Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt

VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước

Home TàuCộng KhóThắng BiểnĐông Tham-Luận Biển Đông Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary Dự-Án Song-Tử Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN Biển Đông 74,000 năm trước Hải-đồ DângGiặc Bản-Đồ Bắc TrườngSa BảnĐồ MalaysiaViệtNam Nước Việt Hình Chữ S RVN-CDWR-MainBody.pdf Hải Phận Triệu Km2 Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp) Hải Phận Valencia TàiLiệu PhápLý BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt VịnhBắcViệt LáThư Gởi Đầy Tớ Law of the Sea Forum Openings RVN WhitePaper75 ChinaPropaganda-LuuVanLoi TiếngNóiVịnhBắcViệt VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế HảiGiới ViệtHoa Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai LêChíQuangPhảnÐối CácĐội HoàngSa NamQuan BiểnĐông ThiênKỷMới Biển Đông Ô Nhiễm VịnhBắcViệt-HàngHải VịnhBắcViệt-HuyềnThoại NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa Chủ Quyền HoàngTrường HảiThươngBiểnÐôngCổThời BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện Hải Chiến Hoàng Sa HQ16ÐàoDân HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến Chuyện Một Con Tàu NgườiBạnHảiQuân BạnTôiSầuÐông HồngNhanMộtThời CâyÐinh NhữngÔngThánh ÐờiSống CăngThẳng HỗnChiến NgỗngTuyết NgườiĐànBà CònNụCườiNào SóiGià SachMoiNgoTheVinh TranhCổTấnTinhChâu HảiQuân Còn Mất TuầnThám NguyễnVănƠn FutureDestroyer Mischief Situation DER-HQ4 To Chuc HQVNCH Forgotten ASPB Études Vietnamiennes Environments'Protection VN Water Culture Legends-Water Realm Useful Books&Maps VN Sovereignty Vietnam Energy Raft Across Pacific Triết Lý Nước HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam Ðịa Lý Biển Ðông Thuật Ngữ Hàng Hải NgườiViệt KhámPhá MỹChâu Ngày HảiQuân1973 Lịch Sử Thuyền Bè Bài Vè Thủy Trình Petrus Ký&VănHoá Thuyền Photo Album Người Thủy Thủ Già SoạnThảo HảiSử MộtNgàyVớiÐÐCang Lược Sử Nước PhanQuỳnh NguyễnVănLục HT Nguyễn Văn Lộc VũNgọcRuẩn BốTôi VũVănToàn ThơVăn HoàngĐìnhBáu KỷNiệm ÐờiQuânNgũ ChiếcBình TháiLọ ChânDung SVSQHQXI BảoBình&HìnhẢnh Quê Nhà 50 Năm Trở Lại ChuVănAn2B3-1956 Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma AnhHùng NguyễnThànhSắc ThuỷThủĐoàn HQ-4 ChiếnThuật ĐầuChữ T HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa TrangHình HảiChiến HoàngSa Trận HoàngSa Hồ Hải Hải-Chiến theo Trung-Cộng Hải-Chiến theo BùiThanh Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến TâySa HảiChiến QuanBinhTC HoàngSa1974 HQ16-HQ5 Bắn Nhau HQ5-Rã Ngũ Đại-Tá Ngạc Ở Đâu ChuyệnMột ConTàu Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa DanhSách CốThủ HoàngSa TrươngVănLiêm-HQ5 TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu AnhHùng BH NguyễnVănVượng TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ TaoBanNuocKhong VĩnhBiệt NguyênNhi CáchNhìn LịchSử XâmLược NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm HànhQuân TrầnHưngĐạo47 Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4 Tài-Liệu CTCT/VNCH Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT Lố bịch kiểu Tàu phù Hải-Chiến theo LữCôngBảy Phòng-Tai của HQ-4 Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch AnhHùng BùiQuốcDanh VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo Anh-Hùng Vương-Thương VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui Người AnhHùng HoàngSa Thư HT PhạmTrọngQuỳnh Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn Tìm Hiểu Gerald Kosh Văn Tế HoàngSa Những BàiCa HảiChiến HS Thư Người Giám-Lộ BứcThư 15 Năm 24 Years After Naval Battle Tiểu Sử Vũ Hữu San Tựa ToànTập Tổng-kết Hải-Chiến Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục Thư Riêng Về Đơn-Vị Giới Thiệu Gặp lại Niên-Trưởng NBT TrùmMền HôXungPhong

Bản-đồ phân chia Vịnh Bắc-Việt

Vũ Hữu San

Bản-đồ trong Văn-bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

Ngoài biền không có núi, sông, làng xóm, cao-độ… như thấy trong Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền [3]. Tọa-độ địa-dư (kinh-độ, vĩ-độ) kèm theo đã xác-định vị-trí của sự phân-định.

Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định 25.12.2000 (BĐNNG). Đường này là tập hợp những đoạn thẳng tuần tự nối liền 21 điểm phân định.

Bảng liệt-kê toạ-độ các điểm phân-định.

Điểm 1 (21o28"12.5" Bắc - 108o06"04.3" Đông) nằm ở cửa sông Bắc Luân.

Điểm 21 (17o47"00" Bắc - 107o58"00" Đông) nằm ở giữa Đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) và Mũi Oanh Ca (Đảo Hải Nam,Trung Quốc). Đường chéo nối liền hai địa điểm này là đường đóng Vịnh Bắc Bộ.

