Bản Đồ Quận 1 TP HCM - Nhà Phố Đồng Nai

Danh sách các loại bản đồ quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh và thông tin quy hoạch & hành chính mới nhất sẽ được Nhà Phố Đồng Nai cập nhật ngay dưới đây. Mời quý khách xem chi tiết.

1. Vị Trí Bản Đồ Quận 1 Trên Google Maps

2. Giới Thiệu Về Quận 1 TP HCM

Quận 1 TP HCM Nằm Ở Đâu ?

Quận 1 (gọi là Quận Một hay Quận Nhất) là quận nội thành TP.HCM. Có vị trí nằm ở trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Quận 1 tọa độ 10°46′34″ Bắc 106°41′45″ Đông. Quận có 3 mặt giáp sông và kênh là dòng sông Sài Gòn và 2 con kênh Thị Nghè và kênh Bến Nghé.

Quận 1 Nằm Gần Những Quận Nào ?

  • Phía đông Quận 1 giáp : thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía tây Quận 1 giáp : Quận 3Quận 5
  • Phía nam Quận 1 giáp : Quận 4 với ranh giới là rạch Bến Nghé
  • Phía bắc Quận 1 giáp : các quận Bình ThạnhPhú Nhuận với ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Diện Tích Và Dân Số Quận 1 Là Bao Nhiêu ?

  • Quận 1 có diện tích 7,72 km²(Chiếm 0,35% diện tích thành phố). Đứng hàng thứ năm về diện tích trong số 12 quận nội thành.
    • Diện tích sông rạch chiếm 8,1%.
    • Diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận, huyện khác.
  • Dân số năm 2019 là 204.899 Người. (Trong đó người Kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộc khác chiếm 0,5%.)
  • Mật độ: 26.182 người/km 2, đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận, huyện trong thành phố.
Vị Trí Quận 1 Trên Bản Đồ
Vị Trí Quận 1 Trên Bản Đồ

2.1 Điều Kiện Tự Nhiên Quận 1

Vùng đất quận 1 được hình thành trên nền phù sa cổ sông Đồng Nai, có bề dày hàng chục ngàn năm tuổi. Địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 – 6m, nền đất nén dẽ, giàu đá ong, nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, rất thích hợp cho xây dựng và trồng trọt.

Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về. Với độ nóng trung bình hàng năm 26oC và lượng mưa trung bình 1.800 mm, đây là một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Quận có nguồn tài nguyên nước ngầm rất phong phú. Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, nguồn nước ngầm ở quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao.

Bản Đồ Vị Trí Các Phường Tại Quận 1 TP HCM
Bản Đồ Quận 1 TP HCM Và Vị Trí Các Phường

2.2 Bản Đồ Hành Chính Quận 1

Quận 1 Có Bao Nhiêu Phường ? Quận 1 có 10 phường trực thuộc. Danh sách các phường trực thuộc Quận 1 bao gồm: Bến Nghé, Bến Thành, Cô Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Đa Kao, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão và Tân Định.

Quận 1 là nơi tập trung nhiều cơ quan chính quyền, các lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng của thành phố (tòa nhà cao nhất Quận 1 và thứ nhì Thành phố Hồ Chí Minh là Bitexco Financial Tower). Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất của Thành phố về mọi phương diện. Đường Đồng Khởi và phố đi bộ Nguyễn Huệ là những khu phố thương mại chính của Quận 1.

