Bản đồ Quy Hoạch Huyện Mê Linh Hà Nội định Hướng đến 2030
Có thể bạn quan tâm
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh định hướng đến 2030
- Đơn vị hành chính huyện Mê Linh Hà Nội
- Tính chất quy hoạch huyện Mê Linh
- Mục tiêu quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh
- Định hướng phát triển không gian vùng huyện Mê Linh
- Khu vực phát triển đô thị (khu vực 1)
- Khu vực phát triển công nghiệp (khu vực 2)
- Khu vực sản xuất nông nghiệp (khu vực 3)
- Khu vực thị trấn Kim Hoa (khu vực 4)
- Khu vực bãi sông (khu vực 5)
- Khu vực hành lang xanh, nêm xanh (khu vực 6)
- Khu vực dịch vụ du lịch sinh thái (khu vực 7)
- Định hướng quy hoạch phát triển đô thị huyện Mê Linh
- Định hướng phát triển nông thôn huyện Mê Linh
- Định hướng phát triển kinh tế huyện Mê Linh Hà Nội
- Định hướng phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Định hướng phát triển Thương mại – Dịch vụ
- Định hướng phát triển du lịch
- Định hướng sản xuất nông lâm ngư nghiệp
- Các tuyến xe bus đi qua huyện Mê Linh
Bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh định hướng đến 2030
Đơn vị hành chính huyện Mê Linh Hà Nội
Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:
- 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh.
- 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Mê Linh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên.
Tính chất quy hoạch huyện Mê Linh
Quy hoạch Huyện Mê Linh là khu vực phát triển đô thị dịch vụ ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố gắn với vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp dịch vụ thân thiện môi trường; vành đai xanh, nêm xanh của thành phố; đô thị công nghiệp sạch đa ngành; nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt); trung tâm thương mại, dịch vụ, y tế cấp vùng phía Bắc Hà Nội.
Mục tiêu quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội của huyện, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Khai thác và phát huy tiềm năng,thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng và tài nguyên của huyện cũng như những thuận lợi từ bên ngoài nhằm đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững. Xây dựng huyện Mê Linh trở thành vùng đô thị dịch vụ công nghiệp phía Tây Bắc của đô thị trung tâm Hà Nội là vùng đô thị xanh với đặc trưng là các đô thị hoa, vùng trồng hoa và nông nghiệp công nghệ cao.
- Làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch và dự án đầu tư; Kiểm soát phát triển và quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
Định hướng phát triển không gian vùng huyện Mê Linh
Huyện Mê Linh được định hướng phát triển không gian thành 02 vùng chính :
- Vùng đô thị: thuộc khu đô thị Mê Linh – Đông Anh của đô thị trung tâm (thuộc phân khu đô thị N1, N2, N3, N4, GN, GN(C), phân khu sông Hồng) và thị trấn Kim Hoa. Vị trí nằm ở phía Đông của huyện.
- Vùng nông thôn: thuộc hành lang xanh của Thành phố (bao gồm 11 xã), nằm ở phía Tây của huyện Mê Linh.
Trên cơ sở cấu trúc không gian tự nhiên của huyệnvà hệ khung giao thông chính, huyện Mê Linh được phân chia thành 07 khu vựckiểm soát phát triển tương ứng với vai trò tính chất của mỗi khu vực:
Khu vực phát triển đô thị (khu vực 1)
Diện tích tự nhiên khoảng 2.729 ha, dân số dự kiến năm 2020 khoảng 154.700 người, đến năm 2030 khoảng 208.000 người. Tổ chức trung tâm khu đô thị (tại khu vực Trung tâm hành chính mới của huyện; tại nút giao đường vành đai 3,5 với đường trục đô thị Mê Linh 100m và tại nút giao đường vành đai 3,5 với tuyến đường đô thị mặt cắt ngang 48m), tổ chức các khu ở và đơn vị ở phù hợp với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị N1, N3, N4 đã được duyệt.
Khu vực phát triển công nghiệp (khu vực 2)
Diện tích tự nhiên khoảng 703 ha, dân số dự kiến năm 2020 khoảng 2.000 người, đến năm 2030 khoảng 2.000 người. Là khu công nghiệp Quang Minh, được xác định là động lực chính để phát triển khu vực đô thị huyện Mê Linh. Khu vực thực hiện theo quy hoạch phân khu đô thị N2 đã được duyệt.