Đưng phân-chia trong bản-đồ phân-chia như trên (dấu trong Hồ Sơ Mật của Hà-Nội khá lâu) - đã được Hà-Nội Và Bắc-Kinh công-bố năm 2004 - cho ta thấy sự bất-bình-đẳng của "hiệp định phân định Vịnh Bắc-Bộ". Bất cứ một ai nhìn bản-đồ trên, lập-tức thấy rõ-ràng. Giới-chức CS nào nói lời "chia cắt công-bình" chỉ là kẻ ngụy-biện, vô lương-tâm, hay xin lỗi, ...mù mà thôi.

Trừ điểm khởi-hành tồi biên-giới Móng-cái / Quảng-Tây, tất cả các điểm mốc từ số 2 đến số 21 đều lấn sâu vào bờ biển Việt-Nam. Sự sai-biệt khoảng cách "ưu-đãi" đến bờ biển Trung-Hoa quá lớn, có nơi vượt trội tới gần 30 hải-lý (tại điểm số 17), 25 hải-lý (tại điểm số 14). Quái gở nhất là từ điểm 13, đường phân-định thọc sâu vào phía lãnh-thổ Việt Nam thêm 9 Hải-lý (#17 Km) nữa (đến điểm 14) để TC chiếm sao cho hết vùng thủy-tra-thạch cửa Sông Hồng. Như vậy khu-vực giữa Vịnh có tiềm-năng dầu khí đã hoàn-toàn mất cả rồi!

Hải-giới và Hải-phận theo Lịch-Sử

BĐNNG trên là tấm bản-đồ có đầy-đủ tọa-độ đầu-tiên để mọi người có thể phân-tích nhiều vấn-đề về hải-phận trong Vịnh Bắc-Việt.

Xưa kia, Sử Việt-Nam đã từng ghi chép chữ “hải-giới”, nhưng dĩ-nhiên là không có tọa-độ, vì thời đó chưa có phương-pháp định-vị như ngày nay.

Trong "Hành Lục Tập", sứ-giả Tống-Cảo đã viết: "Cuối Thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi đi đến hải-giới Giao-Chỉ, Nha Nội đô chỉ-huy-sứ của Hoàn là Đinh-Thừa-Chính đem chín chiến-thuyền và 300 quân đến Thái-Bình-Trường (Liêm-Châu) để đón. Từ cửa sông đi ra biển lớn, xông-pha sóng gió, trải bao nguy-hiểm, đi nửa tháng trời đến sông Bạch-Đằng... Đến Trường-Châu thì đã gần đến kinh-đô nước ấy. (Lê) Hoàn đem hết thủy-quân và chiến-cụ ra để thị-uy. Từ đó đi đêm đến bờ biển, cách Giao-Châu chừng 10 dậm về kinh-đô Hoa-Lư...

Khi tiếp sứ, ý nhà Vua (Lê Hoàn tức Lê Đại Hành, 980 - 1005) ) còn muốn nhấn mạnh một lần nữa, xác-nhận biên giới Đại-Việt. Vua bảo Cảo rằng: "Sau này có quốc thư thì cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa". Cảo về tâu, vua Tống bằng lòng.[4]

“Hải-giới Thái-Bình-Trường Liêm-Châu” sau 9 thế-kỷ bị lùi lại[5], theo Công ước ngày 26.6.1887 (thường được gọi là Công ước Constans[6]) ký giữa Pháp và Trung-Hoa).

Trong bài nghiên-cứu Ðường Biên-Giới Trên Biển của Việt-Nam, Pierre-Bernard Lafont có ghi: “…đã được nhập vào với sự thương-thuyết về biên-giới giữa Pháp và Trung-Hoa, để đưa đến việc ký kết vào ngày 26 tháng 6 năm 1887 một Công-Ước, được biết dưới tên công-Ước Constans mà điều 2 của công-Ước nầy ghi rằng đường kinh-tuyến Ðông 105 độ 45 phút Paris, tương-ứng với đường kinh-tuyến Ðông 108 độ 03 phút 18 giây Greenwich, là đường biên-giới giữa hai nước trong Vịnh Bắc-Bộ."[7]

Văn kiện duy nhất được thoả thuận giữa Paris và Bắc Kinh bắt đầu đề-cập tới tọa-độ địa-dưvới đường kinh-tuyến Ðông Paris 105 độ 45 phút là biên-giới biển. Trong suốt thời-gian hiện-diện tại Việt-Nam, Hải-Quân Pháp đã tuyệt-đối tuân-thủ hải-phận này. Chiến-hạm chiến-đĩnh Pháp tuần-tiễn chận bắt giặc cướp từ đất liền ra, bọn hải-tặc xâm-nhập vào, bọn buôn-bán hàng lậu, ma-túy; giữ vững an-ninh thủy-lộ vịnh Bắc-Việt phần phía Tây của Kinh-tuyến đã ký-kết.

Ông Nguyễn Ngọc Giao cho rằng Công ước Constans hoàn toàn không đề cập tới lãnh hải, thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế[8]. Đúng là lúc đó chưa có “vùng đặc quyền kinh tế” thật, nhưng thực-tế việc phân-định hải-phận trong Vịnh Bắc-Việt vì nhu-cầu khẩn-thiết thật rõ-ràng.