Bản Đồ Hành Chính Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản Đồ Hành Chính Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản Đồ Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản Đồ Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh

? Tổng hợp bản đồ TP Hồ Chí Minh – cập nhật mới nhất

2.3 Trụ Sở UBND Quận 1 Nằm Ở Đâu ?

  • Tên hành chính: Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 – TP.HCM
  • Địa chỉ: 45-47 Đ. Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
  • Hotline : (028) 38 279 446
  • Ngành nghề hoạt động: Quản lý và tổ chức
  • Chức năng: Tiếp nhận, triển khai, quản lý và báo cáo các công việc được phân công theo nhiệm vụ, chức năng
  • Thời gian làm việc: 
    • Từ 7:30–17:00 từ thứ 2 đến thứ 6
    • Thứ Bảy từ : 07:30–11:30
    • Chủ nhật: Nghỉ
  • Mã hành chính: 760
  • Website : quan1.hochiminhcity.gov.vn
  • Biển số xe : 59-T1-T2

Các cơ quan hành chính cấp huyện ở quận 1 gồm có Uỷ ban nhân dân quận 1 và 13 cơ quan chuyên môn trực thuộc của Chính phủ (gồm có Văn phòng Uỷ ban nhân dân, phòng Nội vụ, phòng Tài chính kế hoạch, phòng Thanh tra, phòng Quản lý đô thị, phòng Tư pháp, phòng Văn hoá và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Y tế, phòng Tài chính – Kế hoạch). Về cấp xã có 10 Uỷ ban nhân dân phường được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân quận 1 bằng sơ đồ sau:

Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Chính Quyền Quận 1
Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Chính Quyền Quận 1

2.4 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Quận 1 TP.HCM

Thời Kỳ Pháp Thuộc Trước Năm 1900

  • Thực Dân Pháp chiếm được Sài Gòn năm 1859 và xây dựng nơi đây thành khu đô thị sầm uất gồm hành chính, quân sự, kinh tế, cảng, v.v.
  • Ngày 12/04/1861, Chính quyền Pháp thành lập thành phố Sài Gòn trên địa bàn một số thôn của hai tổng: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Địa giới hành chính lúc đầu của thành phố Sài Gòn chỉ gồm một phần của hai quận: Quận 1 và Quận 3 hiện nay.
  • Ngày 8/1/1877, Tổng thống Pháp công nhận thành phố Sài Gòn là thành phố loại I. Năm 1884 diện tích thành phố là 4,06 km², năm 1894 là 7,91 km², năm 1906 là 13,17 km², năm 1912 là 16,38 km². Năm 1881 dân số thành phố Sài Gòn có 13.481 người, năm 1884 có 14.459 người, năm 1902 có 50.870 người, năm 1910 có 64.121 người, năm 1930 tăng lên 143.306 người.
  • Tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát : Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát
  • Năm 1894, Thành phố Sài Gòn được mở rộng.
    • Ở phía Bắc sáp nhập các làng Phú Hòa, Nam Chơn, Hòa Mỹ(vùng Đa Kao ngày nay).
    • Ở phía Tây từ cầu Kiệu theo rạch Thị Nghè tới đường Cách mạng Tháng Tám bao gồm các làng Tân Định và một phần làng Xuân Hòa (vùng Tân Định ngày nay)
    • Ở phía nam sáp nhập một phần đất các làng Khánh Hội và làng Tam Hội cũ (rộng 182 ha)
  • Lúc này thành phố Sài Gòn thuộc hạt Gia Định với dân số khoảng 37.593 người. Năm 1896, thành phố Sài Gòn có 3 hộ : Cầu Ông Lãnh, Đa Kao và Khánh Hội. Đứng đầu mỗi hộ là Hộ trưởng. Từ ngày 30 tháng 8 năm 1905 số hộ trực thuộc là 6.

