Soạn Bài: Bạn đến Chơi Nhà - Đọc Hiểu Văn Bản - TopLoigiai

Hướng dẫn Soạn bài Bạn đến chơi nhà chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học

Mục lục nội dung Tìm hiểu chung tác phẩm Bạn đến chơi nhàSoạn bài Bạn đến chơi nhà Đọc - Hiểu Câu 1. Thể thơ Câu 2. Hoàn cảnh tiếp bạn và tình cảm của nhà thơ Soạn bài Bạn đến chơi nhà Luyện tập Câu 1. Trả lời câu hỏiCác bài viết liên quan bài Bạn đến chơi nhà:

Tìm hiểu chung tác phẩm Bạn đến chơi nhà

Bố cục bài thơ: “Bác đến chơi nhà” có thể chia thành ba phần với những nội dung khác biệt và có sự nối tiếp với nhau

- Câu thơ đầu: Thể hiện tình cảm khi thấy bạn đến thăm

- 6 câu thơ tiếp: Khắc họa rõ hoàn cảnh thanh đạm, thiếu thốn khi đón tiếp bạn

- Câu thơ cuối: Khẳng định tình cảm gắn bó, thấu hiểu của hai người bạn già với nhau

Soạn bài Bạn đến chơi nhà Đọc - Hiểu

Câu 1. Thể thơ

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Đặc điểm nhận biết của thể thơ này

- Toàn bài thơ gồm có 8 câu thơ, trong đó mỗi câu gồm có 7 tiếng.

- Cách gieo vần: vần được gieo vào cuối các câu, trừ câu 3, 5 và 7.

Có thể thấy cách gieo vần ở bài thơ khá chuẩn xác theo quy tắc (gieo vần “a”) như: “nhà” (câu 1) – “xa” (câu 2) – “cá” (câu 3) – “gà” (câu 4) – “hoa” (câu 6) – “ta” (câu 8). Như vậy có nét khác giữa bài thơ và quy tắc chung là gieo vần ở câu 3.

- Giữa các câu 3-4 và 5-6 có phép đối.

Câu 2. Hoàn cảnh tiếp bạn và tình cảm của nhà thơ

Em tán thành với ý kiến khẳng định tình bạn thắm thiết, vượt lên hoàn cảnh của tác giả.

a. Theo như cách nói ở câu thơ đầu tiên, tác giả nên có cách tiếp đãi bạn thật chu đáo để thể hiện tấm lòng thịnh tình của mình. Thời gian được tác giả khắc họa là “bấy lâu nay”. Có nghĩa là quãng thời gian xa cách của hai người là khá lâu. Điều này đồng nghĩa với việc tình cảm nhớ nhung, lưu luyến nhất định sẽ rất nồng đậm. Vậy nên không có gì khó hiểu khi tác giả vui và hạnh phúc khi thấy bạn tới. Cách xưng hô “bác” cho thấy sự quí mến, trân trọng với người bạn hiền. Dựa vào thời gian và mức độ thân thiết của mối quan hệ, việc tiếp đón bạn ân cần, nồng hậu là điều mà tác giả nên làm.

b. 6 câu thơ tiếp theo khắc họa vừa chân thực lại hóm hỉnh và đầy ý nghĩa về hoàn cảnh tiếp bạn của nhà thơ. Nhà thơ xây dựng một hoàn cảnh sống thanh bạch, giản dị đến thiếu thốn. Gà thì có nhưng vườn rộng lại rào kín. Cải, cà không phải không có nhưng lại không dùng được. Tất cả những gì có sẵn đều ở độ dở dang, chưa thể dùng. Kể cả lòng có muốn thết đãi bạn thì cũng lực bất tòng tâm vì không những sức của mà sức người cũng có hạn khi trẻ đi vắng còn chợ thì đã xa, chủ nhà sức yếu chẳng thể đi. Coi như thịt cá hay rau dưa đều chẳng có đủ thì người ta vẫn có miếng trầu làm đầu câu chuyện. Nhưng trầu cũng chẳng còn mà xưa nay tiếp khách đâu thể thiếu miếng trầu.