Vào cuối thế-kỷ 19, vấn-đề an-ninh liên-hệ đến hải-phận như mật-thiết đến như thế nào, tài-liệu giấy tờ sách sử Việt-Pháp-Trung Hoa ghi rất chi-tiết. Tình-hình Vịnh Bắc-Việt hồi 1887 thúc đẩy người Pháp phải xác-định rõ ràng biên-giới trên biển để họ dễ kiểm-soát và bình-định xứ Bắc-kỳ. Khu-vực Vịnh Bắc-Việt là vòng đai nước “nhỏ hẹp”, gần như nội-hải chẳng phải rộng lớn như những vùng đặc quyền kinh tế 250-350 hải-lý chạy ra đại-dương mà ta thấy ngày nay. Ngoài khơi Vịnh Bắc-Việt, một chiếc Khu-Trục-Hạm Pháp chỉ cần 3 giờ là bao hết khu-vực đường bán kính 65 hải-lý, cho dù khi truy-kích, chạy tới Kinh-Tuyến Ðông 108 độ 03 phút 18 giây Greenwich cũng dễ-dàng nhanh chóng. Một trong những nguyên-nhân người Pháp phải ký-kết để xác-nhân hải-phận theo kinh-tuyến Ðông 105 độ 45 phút Paris chính là lẽ đó!

Còn người Trung-Hoa thì sao? Rõ ràng là họ cũng muốn hải-phận trong Vịnh Bắc-Việt được chia cắt một cách rõ-ràng để giữ an-ninh cho chính nước Trung-Hoa. Chính-phủ họ đã nhiều khi, phải nhờ cả các chiến-hạm Hải-Quân Tây-phương như Anh, Pháp tiễu-trừ giúp hải-khấu trong Vịnh Bắc-Việt đó sao?! [9]

Sự Rõ-ràng và Chính-xác của Công-ước 1887

Việt Nam Có Cần Phải Phân Ðịnh Lãnh Hải Trong Vịnh Bắc Việt Với Trung-Hoa?

Tiến-Sĩ Trương Nhân Tuấn trả lời câu hỏi trên trong bài: “Phân Ðịnh Lãnh Hải Việt Nam Và Trung Hoa Trong Vịnh Bắc Việt” như sau.

Công-Ước Constans ký tại Bắc-Kinh ngày 16-6-1887 liên-quan về Biên-Giới vẫn còn hiệu-lực đến ngày hôm nay. Có nghĩa là đường kinh-tuyến Ðông Paris 105 độ 45 phút, tức là đường kinh-tuyến Ðông Greenwich 108 độ 03 phút 18 giây, vẫn còn là đường biên-giới giữa hai nước Việt-Hoa. Việt-Nam và Trung-Hoa vì thế không cần phải phân-định lãnh-hải trong Vịnh Bắc-Bộ thêm lần nữa.

Nhưng ta có thể đặt câu hỏi nên hay không nên Xét Lại đường biên-giới này? Vấn-đề đặt ra, đương-nhiên, là đường biên-giới trong Vịnh Bắc-Bộ đã được Công-Ước Constans 26-6-2003 xác-định có rõ-ràng và chính-xác hay không?

Rõ-ràng? Chắc-chắn là rất rõ-ràng, bởi vì những ghi-chú ở bản-đồ đính kèm Công-Ước đã quá cụ-thể: Le méridien de Paris 105° 43’ qui passe par la pointe orientale de l’ile Tra-Co, forme la frontière à partir du point où s’est arrêté le traité de la convention. Tạm dịch: Ðường kinh-tuyến Paris 105 độ 43 phút đi qua đông-điểm của đảo Trà-Cổ, làm thành đường biên-giới bắt đầu tại điểm mà điều-ước của Công-Ước chấm dứt. Không thể viết rõ-ràng hơn nữa.

Chính-xác? Tuyệt-đối chính-xác, vì đường kinh-tuyến Ðông Paris 105° 43’ sẽ bất-biến theo thời-gian.

Như thế không bên nào, Việt-Nam hay Trung-Hoa, có thể vịn vào việc thiếu chính-xác hay không rõ-ràng của Công-Ước Constans 26-6-1887 để mà yêu-cầu phân-giới lại.[10]

Ông Pierre-Bernard Lafont cũng từng viết rằng: " Đó là sự xác-định đường biên-giới trên biển. Từ thỏa-ước đó, không một thỏa-ước nào khác cần ký-kết về vấn-đề biên-giới trên biển nữa." [11]

Ngay chính Hà-Nội, trong nhiều thập-niên vừa qua, cũng đã giữ những quan-điểm và lập-trường như vậy. Đặc-biệt là vào năm 1982, Nhà nước CSVN nghiêm-chỉnh xác định rằng biên giới lãnh hải của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ phải theo Công ước 1887 tức là 63% diện tích vịnh. Họ thường xuyên tuyên bố đường biên giới trong vịnh giữa VN và TQ đã được phân định rõ ràng theo Công ước 1887.

