Mê Linh (xã), Mê Linh – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Mê Linh (định hướng).
Mê Linh
Xã Mê Linh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnMê Linh
Địa lý
Tọa độ: 21°9′50″B 105°44′11″Đ / 21,16389°B 105,73639°Đ / 21.16389; 105.73639
Mê Linh trên bản đồ Hà NộiMê LinhMê Linh Vị trí xã Mê Linh trên bản đồ Hà NộiXem bản đồ Hà NộiMê Linh trên bản đồ Việt NamMê LinhMê Linh Vị trí xã Mê Linh trên bản đồ Việt NamXem bản đồ Việt Nam
Diện tích5,91 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng10.548 người[1]
Mật độ1.785 người/km²
Dân tộcHầu hết là Kinh
Khác
Mã hành chính09010[2]
  • x
  • t
  • s

Mê Linh là một xã thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mê Linh có diện tích 5,91 km², dân số năm 1999 là 10.548 người,[1] mật độ dân số đạt 1785 người/km².

Xã có vị trí ranh giới:

  • Phía bắc giáp với xã Đại Thịnh
  • Phía đông giáp với xã Tiền Phong
  • Phía nam giáp với xã Tráng Việt
  • Phía tây giáp với xã Văn Khê.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mê Linh có ba thôn: Hạ Lôi, Liễu Trì, Ấp Hạ, trong đó riêng thôn Hạ Lôi có chín xóm, năm 2014 có hơn 2.640 hộ, thôn Liễu Trì có khoảng 500 hộ, thôn Ấp Hạ có 200 hộ gia đình.[3]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mê Linh nằm ở vị trí có nhiều trục đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 23 nối thành phố Phúc Yên với ngã tư cầu vượt Kim Chung (trước đây nối Phúc Yên xuống đê tả Hồng thuộc huyện Đông Anh đối diện Chèm bên hữu ngạn), đường trục Mê Linh, các đường liên xã đi Văn Khê, khu công nghiệp Quang Minh...

Hệ thống xe buýt: 35B, 63.

Di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Đền Hai Bà Trưng hay đền Hạ Lôi thờ Hai Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị tại chính nguyên quán. Lễ hội đền được mở vào dịp đầu năm (từ sau tết nguyên đán tới mùng 10 tháng Giêng âm lịch với ngày chính hội là ngày mùng 6. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt 2013.

Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Mê Linh là xã có thế mạnh về nông nghiệp. Trước đây, xã là nơi trồng nhiều các loại rau nhất là rau vụ đông như hành tây, khoai tây, bắp cải, rau củ khác... mang giá trị kinh tế hơn cây lúa. Sau đó một số diện tích chuyển đổi sang trồng hoa, đầu tiên là hoa hồng sau này có thêm cả hoa cúc có thu nhập cao hơn. Một số hộ làm phòng lạnh để bảo quản hoa cung cấp cho thị trường. Hoa Mê Linh được bán, trung chuyển ở chợ hoa huyện và chợ đầu mối Quảng Bá sau đó tỏa đi khắp nhiều nơi. Nhiều lao động trẻ tuổi làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh và cũng rất nhiều lao động là con em của xã đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh) làm việc. Và đây cũng là khu công nghiệp mà các doanh nghiệp trả người lao động mức lương cơ bản trung bình/ 8 tiếng cao nhất ở khu vực phía bắc và nhiều chế độ phúc lợi khác. Cũng chính vì lợi thế từ nghề trồng hoa và gần khu công nghiệp lớn đã đưa Mê Linh thành đơn vị xã phát triển năng động của huyện Mê Linh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Kiều Hương, Tiểu Phương. “Thống nhất sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trên địa bàn dân cư”. Báo Nhân dân điện tử. ngày 23 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2020.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết thành phố Hà Nội này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Xã, thị trấn trực thuộc huyện Mê Linh
Thị trấn (2)

Chi Đông · Quang Minh

Xã (15)

Đại Thịnh (huyện lỵ) · Chu Phan · Hoàng Kim · Kim Hoa · Liên Mạc · Mê Linh · Tam Đồng · Thạch Đà · Thanh Lâm · Tiền Phong · Tiến Thắng · Tiến Thịnh · Tráng Việt · Tự Lập · Văn Khê

Từ khóa » Bản đồ Thôn Hạ Lôi Mê Linh Hà Nội