Tuy nhiên tác giả nói không nhưng ngẫm kĩ thì lại là có. Hiện tại có thể thiếu thốn về vật chất nhưng tương lai nhất định sẽ đủ đầy. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được cái nghèo của vị quan một đời thanh liêm, đặc biệt là khi đã từ quan. Nhưng cái nghèo đó không thể khiến cụ Tam nguyên phải cúi đầu, ngược lại nhà thơ lại vô cùng tự hào về cách sống thanh bạch của mình. Ẩn sau đó là nụ cười hạnh phúc, tự tại khi được sống là chính mình, không đánh mất nếp sống của vị nho sĩ trí thức đức cao vọng trọng. Ngoài ra, đó còn là niềm hạnh phúc vô cùng quý giá khi có người bạn lặn lội xa xôi, không quản hoàn cảnh, chức tước địa vị mà tới thăm mình. Đáp lại điều đó, nhà thơ cũng lấy cái thật tình để đối đãi với tri kỉ.

c. Câu thơ cuối cùng nhấn mạnh, khắc ghi rất rõ tình bạn của nhà thơ. Đây cũng là linh hồn cho bài thơ. “Ta với ta” được hiểu là sợi dây gắn kết, kết nối của những tâm hồn tri âm, đồng điệu. Bạn và ta tuy hai mà một, tâm ý tương thông. Khi hai người đã hiểu nhau, tìm đến nhau vì cái tình cái nghĩa chứ không phải sự giàu sang phú quý thì mọi lễ nghi hay điều kiện vật chất đều là thứ yếu, tầm thường. Quan trọng hơn là “ta với ta” lại cùng lánh đục tìm trong, rời xa chốn vụi trần ô trọc để cùng nhau vui thú điền viên.

d. Nhận xét tình bạn của Nguyễn Khuyến

Đầu tiên, đó là một tình bạn vô cùng sâu đậm. Thói đời khi giàu sang vinh hiển, quan cao tước lớn thì không ít huynh đệ ở bên, bạn bè vô số. Nhưng khi cáo quan về quê, sống cuộc đời thanh nhàn không tranh không đấu, số người vẫn lui tới thăm hỏi mới thực sự là bạn. Dương Khuê không quản đường sá xa xôi đến thăm bạn hiền, quả là tình bạn sâu đậm

Đó còn là tình bạn vô cùng chân thành, không màng đến lễ nghi hay tiếp đãi về mặt vật chất. Họ tìm đến nhau là vì tâm hồn đồng điệu, vì tri âm tri kỉ.

Soạn bài Bạn đến chơi nhà Luyện tập

Câu 1. Trả lời câu hỏi

a. Tuy cùng một thể thơ nhưng ngôn ngữ sử dụng trong “Bạn đến chơi nhà” và “Sau phút chia ly” lại có sắc thái biểu cảm khá trái ngược. Ngôn ngữ mà Nguyễn Khuyến sử dụng mang màu sắc giản dị, mộc mạc xen chút trào lộng đầy hài hước. Ngôn ngữ khắc họa hình ảnh đậm chất đời thường và thuần Việt. Ngược lại, ngôn ngữ của “Sau phút chia ly” lại đậm chất ước lệ, u sầu và sử dụng nhiều từ Hán Việt.

b. Cụm từ “ta với ta” dễ khiến cho người đọc hình dung về câu thơ của Bà huyện Thanh Quan trong bài thơ “Qua đèo Ngang”. Khi đứng trước cảnh trời mây non nước rộng lớn mà cô liêu, lòng lại vương vấn bao nỗi nước tình nhà, nhà thơ nặng bao nỗi suy tư khó giãi bày, chỉ có thể thu vào lòng ”ta với ta”. Ngược lại, “ta với ta” trong thơ Nguyễn Khuyến là sự nhất thể đồng tâm của hai tâm hồn tri kỉ.

Soạn bài: Bạn đến chơi nhà (chi tiết) | Soạn văn 7

Các bài viết liên quan bài Bạn đến chơi nhà:

  • Tác giả, tác phẩm bài Bạn đến chơi nhà
  • Dàn ý phân tích Bạn đến chơi nhà

  • Soạn bài Bạn đến chơi nhà (ngắn nhất)

Từ khóa » Soạn Bài Bạn đến Chơi Nhà Chi Tiết