Ông Nguyễn Trúc Giang đưa lý-luận như sau: Hiệp định 1887 đã phân chia lãnh hải trong vịnh Bắc Việt một cách hợp lý, với cách nhìn của thế giới vào cuối thế kỷ thứ 19. Trên mặt lý thuyết thì sự phân chia không thật sự phù hợp với những quy ước mới ghi trong Luật về Biển do Liên Hiệp Quốc đề xướng mà Việt Nam lẫn Trung Hoa đều ký kết. Nhưng Luật về Biển cũng nhắc rằng các quốc gia cũng phải dựa vào các sự kiện lịch sử để phân chia các lãnh hải một cách công bằng. Vị trí của đảo Bạch Long Vĩ cũng phải được chú trọng vì tầm quan trọng của đảo này đối với đời sống của những người dân Việt trong vịnh sống bằng nghề đánh cá. Nhưng rốt cuộc, các điểm quan trọng này không được thấy thể hiện qua hiệp định vừa ký kết [12]

Nguyên-tắc phân chia Hải-phận theo Luật hiện-hành

Công-tâm mà nói Công-Ước Constans đúng như một thứ “luật” mà hai bên Việt-Nam và Trung-Hoa đáng lẽ phải thi-hành nghiêm-chỉnh. Diễn-biến thực-tế hiện nay đã thay đổi, Trung-Hoa không thi-hành Công-Ước, bắt buộc Việt-Nam phải phân-định lại hải-phận. Nếu đành phải tái chia-cắt Vịnh Bắc-Việt theo Luật Biển mà hai phe đều ký nhận, Vịnh biển phải được phân-định như thế nào cho đúng luật lệ?

Trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, "United Nations Convention on the Law of Sea”, 1982[13] (Viết tắt là UNCLOS hay Luật Biển LHQ) có một trong những mục quan-trọng nhất là phần “Nguyên-tắc Phân chia Hải-phận” cho các quốc-gia duyên-hải. Vì sự tranh-chấp chủ-quyền trên biển dễ-dàng dưa tới những hành-động võ-lực giữa những quốc-gia láng giềng, Luật Biển LHQ trình bày cách-thức phân chia hải-phận rất chính-xác, rõ-ràng và rất dễ hiểu.

Ngay trong Thoả-ước Geneva 1958 về Lãnh-Hải và Vùng Phụ-cận (mà sau này Luật Biển có tham-chiếu), cũng đã đề-cập đến việc phân-chia hải-phận theo các trung-điểm và các đường trung-tuyến chạy giữa hai đường bờ biển. Đó là nguyên-tắc sử-dụng để ấn-định vị-trí biên-giới biển giữa hai quốc-gia.[14]

Sau nhiều lần sửa chữa, nội-dung những điều này đã được diễn-tả bằng những lời văn ngắn gọn, chính-xác. Trong trường-hợp hai quốc-gia láng giềng như Trung-Hoa và Việt-Nam không đi đến thỏa-thuận cùng nhau chia-cắt hải-phận theo những cách riêng, thì UNCLOS áp-dụng Đoạn 12 Điều 15: phân chia theo trung-tuyến “median line” mà từ mọi điểm trên đó phải có cùng khoảng cách đến các điểm gần nhất của đường cơ sở lãnh-hải hai quốc-gia. Nguyên văn như sau:

SECTION 2. LIMITS OF THE TERRITORIAL SEA

Article 15 Delimitation of the territorial sea between States with opposite or adjacent coasts Where the coasts of two States are opposite or adjacent to each other, neither of the two States is entitled, failing agreement between them to the contrary, to extend its territorial sea beyond the median line every point of which is equidistant from the nearest points on the baselines from which the breadth of the territorial seas of each of the two States is measured.[15]

Những hình vẽ mẫu căn-bản

Để việc trình-bày được rõ-ràng, các cơ-quan LHQ cũng như nhiều luật-gia đưa ra các hình vẽ mẫu có thể dùng làm căn-bản. Họa-viên cũng thường sử-dụng những bản-đồ chia cắt đã thành án-lệ để đề-nghị những đường phân-chia hải-phận cho những quốc-gia đang tranh cãi.

(1) Cách vẽ Vành đai Lãnh-hải 12 Hải-lý

Trước hết là mẫu vẽ đường vành đai lãnh-hải 12 Hải-lý dọc bờ biển khi nước ròng sát[16]. Dưới đây là hai mẫu họa đồ với phần phụ-chú (nguyên-văn Anh-ngữ) được ghi phía dưới trang.

Figure 1 [17] Figure 2 [18]

(2) Cách vẽ đường phân-chia hải-phận

Sau khi có đường vành đai lãnh-hải 12 Hải-lý làm căn-bản, họa-viên tiếp-tục vẽ đường phân-chia hải-phận hai quốc-gia láng giềng bằng cách định các trung-điểm, sau đó nối các trung-điểm lại với nhau thành trung-tuyến. Các mẫu vẽ tương-tự như trình-bày ở đây. Phần phụ-chú (nguyên-văn) được ghi phía dưới trang.

Figure 3 [19] Figure 4 [20]

(3) Một số đường phân-định hải-phận hiện hành

Dưới đây là những bản-đồ được tìm thấy trong các hồ-sơ về tranh-chấp hay thỏa-hiệp hải-phận. Nhờ theo đúng tinh-thần UNCLOS mà trong thời-gian những thập-niên gần đây, những vụ tranh-chấp về hải-phận đã được phân-xử thỏa-đáng giữa các quốc-gia láng giềng, không có chiến-tranh xảy ra.

Hình A- Phân-chia hải-phận giữa Yemen và Eritrea. Hình B- Hải-phận giữa Hoa-Kỳ và Canada.

