Bạn đến Chơi Nhà | Soạn Văn Lớp 7 Ngắn Nhất - Học Thật Tốt

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

soan-van-lop-7-ban-den-choi-nhasoan-van-lop-7-ban-den-choi-nha

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Bạn đến chơi nhà”.

1. SOẠN VĂN BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ SIÊU NGẮN

Bố cục

– Phần 1 (câu đầu): giới thiệu sự việc

– Phần 2 (6 câu tiếp): hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

– Phần 3 (câu cuối): tình bạn thắm thiết chân thành

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Trả lời:

– Bạn đến chơi nhà là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

– Dấu hiệu:

+ bài thơ có tám câu mỗi câu bảy chữ

+ hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn

+ có phép đối ở các cặp câu giữa: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

Câu 2: Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến nhà.

b. Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo tình huống đặc biệt như vậy?

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ lập ý bằng cách dựng nên hoàn cảnh bạn đến chơi nhưng nhà không có gì để tiếp đãi bạn. Rồi kết thúc bằng câu thơ: Bác đến chơi đây ta với ta thể hiện tình cảm tha thiết đậm đà. Cụ thể

a.Theo nội dung câu thứ nhất đã rất lâu bạn mới đến chơi nhà hoàn cảnh như thế Nguyễn Khuyến nên có một sự tiếp đãi chu đáo thể hiện tình cảm của mình

b.– Thế nhưng qua sáu câu tiếp theo hoàn cảnh của Nguyễn Trãi lại chẳng có gì:

+ nhà không có trẻ để sai bảo, nhà thì xa chợ không mua được món gì thết đãi bạn

+ nhà có ao nhưng sâu quá không bắt được cá

+ vườn rộng lại rào thưa khó bắt gà

+ cải chửa ra cây, cà mới nụ

+ bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

+ cả đến miếng trầu tiếp khách cũng không có

– Tạo ra tình huống đặc biệt như thế tác giả muốn lấy cái không để bật lên khẳng định một cái có đó là tình bạn thắm thiết đậm đà: Bác đến chơi đây ta với ta

c.- Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ta với ta là ý muốn nói tình bạn thắm thiết của tác giả và người bạn tới chơi

– Qua đó tác giả khẳng định tình cảm gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ chút tự hào chân chính về tình bạn đó

d. Nhận xét về tình bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà: đó là tình bạn tri âm tri kỷ

Luyện tập

Câu 1:

a. Ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà có gì khác ngôn ngữ đoạn Sau phút chia li đã học?

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà với Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời: 

a. Điểm khác trong ngôn ngữ của bài thơ Bạn đến chơi nhà và Sau phút chia li

– Sử dụng nhiều vốn từ thuần Việt

– Ngôn ngữ được sử dụng theo phong cách bình dân chủ yếu là ngôn ngữ đời thường, khẩu ngữ( bác, ta,ao sâu, đuổi, ……)

b. So sánh cụm từ ta với ta trong Bạn đến chơi nhà và Qua đèo ngang

* Điểm giống

– Hình thức

– Đều được dùng để biểu lộ bộc bạch tâm trạng tình cảm của mỗi tác giả

* Điểm khác:

– Trong bài thơ Qua đèo ngang ta với ta là tự nói với chính mình biểu lộ sâu sắc thấm thía nỗi cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên bao la hoang vu

– Còn trong Bạn đến chơi nhà ta với ta là tôi với bác( nhà thơ với người bạn đến chơi) để khẳng định tình bạn keo sơn gắn bó giữa hai người

2. SOẠN VĂN BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ CHI TIẾT

3. SOẠN VĂN BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ HAY NHẤT

Soạn văn: Bạn đến chơi nhà (chi tiết)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

Trả lời câu 1 (trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Lời giải chi tiết:

Bạn đến chơi nhà cũng là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chần (1, 2, 4, 6 và 8).

Trong bài còn có phép đối ở bốn câu giữa: câu 3 đốì với câu 4, câu 5 đốì với câu 6.

Trả lời câu 2 (trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến nhà.

b. Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo tình huống đặc biệt như vậy?

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.

b. Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 106 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà có gì khác ngôn ngữ đoạn Sau phút chia li đã học?

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà với Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Lời giải chi tiết:

a.

Khác nhau:

– Sau phút chia li:

+ Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.

+ Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, ở trong chốn xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.

– Bạn đến chơi nhà:

+ Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.

+ Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.

+ Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.

Giống nhau : Cả hai đều ngắn gọn hàm súc, có giá trị nghệ thuật cao.

b. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Vì thi đã đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên có tên gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan chừng 10 năm, rồi cáo quan về ở ẩn.Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hầu hết được sáng tác vào giai đoạn khi ông đã từ bỏ chốn quan trường.

2. Tác phẩm

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ trữ tình đặc sắc được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Với bài thơ này, tác giả đã cho ta thấy một trong những tình cảm quý giá nhất của con người ấy là tình bạn.

Bố cục: 3 đoạn

– Đoạn 1 (Câu đầu): Giới thiệu sự việc.

– Đoạn 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi.

– Đoạn 3 (Câu cuối): Tình cảm thắm thiết của nhà thơ đối với bạn.

Soạn văn: Bạn đến chơi nhà (hay nhất)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

Bố cục: 3 phần

– Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến

– 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

– Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn

Câu 1 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

+ Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

+ Nhịp điệu: hài hòa,

Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

– Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

– Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

– Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

+ Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

+ Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

+ Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Luyện tập

Bài 1 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc đời thường

– Ngôn ngữ trong bài Sau phút chia ly là ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng

– Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang chỉ một mình bà với tình riêng của bà

Từ khóa » Soạn Bài Bạn đến Chơi Nhà Chi Tiết