Khu vực sản xuất nông nghiệp (khu vực 3)
Diện tích tự nhiên khoảng 4.957 ha, dân số dự kiến năm 2020 khoảng 100.400 người, đến năm 2030 khoảng 121.000 người. Là khu vực nghiên cứu nhân giống trồng hoa và rau sạch, chuyên canh sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu, rau an toàn) chất lượng, năng suất cao tại các xã nằm trong khu vực: Tam Đồng, Liên Mạc, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thắng, Tự Lập, Vạn Yên, Liên Mạc, Tiến Thịnh.
Hình thành Cụm đổi mới Tam Đồng (khu dịch vụ tổng hợp) tại xã Tam Đồng nhằm hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, cung cấp, sửa chữa máy móc sản xuất, kho chứa hàng hóa và các dịch vụ công cộng cho cư dân trong khu vực với quy mô diện tích khoảng 31 ha.
Khu vực thị trấn Kim Hoa (khu vực 4)
Là thị trấn sẽ được thành lập mới trên cơ sở một phần địa giới hành chính của xã Kim Hoa (phía Tây đường Vành đai 4) là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội mới của huyện Mê Linh. Với quy mô khoảng 211,4 ha, dân số dự kiến năm 2020 khoảng 11.506 người, đến năm 2030 khoảng 12.649 người, bao gồm khu vực xây dựng đô thị và khu vực ngoài phạm vi xây dựng đô thị. Khu vực sẽ thực hiện theo quy hoạch chung thị trấn Kim Hoa được duyệt.
Khu vực bãi sông (khu vực 5)
Chủ yếu phát triển nông nghiệp trồng rau, trồng hoa; bổ sung hệ thống công trình hạ tầng xã hội,hạ tầng kỹ thiết yếu thiết phục vụ khu dân cư hiện có; có giải pháp từng bước di dân ra ngoài hành lang thoát lũ; xây dựng cảng tại Văn Khê (hành khách), Chu Phan (hàng hóa)… Diện tích tự nhiên khoảng 2.615 ha, dân số dự kiến năm 2020 khoảng 35.500 người, đến năm 2030 khoảng 35.500 người.
Khu vực nằm trong chỉ giới thoát lũ thực hiện theo quy định của Luật Đê điều năm 2006; Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua tại Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 và chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Hồng đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 959/QĐ-UBND ngày 28/02/2011. Đối với khu vực nằm trong đô thị trung tâm (phía Đông đường Vành đai 4) sẽ thực hiện theo quy hoạch phân khu sông Hồng được duyệt.
Khu vực hành lang xanh, nêm xanh (khu vực 6)
Diện tích tự nhiên khoảng 1.897ha, dân số dự kiến năm 2020: 42.190 người, đến năm 2030: 58.080 người. Là hệ thống cây xanh, mặt nước của đầm Và, kênh Thạch Phú, sông Cà Lồ….kết hợp với Khu công viên cây xanh, thể dục thể thao của huyện. Khu vực này được xác định không gian đệm giữa các khu đô thị, không gian mở trong đô thị, góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu và không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Khu vực sẽ thực hiện theo quy hoạch phân khu đô thị GN và GN(C) được duyệt.
Khu vực dịch vụ du lịch sinh thái (khu vực 7)
Diện tích tự nhiên khoảng 888 ha, dân số dự kiến năm 2020 khoảng 13.494 người,đến năm 2030 khoảng 17.351 người. Là khu vực trung tâm du lịch phía Bắc của huyện Mê Linh, hạt nhân là khu du lịch đồi 79 Mùa Xuân.
Định hướng quy hoạch phát triển đô thị huyện Mê Linh
Định hướng phát triển đô thị tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Phát triển đô thị khai thác hình thái, cảnh quan tự nhiên hiện có, bao gồm hệ thống mặt nước, sông hồ đầm hiện có: kênh Thạch Phú, Đầm Tiền Phong, sông Hồng, Tạo sự kết nối không gian xanh giữa khu vực hành lang xanh của Thành phố với các dải, lõi xanh trong phân khu đô thị.
- Cấu trúc không gian đô thị được tổ chức theo các tuyến trục lõi trung tâm, đường ngang vuông góc với các tuyến giao thông chính đô thị.
- Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng và trung tầng mật độ thấp.
- Các công trình cao tầng dọc đường chính đô thị mặt cắt ngang 60-100m và tuyến đường Bắc Thăng Long Nội-Nội Bài.
- Không gian trong các khu ở, đơn vị ở được tổ chức theo cấu trúc trục lõi trung tâm tạo được sự hài hòa giữa các công trình thương mại cao tầng, chung cư cao tầng với khu nhà ở sinh thái thấp tầng, làng xóm cũ và các công trình hạ tầng xã hội khác.