Hình C- Đường phân-chia biển Caspian. Hình D- Phân-chia hải-phận giữa Bahrian, Qatar, Saudi Arabi

Quan-sát những đường phân-định trên, ta thấy rằng cách phân-chia hải-phận rõ-rệt độc-nhất là theo đường trung-tuyến với những ưu-đãi hơn một chút cho quốc-gia nào có nhiều đảo nhỏ (hình a: hải-phận Yemen nhiều hơn Eritrea). Giữa Hoa-Kỳ và Canada, các đảo nhỏ bé cũng được tôn-trọng như bờ biển (hình b). Phương-cách họa-hình là thiết-lập những đường phân chia giản-dị, cho dù phải chia phần cho nhiều nước (hình c: việc phân-định có liên-hệ tới 5 quốc-gia duyên-hải quanh Biển Caspian) hay phải bao quanh ba mặt cho một quốc-gia (hình d: hải-phận của Bahrian lọt thỏm giữa Qatar và Saudi Arabia).

Có những nước chưa ký-nhận thi-hành thỏa-ước như Hoa-Kỳ, cũng chấp-nhận nguyên-tắc phân-chia hải-phận theo trung-tuyến “đồng khoảng cách” này.

Luật Biển LHQ và Trường-hợp Vịnh Bắc-Việt

Hai chính-phủ Bắc-Kinh và Hà-Nội đã chính-thức công-bố cùng tôn-trọng, thi-hành Luật Biển LHQ. Việc phân-chia Hải-phận đáng lẽ cứ đúng điều-lệ LHQ mà làm, khỏi cần thương-thuyết cũng xong. Thế-giới loài người luôn-luôn hoan-nghênh tinh-thần “thượng-tôn luật-pháp” như vậy.

Một số bản-đồ đề-nghị phân-chia Vịnh Bắc-Việt theo tinh-thần Luật Biển LHQ đã được vẽ ra một cách vô-tư bởi những người ngoại-quốc. Chúng tôi xin đơn-cử hai bản-đồ tiêu-biểu sau đây:

(1) Bản-đồ của Viện Đại-học Texas

Trong giai-đoạn Việt-Nam và Trung-Hoa đụng-độ và tranh-chấp biên-giới, Viện Đại-học Texas đưa ra tấm bản-đồ về biên-gìới trên đất cũng như ngoài biển. Đường phân-định năm 1887 và đường trung-tuyến Median Line theo Luật Biển LHQ được biểu-thị chính-xác. Ðịa-chỉ internet:

http://www.lib.utexas.edu/maps/middle_east_and_asia/china_vietnam_border_88.jpg

Tấm bản-đồ của Viện Đại-học Texas về biên-gìới trên đất cũng như ngoài biển. Đường phân-định năm 1887 và đường trung-tuyến Median Line vẽ theo Luật Biển LHQ

(2) Bản-Đồ của Luật-Sư Valencia

Luật-Sư Valencia thuộc Viện Đông Tây ở Hawaii từng công-bố nhiều bản-đồ phân-chia hải-phận Biển Đông. Vịnh Bắc-Việt được Viện này lưu-tâm ngay từ thập-niên 1970, tấm bản-đồ sau đây từng được nhiều người biết đến, làm mẫu-mực cho nhiều trường Đại-học, đặc-biệt các phân-khoa Luật khắp nơi sử-dụng làm tài-liệu mỗi khi đề cập đến Vịnh Bắc-Việt.

Sơ-lược sự hình-thành Đường Phân-định theo Bản-Đồ của Luật-Sư Valencia:

Nối tâm của những vòng tròn nội-tiếp giữa hai đường bờ biển (một số vòng tượng-trưng như trong hình trên) người ta vẽ ra được đường phân-chia hải-phận. Càng vẽ nhiều vòng tròn thì họa-viên càng có nhiều tâm-điểm (tức trung-điểm), và đường trung-tuyến phân-định hải-phận (bằng cách nối các trung-điểm) sẽ thêm phần chính-xác.

Có thực là 53% không?

Trong lịch-sử nhân-loại, chưa thấy nước nào khi bị quốc-gia láng giềng chiếm-đoạt lãnh-thổ và hải-phận mà lại hoan-hỉ như Việt-Nam. Tinh-thần tự-trọng, sĩ-khí danh-dự ở chỗ nào? Hy-vọng những nhân-vật liên-hệ đến sự kiện nhơ-nhớp này hãy suy-nghĩ lại trước khi lịch-sử ghi tên tuổi các anh. Sau này lúc con cháu xem đến những trang này, ắt sẽ phải cúi mặt xuống, xấu-hỗ thay cho cha ông dòng họ mà thôi!

Như trên đã trình-bày, Luật Biển LHQ rất rõ-ràng, Bất cứ ai theo đó mà họa thì cũng vẽ ra ranh-giới trong Vịnh Bắc-Việt. Với những phương-tiện định-vị hiện-thời sai-số rất nhỏ trong vòng năm mười thước [21], bản-đồ hay hải-đồ vô-cùng chính-xác! Trong khi chờ-đợi những bản-đồ có tính-cách chuyên-nghiệp, với phương-tiện gia-đình thô-sơ, chúng tôi xin tạm trình ra tấm bản-đồ dưới đây.

Hải-phận Kinh-tế Việt-Nam (vùng trắng) nằm ngoài vùng lãnh-hải 12 HL (lãnh-hải được coi như lãnh-thổ) thực-sự nhỏ hơn Trung Hoa rất nhiều. Ước-lượng Trung-Hoa 55%, Việt-Nam 45% là tối-đa!!! Xin lưu-ý những khoảng cách “bất bình-đẳng”

Vùng hải-phân VN bị mất đi rất lớn, ước-lượng vào khoảng 15,000 Km2, chưa kể ưu-thế về (1) lục-địa Việt-Nam/đảo Hải Nam. (2) đáy biển VN chạy xuôi ra khơi, (3) chiều dài bờ biển,(4) dân-cư VN duyên-hải đông-đảo vv... Cứ giả-thuyết các ưu-thế được Luật Biển LHQ cho phép diện-tích gia-tăng là 5%, VN mất nhiều quá!

