Bản đồ Chính Trị Thế Giới Trước, Trong Và Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ ...
Có thể bạn quan tâm
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất
Những cuộc phát kiến lớn về địa lý vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI mở đầu cho việc xâm chiếm thuộc địa. Đi đầu trong cuộc xâm chiếm này là các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đến giữa thế kỷ XVI hai nước nói trên đã trở thành các cường quốc thuộc địa. Đầu thế kỷ XVII Hà Lan cũng bắt đầu xâm chiếm thuộc địa. Từ nữa cuối thế kỷ XVII nước Anh (nước có nền kinh tế phát triển nhất lúc bây giờ) cũng bắt đầu tham gia cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Tiếp đó là Pháp và một số nước Tư bản chủ nghĩa (TBCN) khác như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Bỉ… cũng đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.
Từ cuối thế kỷ XIX các đế quốc Mỹ, Đức lúc bấy giờ chiếm ưu thế về kinh tế, giữ các vị trí số 1 và số 2 về sản xuất công nghiệp trên thế giới. Lực lượng giữa các đế quốc lớn đã thay đổi, mâu thuẫn giữa các nước đó ngày càng trầm trọng và cuộc đấu tranh nhằm chia lại thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt. Hai khối đế quốc, một khối do Anh, Pháp, Nga làm nòng cốt và một khối do Đức, Áo – Hung đứng đầu đã hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đó.
Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra
Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc đấu tranh nhằm chia lại thị trường thế giới và phạm vi thống trị giữa các nước đế quốc là nguyên nhân chủ yếu của cuộc chiến tranh này. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất ĐQCN rõ rệt. Trên 30 nước với số dân là 1.5 tỷ người đã bị lôi cuốn vào chiến tranh. Cuối năm 1918, chiến tranh kết thúc với sự thất bại của Đức và các đồng minh của Đức.
Trong khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn biến thì ở Nga cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại nổ ra và thành công. Cuộc cách mạng có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới này đã mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi của tư tưởng Mác – Lênin, thời đại sụp đổ của Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ). Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười đã đánh dấu giai đoạn thứ nhất cuộc tổng khủng hoảng của CNTB. Những thay đổi to lớn bắt đầu diễn ra trên bản đồ chính trị thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Sau khi chiến tranh chấm dứt, Hội nghị Hòa bình được triệu tập ở Vecxây (gần Pari, thủ đô nước Pháp). Hệ thống hòa ước Vecxây được ký kết. Những nước thua trận chịu khá nhiều thiệt thòi, còn những nước thắng trận, đặc biệt là Anh và Pháp được hưởng nhiều quyền lợi. Đức mất toàn bộ thuộc địa của mình. Các thuộc địa của Đức ở châu Phi theo nghị quyết của Hội Quốc Liên thuộc quyền ủy trị của Anh, Pháp, Bỉ và Liên bang Nam Phi. Các thuộc địa của Đức ở châu Đại Dương chủ yếu thuộc quyền ủy trị của Nhật. Đức phải trả lại cho Pháp hai tỉnh Anđat và Loren mà Đức đã chiếm từ cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), mặt khác phải nhượng vùng Xa cho Pháp trong thời hạn 15 năm.
Ngoài ra, Đức còn phải trả lại cho Bỉ, Đan Mạch và Ba Lan một số vùng đất đai mà trước đây Đức chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của mình. Diện tích nước Đức so với trước chiến tranh giảm đi 1/3. Nước Ba Lan sau chiến tranh đã có một lối hẹp thông ra biển Ban Tích. Nhưng năm 1917 – 1918, các nước Ba Lan, Phần Lan và các nước giáp biển Ban Tích (Extônia, Latvia, Litva) nguyên là các bộ phận lãnh thổ của đế quốc Nga trước đây đã trỏ thành các nước cộng hòa tư sản. Lợi dụng lúc nước Nga Xô Viết gặp phải muôn vàn khó khăn, nhà nước Địa chủ tư sản Ba Lan đã cho quân chiếm đóng miền Tây Ukraina và miền Tây Belarus, còn Rumani thì chiếm miền Betxarabi (thuộc Mondavia) và miền Bắc Bukovina (thuộc Ukraina).
Tại miền Trung Âu, đế quốc Áo – Hung tan rã và các quốc gia mới đã ra đời là Tiệp Khắc, Áo, Hungari. Trên miền Tây bán đảo Bancăng, nước Nam Tư cũng đã xuất hiện trên cơ sở sự thống nhất lãnh thổ giữa Serbia và một số vùng đất đai của người Slavơ tại miền Nam đế quốc Áo – Hung trước đây.