Sau Năm 1900

  • Năm 1906, về phía Tây, diện tích thành phố được nới rộng thêm một phần đất của làng Tân Hòa và Phú Thạnh (vùng giữa Sài Gòn và Chợ Lớn) rộng 344 ha, Sài Gòn có diện tích là 1.317 ha.
  • Về phía Nam, ngày 21 tháng 8 năm 1907 địa bàn thành phố được nới rộng với việc sáp nhập thêm phần diện tích còn lại của các làng Khánh Hội và một phần của làng Chánh Hưng (rộng 447 ha làm cho Sài Gòn có diện tích là 1.764 ha). Ranh giới phía Nam kéo xuống đến rạch Ông Đội – rạch Bàng.
  • Ngày 27/4/1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn. Khu Sài Gòn – Chợ Lớn chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1932, về hành chính khu chia thành 18 hộ đánh số từ 1 đến 18; đứng đầu là Hộ trưởng. Về quản lý trị an, ngày 31 tháng 8 năm 1933 khu được chia thành 5 quận cảnh sát: 1, 2, 3, 4 và 5. Khu vực thành phố Sài Gòn cũ có ba quận: 1, 2 và 3.
  • Ngày 10/5/1948, Chính quyền chia khu Sài Gòn – Chợ Lớn ra làm 6 quận. Quận 1 là địa bàn hộ 1 cũ; nay thuộc địa giới quận 1. Quận 2 là địa bàn hộ 2 cũ; nay thuộc địa giới quận 1.
  • Ngày 30/6/1951, đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 1 và quận 2 cùng thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

Ngày 22/10/1956 Chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký sác lệnh Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 1 và quận 2 lại cùng thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27/3/1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính):

  • Quận 1 (quận Nhứt): địa giới quận Nhứt cũ; có 04 phường: Bến Nghé, Hoà Bình, Tự Đức, Trần Quang Khải
  • Quận 2 (quận Nhì): địa giới quận Nhì cũ; có 04 phường: Chợ Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Nhà thờ Huyện Sĩ.
  • Ranh giới quận Nhứt và quận Nhì là đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
  • Năm 1962, quận Nhì lập thêm 03 phường: Bùi Viện, Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cư Trinh. Như thế lúc này quận có 07 phường.
  • Năm 1966, lập thêm 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm tại quận Nhứt, như thế quận này có 06 phường. Đầu năm 1967, tách hai phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập quận 9 (quận Chín), quận Nhứt còn 04 phường.
  • Năm 1972, đổi tên phường Chợ Bến Thành của quận Nhì thành phường Bến Thành.

Từ Năm 1975 Đến Nay

  • Sau giải phóng ngày 30/4/1975, ngày 3/5/1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 1 (viết lại thành quận Nhất) và quận 2 (quận Nhì) cùng thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976.
  • Ngày 20/5/1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, quận Nhất và quận Nhì cũ hợp nhất lại thành quận 1 cho đến ngày nay. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 1 chia ra 25 phường, đánh số từ 1 đến 25 (địa bàn quận Nhất cũ có 10 phường từ 1-10, địa bàn quận Nhì cũ có 15 phường từ 11-25).
  • Ngày 2/7/1976, Quốc hội chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngày 26/8/1982, quận 1 giải thể bốn phường: 2, 5, 9, 16 và 22, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số phường trực thuộc quận 1 còn 20.
  • Ngày 21/12/1988, quận 1 giải thể toàn bộ 20 phường mang tên số, thay thế bằng 10 phường mang tên chữ: Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho, Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ Lão. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay.

3. Bản Đồ Quy Hoạch Quận 1 HCM

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đất mới nhất: Hiện ở trên địa bàn Quận 1 không còn diện tích đất chưa sử dụng. 100% quỹ đất đã quy hoạch sử dụng.

3.1 Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quận 1 TP HCM

Bản Đồ Kế Hoạch Sử Dụng Đất Quận 1
Bản Đồ Kế Hoạch Sử Dụng Đất Quận 1

3.2 Quy Hoạch Phát Triển Không Gian Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh

Bản Đồ Định Hướng Phát Triển Không Gian Quận 1 TP HCM
Bản Đồ Định Hướng Phát Triển Không Gian Quận 1 TP HCM

4. Bản Đồ Quy Hoạch Phân Khu 1/2000 Các Phường Trực Thuộc Quận 1

4.1 Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Khu Trung Tâm Hiện Hữu Quận 1

Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Khu Trung Tâm Hiện Hữu Quận 1

4.2 Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Cô Giang Và Một Phần Cầu Ông Lãnh Quận 1

Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Cô Giang Và Một Phần Cầu Ông Lãnh Quận 1