Thâm-ý của Trung-Hoa

Người Trung-Hoa đương-nhiên thấu-triệt Luật Biển. Không thể họ không biết cách vẽ trung-tuyến (tức đường chia hải-phận) theo lẽ công-bằng và đúng Luật Biển LHQ. Vậy tại sao Trung-Hoa ép Việt-Nam chấp-nhận BĐNNG như vậy? Chúng ta chỉ có thể nghĩ rằng Hà Nội bị lòng tham quyền cố vị, sợ-hài ngoại-bang…làm mất lương-tri. Còn những ai bênh-vực bản-đồ này cũng mờ mắt, ngụy-biện theo Trung-Hoa hay sau?!

Xin mời tất cả quý-vị tìm xem những bản-đồ trong các hồ-sơ khai-thác dầu khí thì thấy rõ ngay vấn-đề. Chúng tôi trình-bày dưới đây một trong hàng trăm tấm bản-đồ loại này của dự-án “Wengchang Oilfields Project”. Nguồn lợi của tài-nguyên rõ-ràng đã thúc-đẩy Trung-Hoa lấn hải-phận Việt-Nam.

Sự gian-dối của Trung-Cộng tồi-te đến độ “ăn cắp” ngay tại điểm 21, chỗ cửa Vịnh.

Điểm 21 đúng ra là trung-điểm giữa bìa đảo Cồn Cỏ 17:09:53N (17.1647), 107:20:50E (107.3471)và bìa đảo Hải-Nam (Mũi Oanh Ca) 18:30:38N (18.5106), 108:41:20E (108.6889), chính-xác phải là 17:50:15N (17.8377), 108:01:05E (108.0180)[22]. Năm ba hải-lý[23] mà sao đàn anh cũng muốn ngoạm luôn!

Bản-đồ này trình-bày những khu-vực Trung-Hoa đang khai-thác dầu khí. Lưu-ý hầu hết hai vùng lòng chảo Quỳnh-HảiYinggehai Basin và Bắc-Bộ Beibu Gulf Basin đều nằm trên triền dốc của thềm lục-địa VN.

Các tiêu chí phân chia theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển,1982.

Luật Biển LHQ và các các án-lệ đưa ra những tiêu-chí nhường ưu-tiên cho những quốc-gia duyên-hải có một số các đặc-điểm, tạm kể ra như sau:

(1) đảo (như Hải-Nam) không thể đồng-hóa với lục-địa (Việt-Nam)

(2) địa-hình đáy biển chạy dài thoai-thoải ra khơi,

(3) dân-chúng sống tại duyên-hải đông hơn,

(4) bờ biển dài hay nhiều đảo hơn,

(5) quá-trình lịch-sử...

Quy-chế đảo

Như trên thực-tế, Việt-Nam đã không đòi được quy-chế xứng-đáng cho Bạch-Long-Vĩ cũng như mấy ngàn đảo trong vịnh Bắc-Việt. Tại sao sự vô-lý này không áp-dụng cho đảo Hải-Nam?

Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Tòa án Quốc-Tế về Luật Biển cho rang hải-đảo dù lớn cũng không thể nào bình-đẳng với đất liền lục-địa. Án-lệnh “Libya v. Malta (Continental Shelf) (1985) ICJR 13” không đồng hóa đảo Malta với lục địa Phi-châu.[24] .

Mới chi 40% bờ Đảo mà đã lấn chiếm được nhiều đến vậy sao?

Nước Trung-Hoa là một nước không những lớn nhất về diện-tích, về dân-số; mà về mặt văn-hóa lễ-nghĩa cũng đáng kể là đứng đầu. Nhân-loại có lẽ ít ai thấu-hiểu được lòng tham không đáy của chính-quyền Cong-Sản đương-thời Beijing.

Ðối với người Việt-Nam muốn tìm-hiểu đảo Hải-Nam lấn-lướt áp-chế Việt-Nam như thế nào, chúng ta nên đọc tài-liệu ngắn ngủi[25] sau đây. Thống-kê diện-tích biển được các hãng dầu lửa ghi-nhận, thực-sự là một kiến-thức quan-trọng làm chóng mặt mọi người: “Hải-Nam là tỉnh nhỏ nhất của Trung-Hoa, nhưng sở-hữu tới 2.2000,000 km2 hải-phận đặc-quyền kinh-tế.” Chúng tôi cũng trích-đăng nguyên một đoạn nhỏ trong bài viết của Nhân-Dân Nhật-Báo Bắc-Kinh ngày 09/28/2000 như sau:

Facing the South China Sea, China's largest tropical island, Hainan Province, has been newly designated to create a comprehensive strategy to tackle its marine resources… In term of its land, Hainan is the smallest province in China, but taking into consideration its 2.2 million square kilometer of sea territory, it is the largest.[26]

Thật là “lòng tham không đáy”!