- Đối với khu vực các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hiện có tập trung vào việc cải tạo kiến trúc công trình, bổ sung diện tích vườn hoa cây xanh cảnh quan, đặc biệt là đối với các công trình trên các tuyến đường cấp đô thị.
- Phát triển khu nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp Quanh Minh I, II, đồng bộ về hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật,đảm bảo môi trường sống tốt cho công nhân, đóng góp vào cảnh quan khu vực.
- Các công trình di tích đình, chùa khác được tôn tạo, quản lý về hình thức kiến trúc,chiều cao khoảng cách công trình xung quanh di tích không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
- Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội, không thay đổi cấu trúc làng xóm cũ: mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn,hình thức công trình kiến trúc truyền thống. Tạo ra những vùng đệm giữa khu vực phát triển đô thị mới, khu cao tầng với khu làng xóm cũ tạo sự hài hòa chuyển đổi dần về không gian cũng như giải quyết các vấn đề về khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
Định hướng phát triển nông thôn huyện Mê Linh
– Vùng phát triển nông thôn của huyện Mê Linh, bao gồm:
- Khu vực sản xuất nông nghiệp (khu vực 3).
- Phần phía Tây đường vành đai 4 của Khu vực bãi sông (khu vực 5)
- Khu vực dịch vụ du lịch sinh thái (khu vực 7).
– Định hướng phát triển nông thôn mới trên cơ sở tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được duyệt. Nghiên cứu, cập nhật khớp nối các quy hoạch nông thôn mới đã được duyệt, xác định theo các nguyên tắc phát triển sau:
- Gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị (Thanh Lâm, Hoàng Kim, Tam Đồng, Liên Mạc, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thắng, Tự Lập, Vạn Yên, Liên Mạc, Tiến Thịnh) được định hướng phát triển theo mô hình nông thôn mới.
- Chuyển hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp công nghệ cao, năng suất cao để phục vụ nhu cầu tại đô thị trung tâm.
- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng sản xuất là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong vùng nông thôn.
- Phát triển nông thôn gắn với bảo vệ các giá trị văn hóa, cảnh quan và khắc phục các vấn đề về môi trường.
- Hình thành cụm đổi mới thuộc xã Tam Đồng nhằm hỗ trợ về sản xuất cho vùng nông thôn có quy mô khoảng 31 ha, với các chức năng chủ yếu sau: Khu quản lý, điều hành; Khu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nông nghiệp; Trung tâm tín dụng nông nghiệp; Khu hội chợ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao; Kho bảo quản; Khu các dịch vụ.
- Hình thành khu trung tâm tại các xã với các công trình hạ tầng xã hội (trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nhà văn hóa…).
- Nghĩa trang nhân dân của các xã: sẽ được xác định trong cụ thể trong giai đoạn tiếp theo,đảm bảo khoảng cách ATVMT theo quy định. Có thể nghiên cứu quy hoạch một nghĩa trang nhân dân chung cho các xã (đối với các điểm dân cư nông thôn của 2- 3 xã gần nhau trong bán kính 3km).
Định hướng phát triển kinh tế huyện Mê Linh Hà Nội
Định hướng phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Phát huy khả năng sản xuất của các khu cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn, phát triển hoàn chỉnh theo quy hoạch đã được duyệt các khu công nghiệp phù hợp với định hướng của huyện Mê Linh gồm: Khu công nghiệp Quang Minh 1, Quang Minh 2, khu công nghiệp Kim Hoa – Phúc Thắng; các Điểm tiểu thủ công nghiệp phân tán tại các xã nông thôn gắn với quy hoạch nông thôn mới.
- Chuyển đổi, di dời các cơ sở công nghiệp phân tán,cụm tiểu thủ công nghiệp nằm trong ranh giới phát triển đô thị sang các chức năng dịch vụ công cộng, tiện ích đô thị và nhà ở sinh thái.
- Khuyến khích xây dựng các khu cụm công nghiệp có chức năng hoàn chỉnh: có nhà ở công nhân, dịch vụ công cộng, công viên cây xanh, khu quảng bá giới thiệu sản phẩm, kho chứa hàng hóa và được quản lý chặt chẽ về mật độ xây dựng, tầng cao công trình, kiến trúc công trình, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường lao động.
- Thực hiện xử lý môi trường triệt để, hạn chế tối đa các nguồn thải gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn đối với khu vực phụ cận. Giám sát chặt việc thực hiện xử lý môi trường.
Định hướng phát triển Thương mại – Dịch vụ
- Xây dựng chợ đầu mối nông sản, là đầu mối phân phối nông sản của khu vực gần đường vành đai 4 tại khu vực xã Đại Thịnh với quy mô khoảng 25-30 ha.