Bungari là đồng minh trong chiến tranh của Đức, ở vào địa vị nước thua trận nên đã bị cắt một phần đất phía nam cho Hy Lạp, do đó không còn lối thông ra biển Angiê nữa.
Đê quốc Ôttôman mà trung tâm là Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã suy yếu từ thế kỷ XVII nay sụp đổ hoàn toàn. Là nước thua trận, Thổ Nhĩ Kỳ mất toàn bộ các thuộc địa cũ của mình. Những thuộc địa này ở châu Phi, Trung Cận Đông được chuyển giao cho Anh và Pháp dưới hình thức đất đai ủy trị. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của CNĐQ nhưng cuộc Cách mạng Tư sản Thổ Nhĩ Kỳ (1923) đã cứu nước này thoát khỏi nguy cơ đó và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước cộng hòa tư sản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh và Pháp có thêm cơ hội để mở rộng hơn nữa các hệ thống thuộc địa của mình, vì phần lớn các thuộc địa trước đây của nước Đức được Hội Quốc Liên giao cho hai nưóc này cai trị.
Hội Quốc Liên là một tổ chức quốc tế ra đời năm 1919. Tổ chức này theo quy định có nhiệm vụ ngăn ngừa chiến tranh, duy trì hòa bình trên thế giới, nhưng trên thực tế đã trở thành công cụ bảo vệ những thành quả mà các nước thắng trận đã giành được trong chiến tranh, là công cụ để củng cố các hệ thống thuộc địa của các đế quốc Anh và Pháp.
Việc phân chia lại thế giới trên cơ sở hệ thống hòa ước Vecxây mang tính chất tạm thời. Mâu thuẫn giữa hệ thống XHCN và hộ thống TBCN không ngừng tăng lên. Liên Xô, nước XHCN đầu tiên trên thế giới ngày càng trở nên vững mạnh. Trong khi đó, hệ thống TBCN thế giới những mối mâu thuẫn, kể cả mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và các nước bại trận ngày càng gay gắt. Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929-1933 làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế nhiều nước tư bản và làm cho hệ thống TBCN thế giới thèm suy yếu.
Được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây, chủ nghĩa quân phiệt Đức nhanh chóng được phục hồi, tiềm lực kinh tế và quân sự của nước này ngày càng được tăng cường. Sau khi chế độ phát xít Hitle được thiết lập (1933) nước Đức ngày càng lộ rõ ý đồ đòi chia lại thị trường thế giới một lần nữa và đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh thế giới mới.
Trục Beclin – Rôma – Tôkyô được thành lập và sau đó không lâu, các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bắt đầu tiến hành xâm chiếm đất đai một số nước. Ở miền Viễn Đông châu Á, ngay từ năm 1931 Nhật đã chiếm miền Đông Bắc của Trung Quốc và đến năm 1937 mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nước này. Năm 1935, quân đội phát xít Ý xâm chiếm Êtiôpia. Năm 1939, Ý tấn công Anbani. Bọn phát xít Hitle ngày càng tăng cường những hành động xâm lược, năm 1938 thôn tính nước Áo, năm 1939 chiếm đóng nước Tiệp Khắc và tỉnh Claipct của Litva.
Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng tăng và trên thực tế, việc phân chia lại thị trường thế giới giữa các nước đế quốc đã bắt đầu.
Phần tiếp theo: Bản đồ chính trị thế giới trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai
Từ khóa » Tính Chất Của Ww1
-
Tính Chất Của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất - Luật Hoàng Phi
-
Hãy Phân Tích Tính Chất Của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất.
-
Hãy Phân Tích Tính Chất Của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất
-
[LỜI GIẢI] Tính Chất Của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914 - 1918) Là
-
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Việt Nam Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất - Wikipedia
-
Vì Sao Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914-1918) Mang Tính Chất Phi ...
-
Tại Sao Nói Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Là Cuộc Chiến Tranh Phi ...
-
Nội Dung Nào Phản ánh đúng Tính Chất Của Chiến Tranh Thế Giới Thứ ...
-
8 Sự Kiện Lịch Sử Dẫn đến Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất | VOV.VN
-
Lý Thuyết: Diễn Biến Và Kết Cục Của Chiến Tranh Sử 11
-
Quy Mô Của 2 Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Và Thứ Hai
-
Hội Đam Mê WW1-WW2 | Cuộc Chiến Giữa Hiệp Chúng Quốc Hoa ...