Chỉ một hòn đảo thôi, Trung-Hoa đã chiếm hết phần lớn Biển Đông. Diện-tích biển này gấp 7 lần diện-địa Việt-Nam (339,000 km2). So sánh khác đi, hải-phận của riêng Hải-Nam gấp gần 4 lần hải-phận kinh-tế của toàn-thể nước Việt-Nam chúng ta.[27]

Theo Trung-Cộng, Vùng Hải-phận bao quanh đảo Hải-Nam quá sức rộng lớn

Thế cũng gọi là thương-thảo sao?

Vào thương-thuyết, sau khi đã đặt trên bàn: 40 triệu dân-cư và gần một nửa duyên-hải toàn-quốc; Việt-Nam không khác chi một tay chơi non kém, dại dột "tố xả láng" và phung-phí tiền bạc trong một canh bạc khơi mào...

Phân-tích Hiệp-định, chính-quyền Hà-Nội phải nhận thấy rằng Việt-Nam chẳng thu lại được bao nhiêu quyền-lợi mà vốn liếng đã kiệt. Làm sao Việt-Nam còn đầy đủ sức-lực cho một cuộc thương-thảo nhiều lần quan-trọng hơn, về Hoàng-Sa, Trường-Sa cũng như toàn-thể chủ-quyền Biển Đông sau này.

Phía Trung-Cộng vẫn chưa chính-thức bước vào cuộc thương-thảo lớn trên Biển Đông. Thế mà họ thực-sự đã thắng một hiệp quyết-định. Trung-Cộng mới chỉ đưa ra một đoạn bờ biển ngắn Liễu-Châu và 40% Hải-Nam lên bàn mà gặt hái ngay được một khu-vực chủ-quyền lớn lao ngoài biển như vậy sao? Lý ra, ai cũng phải biết rằng duyên-hải còn lại của Trung-Cộng dài gấp ít nhất là 5, 7 lần đoạn Bắc-Luân - Mũi Oanh-Ca chứ!

Sỉ-nhục phong-thể Quốc-gia, sĩ-khí ở chỗ nào thế, các đồng chí Cộng-Sản Việt-Nam?

Quan-niệm Tài-sản chung của Nhân-loại trong Luật Biển LHQ

Dù biết rằng Trung-Cộng không thèm nói chuyện luật-lệ với đàn em Hà-Nội, nhưng toàn-thể thế-giới văn-minh tiến-bộ đều muốn đổi thay bộ mặt thiên-hạ thuộc "Đấng Con Trời" ngày xưa. Hôm nay đâu còn là thời-đại Thuộc-quốc quỳ-lạy Thiên-triều như khi xưa nữa. Ngày 10-12-1982, một Thỏa-ước của Liên-Hiệp-Quốc "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS, đã ra đời. Nội-dung của thỏa-ước rất lý-tưởng như cho rằng Biển cả là tài-sản chung của Nhân-Loại".

Vì là tài-sản chung nên yếu-tố dân-số sinh-sống tại duyên-hải rất quan-trọng. Nhiều yếu-tố khác cũng được Luật Biển đề-cập đến như: hình-thể đáy biển nối dài ra khơi, tổng-số đảo, diện-tích lãnh-thổ cận-duyên, chiều dài bờ biển, tỷ-lệ bờ biển/ đất liền v.v... Những con số này được dùng để tính-toán trong việc quy-định vùng hải-phận theo Luật Biển LHQ ngày nay.

Việt Nam phải làm gì

Chắc-chắn là có nhiều việc phải-làm. Chính-quyền Hà-Nội biết chắc-chắn những điều đó, phải làm đi!

Trong tinh-thần thượng tôn luật-pháp, người Việt-Nam phải dựa vào Luật Biển LHQ “thực-sự” để nói chuyện với Trung-Hoa. Nếu còn kém ta phải học hay nhờ người hiểu-biết Luật Biển giúp đỡ. Có nhiều luật gia và chuyên gia quốc tế sẵn lòng bênh-vực cho lẽ phải Việt-Nam. Họ vẽ ranh giới rõ-ràng lắm!

Trên thực-tế cuộc điều giải đã coi như bất thành vì Trung-Hoa tự đặt luật-lệ, điều-kiện ép buộc Việt-Nam quá đáng. Có họp nữa cũng vậy thôi. Đã đến lúc phải đưa những vụ tranh chấp hải-phận ra Tòa Án Quốc Tế mà thôi!

Vũ Hữu San

[1] Chúng tôi dùng chữ Vịnh Bắc Việt (hay Vịnh Bắc Việt-Nam) vì vùng biển này không phải chỉ bao quanh Bắc-Bộ. Phần bờ biển lớn hơn của Vịnh này (chừng 55%) kéo dài từ Thanh-Hóa đến tận Ðảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng-Trị, Trung-phần Việt-Nam

[2] Hiệp định biên giới Việt-Trung (3)Phân định vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

[3] Nghị Quyết 36/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Nông Đức Mạnh ký)

[4] Đại-Việt Sử-Ký, Bản Kỷ Toàn Thư 1: Nhà Đinh. Nhà Tiền Lê (968 - 1009)

[5]Thua thiệt phía Việt-Nam, lùi biên-giới tới Trà-Cổ, là do sự nhượng-bộ của phái-đoàn Pháp. Xem bài của Pierre-Bernard Lafont. La Frontière maritime du Vietnam.