- Phát triển một số trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện ích tại các trung tâm vùng, khu đô thị.
- Hình thành hệ thống các siêu thị, các điểm chợ gắn với các khu vực dân cư để phục vụ nhu cầu dịch vụ thương mại.
Định hướng phát triển du lịch
- Phát triển du lịch tại chỗ kết hợp với các khu vực có tiềm năng du lịch xung quanh như Tam Đảo, Bắc Ninh, Sóc Sơn, Đông Anh,Đại Lải,..
- Đẩy mạnh thế mạnh vùng trồng hoa của Mê Linh trong tổng thể quy hoạch hệ thống dịch vụ du lịch của Mê Linh trong vùng Hà Nội.
- Phát triển các loại hình du lịch có thể khai thác trên địa bàn Huyện Mê Linh: Du lịch tâm linh, Du lịch sinh thái nông nghiệp, Du lịch vui chơi – giải trí.
Định hướng sản xuất nông lâm ngư nghiệp
- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp đủ nguồn nông sản, thực phẩm sạch cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp nội huyện đồng thời một phần cung cấp cho thủ đô và ngành công nghiệp chế biến.
- Hình thành các vùng sản xuất: Trồng hoa, cây cảnh; Trồng lúa; Trồng rau; Nuôi trồng thủy sản; Chăn nuôi tập trung (mô hình trang trại). Hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao được đề xuất tại xã Tự Lập với quy mô khoảng 120ha với tính chất: nhân giống và trồng hoa, rau sạch.
Trên đây là một số thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh Hà Nội, ngoài ra bạn cũng có thể xem thêm quy hoạch các tỉnh khác trên trang quyhoachvietnam.com
Xem thêm : Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội
Các tuyến xe bus đi qua huyện Mê Linh
Các tuyến xe buýt đi qua địa bàn huyện Mê Linh gồm có các tuyến: 07, 35B, 53B, 56A, 56B, 58, 63, 64, 93, 95, 109,112
- 07: Cầu Giấy – Sân bay Nội Bài đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài
- 35B: Trần Khánh Dư – Thanh Lâm (Mê Linh) đi qua cao tốc Nhật Tân – Nội Bài
- 53B: Bến xe Mỹ Đình – KCN Quang Minh đi qua KCN Bắc Thăng Long, cao tốc Thăng Long – Nội Bài
- 56A: Nam Thăng Long – Núi Đôi đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài
- 56B: Bến xe Mỹ Đình – Chi Đông đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài, KCN Quang Minh
- 58: Yên Phụ – BV đa khoa Mê Linh đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài
- 63: KCN Bắc Thăng Long – Tiến Thịnh (Mê Linh) đi qua KCN Bắc Thăng Long, cao tốc Thăng Long – Nội Bài
- 64: KCN Bắc Thăng Long – Phố Nỉ (TTTM Bình An) đi qua KCN Bắc Thăng Long, cao tốc Thăng Long – Nội Bài
- 93: Nam Thăng Long – Bắc Sơn đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài, KCN Quang Minh
- 95: Nam Thăng Long – Xuân Hòa đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài, KCN Quang Minh
- 109: Bến xe Mỹ Đình – Sân bay Nội Bài đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài
Xem thêm : Bản đồ các tuyến xe buýt Hà Nội
Từ khóa » Bản đồ Thôn Hạ Lôi Mê Linh Hà Nội
-
Xóm Đường, Thôn Hạ Lôi, Xã Mê Linh, Huyện Mê Linh, Hà Nội, Việt ...
-
Xóm Cầu, Thôn Hạ Lôi, Xã Mê Linh, Huyện Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam
-
Thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam On The Elevation Map ...
-
Đền Thờ Hai Bà Trưng - Thôn Hạ Lôi, Xã Mê Linh, H ... - Cốc Cốc Map
-
Bản đồ Xã Mê Linh, Huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội
-
Bản đồ Huyện Mê Linh & Thông Tin Quy Hoạch đến Năm 2030
-
Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Mê Linh Hà Nội
-
Mê Linh (xã), Mê Linh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản đồ Quy Hoạch Huyện Mê Linh, Hà Nội đến Năm 2030
-
Đường Có Thể Mở Theo Quy Hoạch ở Xã Mê Linh, Mê Linh, Hà Nội
-
File Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Mê Linh Thành Phố Hà Nội 2022 Mới
-
Xã Mê Linh - Mê Linh - Trang Cá Nhân Của Trịnh Đình Linh