4.3 Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1

Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1

4.4 Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Tân Định Quận 1

Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Tân Định Quận 1

4.5 Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Cầu Kho Quận 1

Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất 1/2000 Phường Cầu Kho Quận 1

5. Bản Đồ Giao Thông Quận 1

Nằm bên sông Sài Gòn, tiếp cận đầu mối giao thông đường thủy thông qua hai cảng: Sài Gòn và Khánh Hội, thuận lợi cho việc thông thương với các nước trên thế giới bằng đường biển. Hệ thống kinh rạch Bến Nghé, Thị Nghè thuận lợi về vận tải hàng hóa giữa trung tâm thành phố và đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống đường bộ:

  • Nối liền Chợ Lớn với trung tâm thành phố bằng đường Trần Hưng Đạo.
  • Đi miền Đông, miền Tây bằng trục lộ chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
  • Đi Tây Ninh và Campuchia và nối với Quốc lộ 1 bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám.
  • Đi sân bay Tân Sơn Nhất có đường chính là Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
  • Đi ga Sài Gòn bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám.
Bản Đồ Giao Thông Quận 1
Bản Đồ Giao Thông Quận 1

6. Tổng Hợp Những Địa Điểm Nổi Tiếng Tại Quận 1

6.1 Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Dinh có hơn 100 căn phòng được thiết kế cực kỳ đặc biệt

Nơi đây còn được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa để thực hiện những bộ ảnh lớp, ảnh nhóm với nhiều khung nền ảo diệu nhờ vào lối kiến trúc đẹp mắt và ánh sáng tự nhiên tràn ngập vào từng không gian.

  • Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.
  • Giá vé:
    • Người lớn: 40.000 VNĐ/ vé
    • Sinh viên: 20.000 VNĐ/ vé
    • Học sinh (từ 6 đến 16 tuổi): 10.000 VNĐ/ vé
  • Giờ mở cửa:
    • Sáng: 7h:30 – 11h:00
    • Chiều: Từ 13h:00 – 16h:00
Dinh Độc Lập Thành Phố Hồ Chí Minh
Dinh Độc Lập Thành Phố Hồ Chí Minh

6.2 Nhà Thờ Đức Bà

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (hay Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội), thường được gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ không chỉ là biểu tượng của Công giáo ở Việt Nam, mà còn là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Thành phố Hồ Chí Minh, điểm đến của du khách, hình ảnh đặc trưng của du lịch Việt Nam. Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn. Tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Nhà thờ là nơi tấn phong nhiều giám mục, đón tiếp các đại diện Tòa thánh Rôma, nhập chức của các Tổng giám mục và cũng là nơi thụ phong của hàng ngàn linh mục.

Đã gần 140 năm trôi qua, Nhà thờ Đức Bà Q1 vẫn vẹn nguyên giá trị. Và trở thành công trình không chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà còn là một biểu tượng của thành phố. Một điểm du lịch mà bất kỳ du khách nào khi tới Sài Gòn đều không quên ghé thăm.

  • Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1.
  • Giá vé: Miễn phí.
  • Giờ mở cửa: Cả ngày.
Nhà Thờ Đức Bà Tại Quận 1
Nhà Thờ Đức Bà Tại Quận 1

6.3 Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ

Đường Nguyễn Huệ là một đường phố trung tâm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nối liền Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố với bến Bạch Đằng, bờ sông Sài Gòn.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670m, rộng 64m. Với tổng kinh phí xây dựng gần 430 tỷ đồng. Gồm 2 phân đoạn: Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đường Lê Thánh Tôn (trước trụ sở UBND TP.HCM) đến đường Lê Lợi. Và quảng trường Nguyễn Huệ từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng.

Địa điểm này không chỉ thu hút du khách khi ghé thăm thành phố. Mà còn là nơi tụ tập của giới trẻ mỗi ngày. Thời điểm phố đi bộ Nguyễn Huệ đông đúc nhất có lẽ là khi nắng tắt, thời tiết trở nên mát mẻ dễ chịu.