[6] Gọi theo tên người đại diện cho chính phủ Pháp là Ernest Constants

[7] Pierre-Bernard Lafont. La Frontière maritime du Vietnam, từ trang 235 đến trang 243, trong quyển Les Frontières du Vietnam, do chính ông làm chủ-biên, nxb Harmattan, Paris 1989. Trang 236-237

[8] Nguyên vẹn câu viết của Ông Nguyễn-Ngọc-Giao như sau: Công ước Constans hoàn toàn không đề cập tới lãnh hải, thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế , vì một lí do đơn giản: lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là những khái niệm chưa có ở cuối thế kỉ 19. Mãi tới giữa thế kỉ 20, chúng mới xuất hiện và tới năm 1982, chúng mới được quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển.”

[9] Dian H. Murray. Pirates of the SouthChina Coast, 1790-1810. Stanford University Press, 1987.

[10] Trương Nhân Tuấn. Phân Ðịnh Lãnh Hải Việt Nam Và Trung Hoa Trong Vịnh Bắc Việt.

www.daiviet.org và nhiều Websites khác

[11] Câu văn đó như sau: “…sự việc nhượng-bộ (của Phái-đoàn Pháp) có tầm quan-trọng bội-phần: lấy đi một phần lãnh-thổ của Việt-Nam, xác-định đường biên-giới trên biển, và chủ-quyền của các đảo ven bờ: "Các đảo ở về phía Ðông của đường kinh-tuyến Ðông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi ngang qua đông-điểm của đào Trà-Cổ và tạo thành đường biên-giới thì chúng thuộc về Trung-Hoa... ". Từ đó không một thỏa-ước nào khác phải ký-kết về vấn-đề biên-giới trên biển giữa Trung-Hoa và Pháp."

[12] Nguyễn Trúc Giang. Quốc Hội CSVN và Những Hiệp Ðịnh Ký Trong Bóng Tối (LÊN MẠNG MARDI 23 AVRIL 2002)

[13] Thỏa-ước "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS hay LOS Convention, công-bố ngày 10-12-1982 tại Montego Bay, Jamaica. Kể từ ngày 16-11-1994, Thỏa-ước (hay Công-ước) UNCLOS trở thành luật và được mang ra thi-hành.

[14] In accordance with the internationally accepted 1958 Geneva Convention on the Territorial Sea and

the Contiguous Zone, the principle of equidistant points or median lines was used to determine

the position of the maritime boundary between the two countries.

[15] http://www.unclos.com/

[16] Tất cả các Hải-đồ từ xưa đến nay đều vẽ theo nguyên-tắc này, bờ biển, bờ đảo có hình-thể và vị-trí khi nước thủy-triều xuống thấp.

[17] Figure 1. Establishing the territorial belt by the parallel trace method. The boundary line is traced parallel to the coast at a constant distance (a=3 to 12 miles)

[18] Figure 2. Establishing the territorial belt by the arc tangent method.Arcs are traced with a fixed radius with a fixed radius from many points along the coastline, the radius being 3 to 12 miles as required. The tangent along these arcs is the boundary line of the territorial belt

[19] Figure 3. Determining the median boundary line between two countries.Every point on the line is equidistant from the coast of each country. The method by which the territorial belt is shared between the two is obvious.

[20] Figure 4. Dererming the median boundary line between two countries (mainland or island) when the coast of one lies opposite the coast of the other. The method by which the territorial belt is shared between the two is obvious when the distance between the two coasts is less than the width of the territorial belt (a=3 to 12 miles) .The median boundary line is always the same and does not depend on the width of the territorial belt.

[21] Ngay đến dụng-cụ định-vị nhỏ bé trên xe hơi cũng cho chúng ta biết khi đi sai lane để đổi lane sao cho đúng lộ-trình.

[22] Bây giờ là thế-kỷ 21, ai ai cũng có thể tìm ra các Tọa-độ này một cách chính-xác. Dễ-dàng nhất là vào ngay http://multimap.com.

[23] Theo BĐNNG, Điểm 21 có tọa-độ 17:47.00N, 107:58.00E

[24] Xin mời xem chi-tiết các án-lệ được LHQ chính-thức công-bố, keywords: UNCLOS, Malta Case…

Trong bài viết vào tháng 1, 2002 “Khi Ký Các Hiệp Ước Nhượng Ðất Bán Nước Cho Ngoại Bang Ðảng Cộng Sản Ðã Vi Phạm Nhân Quyền và Vi Phạm Luật Quốc Tế” L.S. Nguyễn Hữu Thống cho rằng: "Từ thập niên 1960, Tòa Án Quốc Tế đã căn cứ vào những yếu tố và tiêu chuẩn trên đây để phân ranh hải phận và thềm lục địa tại các quốc gia duyên hải. Thông thường Tòa Án không đồng hóa hải đảo (Hải Nam) với lục địa (Bắc Việt)".

[25] Đây cũng là ước-lượng chính-thức của chính-quyền Bắc-Kinh (Source: Xinhua via Newspage)

[26]Hainan Looks to South China Sea Resources (People's Daily 09/28/2000)

http://www.china.org.cn/e-15/15-3-b/15-3-b-62.htm

[27] Hà-Nội từng công-bố Việt-Nam có tới 1 triệu km2 hải-phận kinh-tế, nhưng trên thực-tế theo với những điều-kiện hiện nay, Việt-Nam có lẽ chỉ kiểm-soát đươc khoảng 600,000 km2 mặt biển mà thôi.

Free Web Hosting

Từ khóa » Bản đồ Vịnh Bắc Bộ