong thì tâm thu, trong khi huyết áp tâm trương là áp lực nhỏ nhất trong động mạch thì tâm trương. Giảm cung lượng tim và tăng kháng lực hệ thống là con đường phổ biến nhất dẫn đến huyết áp kẹt.

Trong thực hành, điều này có nghĩa là bất kỳ một tình trạng nào làm giảm cung lượng tim (huyết áp tâm thu) với kháng lực động mạch được giữ nguyên sẽ gây ra huyết áp kẹt.

Suy tim

Trong suy tim, thể tích nhát bóp thấp dẫn đến tăng phản xạ giao cảm và tăng kháng lực mạch để duy trì huyết áp và giúp máu tĩnh mạch về tim. Vì vậy, huyết áp tâm thu giảm thấp (do giảm cung lượng tim) và huyết áp tâm trương được duy trì (do tăng kháng lực mạch máu), tạo ra huyết áp kẹt.

Shock

Trong giai đoạn sớm của shock giảm thể tích, nồng độ catecholamine cao do cơ thể cố nâng sức cản ngoại biên để duy trì máu tĩnh mạch về tim. Tăng kháng lực ngoại biên làm tăng huyết áp tâm trương, và kết quả là làm cho huyết áp kẹt.

Từ khóa » điều Trị Huyết áp Kẹt