Những địa điểm check in, vui chơi tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ :

  1. Chụp ảnh tại phố đi bộ
  2. Trượt Patin
  3. Xem trình dẫn âm nhạc đường phố
  4. Đường hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn
  5. Đi dạo dọc phố đi bộ Nguyễn Huệ
  6. Nhà sách Nguyễn Huệ
  7. Saigon Garden
  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1.
  • Giá vé: Miễn phí.
  • Giờ mở cửa: Cả ngày. Phố đi bộ cấm xe lưu thông từ 19h đến 23h thứ 7, chủ nhật.
Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ Q1
Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ Q1

6.4 Phố Tây Bùi Viện

Phố Tây Bùi Viện hay còn gọi là Ngã tư quốc tế. Từ lâu đã nổi danh là con phố của những đêm vui chơi không ngủ, được yêu thích bởi nhiều bạn trẻ Sài Thành. Là một khu phố nằm trên các con đường Đề Thám, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão. Trước đây, khu vực này vắng người nên việc giao thương buôn bán không mấy tấp nập. Kể từ năm 2009 nơi đây trở nên đông đúc hơn. Thu hút nhiều hoạt động giải trí và các tiểu thương tới làm ăn. Nếu có dịp ghé đến Sài Gòn hãy ghé thăm ngay phố đi bộ Bùi Viện để cùng hòa mình vào không khí vui chơi, ăn uống cực kỳ thú vị tại đây.

“Phố tây” do người dân sau này đặt ra. Bởi lẽ nơi đây có rất nhiều du khách tây từ mọi nơi trên thế giới tập trung lại. Đa phần đều là Tây ba lô. Con phố này từ lâu đã vô cùng đa văn hóa, đa Quốc gia với rất nhiều du khách châu Á, châu Âu và cả châu Mỹ.

  • Địa chỉ: đường Đề Thám, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu, thuộc quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí.
  • Giờ mở cửa: Khu Bùi Viện bắt đầu tấp nập từ sau 19h:00 mỗi ngày. Phố đi bộ cấm xe lưu thông từ 19h đến 2h sáng vào thứ 7, chủ nhật.
Phố Đi Bộ Bùi Viện
Phố Đi Bộ Bùi Viện

6.5 Bitexco Tower

Tòa nhà Bitexco Financial, Bitexco Financial Tower hay Tháp Tài chính Bitexco. Là một tòa nhà chọc trời được xây dựng tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà được xây dựng trên diện tích gần 6.100 m². Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 400 triệu đôla Mỹ. Được tập đoàn bất động sản Bitexco Group đầu tư xây dựng.

Từ khi được khánh thành năm 2010 đến nay. Bitexco luôn là điểm đến yêu thích của giới trẻ thành phố. Vì là nơi tích hợp của mua sắm, ăn uống, xem phim, vui chơi giải trí. Và những nhà hàng, quán bar sang trọng trên tầng thượng.

  • Địa chỉ: 2 Hải Triều, phường Bến Nghé, Quận 1.
  • Giờ mở cửa: 8h:00 – 23h:00
Tòa Nhà Bitexco Quận 1
Tòa Nhà Bitexco Quận 1

Trên đây là tổng hợp các loại bản đồ Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. Và những thông tin mới nhất về Quận 1. Anh/chị có thể xem chi tiết về bản đồ TP HCM. Và bản đồ các quận thành phố Hồ Chí Minh ngay bên dưới :

Thành Phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | Thành Phố Thủ Đức (Q2,Q9,Q.Thủ Đức) | Quận 2 | Quận 3 | Quận 4 | Quận 5 | Quận 6 | Quận 7 | Quận 8 | Quận 9 | Quận 10 | Quận 11 | Quận 12 | Quận Bình Tân | Quận Tân Phú | Quận Tân Bình | Quận Phú Nhuận | Quận Gò Vấp | Quận Bình Thạnh | Huyện Bình Chánh | Huyện Cần Giờ | Huyện Củ Chi | Huyện Hóc Môn | Huyện Nhà Bè

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bản đồ Sài Gòn Chợ Lớn Gia định