Bản đồ định Vị Thương Hiệu Là Gì? 5 Bước Xác Lập Hiệu Quả - Bizfly

Mục lục [Hiện]
  1. Bản đồ định vị thương hiệu là gì?
  2. Các bước lập bản đồ định vị thương hiệu 
    1. Xác định khách hàng mục tiêu 
    2. Chọn trục giá trị 
    3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 
    4. Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm 
    5. Quyết định phương án định vị 

Để có thể định vị thương hiệu trở nên chuyên nghiệp và chất lượng hơn thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng một bản đồ định vị thương hiệu. Vậy bản đồ định vị thương hiệu là gì và cách xác lập bản đồ hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết được Bizfly chia sẻ ngay sau đây.

Bản đồ định vị thương hiệu là gì?

Bản đồ định vị thương hiệu​ là một hệ trục toạ độ có khả năng thể hiện được giá trị của từng thuộc tính khác nhau. Dựa vào bản đồ định vị này mà các nhà nghiên cứu, các tổ chức doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được vị trí sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng vị trí của đối thủ cạnh tranh để tiến hành so sánh.

Bản đồ định vị thương hiệu là gì

Bản đồ định vị thương hiệu là gì? 

Thông thường, một sơ đồ định vị thương hiệu sẽ được doanh nghiệp thiết lập chủ yếu dựa trên hai trục giá cả và chất lượng. Hoặc cũng có thể là các thuộc tính cụ thể hoá khác để tạo nên sự rõ ràng hơn khi so sánh.

Các bước lập bản đồ định vị thương hiệu 

Để có thể thiết lập được một bản đồ định vị thương hiệu hiệu quả, mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp thì bạn cần phải thực hiện các bước cơ bản được chia sẻ dưới đây.

Xác định khách hàng mục tiêu 

Khách hàng mục tiêu chính là người sẽ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được doanh nghiệp bạn cung cấp trong tương lai. Họ có thể là một cá nhân, một nhóm nhỏ hoặc một phân khúc mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu 

Chính vì vậy, việc xác định được rõ ràng khách hàng mục tiêu là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần tập trung khi xây dựng bản đồ định vị thương hiệu. Để có thể xác định được chính xác các đối tượng mục tiêu mà mình mong muốn, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Đối tượng khách hàng nào sẽ mua và sử dụng sản phẩm của bạn?
  • Khách hàng đang mong muốn tìm kiếm được điều gì ở sản phẩm?
  • Tại sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ?
  • Vị trí và tầng lớp chính xác của các đối tượng khách hàng là ở đâu?
  • Khi nào thì khách hàng tiến hành mua sản phẩm?

Chọn trục giá trị 

Mục đích chính và cuối cùng của việc thiết lập bản đồ định vị thương hiệu chính là xây dựng được một hệ trục toạ độ có khả năng thể hiện được sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng so sánh được sản phẩm với đối thủ cạnh tranh đồng thời xác định được vị trí sản phẩm của mình trên thị trường.

Chọn trục giá trị trên bản đồ định vị thương hiệu

Chọn trục giá trị trên bản đồ định vị thương hiệu

Và hai yếu tố giá cả và chất lượng thường được các chuyên gia sử dụng để xây dựng bản đồ một cách chính xác nhất. Dựa trên hai yếu tố này, doanh nghiệp có thể đưa ra được những định hướng và bước đi rõ ràng nhất là trong chiến lược định vị thương hiệu. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Trên mỗi một phân khúc khách hàng sẽ tồn tại rất nhiều doanh nghiệp đối thủ của bạn bởi có thể khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới cũng là khách hàng mục tiêu của họ.

Và tất nhiên, bản chất của định vị thương hiệu chính là tạo ra được nét độc đáo và riêng biệt.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc làm vô cùng quan trọng khi xây dựng bản đồ định vị thương hiệu

Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc làm vô cùng quan trọng khi xây dựng bản đồ định vị thương hiệu

Vì vậy, trước khi chọn hướng đi cho mình, bạn phải tiến hành nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh thật kỹ lưỡng đồng thời tập trung tìm hiểu về cảm nhận của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của bạn và đối thủ. Từ những phân tích đó, bạn có thể dễ dàng xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và nhu cầu của khách hàng để đưa ra các phương án tốt nhất giúp cải thiện sản phẩm.

Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm 

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng đều chịu những ảnh hưởng đáng kể bởi mỗi một thuộc tính khác nhau của sản phẩm. Chính bởi vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ các thuộc tính của sản phẩm để đảm bảo quá trình xây dựng bản đồ định vị thương hiệu được tiến hành một cách hiệu quả.

Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm giúp việc xây dựng bản đồ định vị thương hiệu dễ dàng hơn

Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm giúp việc xây dựng bản đồ định vị thương hiệu dễ dàng hơn

Để nghiên cứu, phân tích các thuộc tính sản phẩm một cách tốt nhất để tiến hành cải tiến và định vị thương hiệu thì bạn có thể sử dụng hai cách sau:

  • Phân tích cấu tạo và công dụng bao gồm: Thành phần nguyên liệu, công nghệ sản xuất tiên tiến và mức độ hiệu quả của thuộc tính.
  • Dịch vụ thương mại bao gồm: Chính sách khuyến mãi, cơ chế bảo hành và các hình thức thanh toán. 
  • Các doanh nghiệp khi dựa trên bảng phân tích thuộc tính này sẽ có thể thiết lập được một bản đồ định vị thương hiệu chính xác hơn và hiệu quả hơn. 

Quyết định phương án định vị 

Trước khi thực hiện việc đưa ra các quyết định về phương án định vị thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc một cách kỹ càng hai yếu tố cơ bản bao gồm mức cầu dự kiến thị trường và mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bởi nếu doanh nghiệp muốn thực hiện chiến lược thống trị giá cả trên thị trường thì bạn phải hướng tới các phân khúc có chứa các đối tượng khách hàng tiềm năng cao hơn.

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp đều nên chú trọng đầu tư cho việc xây dựng bản đồ định vị thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh và tìm ra hướng cải thiện thương hiệu để nó trở nên nổi bật hơn và dễ nhận diện hơn các đối thủ khác.

Qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết của BIzfly đã có thể giúp bạn nắm rõ được định nghĩa cũng như các bước thiết lập bản đồ. Từ đó, có thể dễ dàng tạo nên được sự khác biệt và gia tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu mình.

Từ khóa » Bản đồ định Vị Thị Trường