Bản Mô Tả Công Việc đầu Bếp Nhà Hàng, Quán ăn Chi Tiết Nhất

Đầu bếp là người chịu trách nhiệm chính trong chế biến món ăn phục vụ khách hàng của nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, công việc chi tiết của vị trí này còn bao gồm các nhiệm vụ chính yếu khác. Bạn có biết mô tả công việc đầu bếp nhà hàng, quán ăn ra sao? Cùng Grabviec.vn tìm hiểu chi tiết điều này.

Bạn đã biết mô tả công việc đầu bếp nhà hàng, quán ăn chi tiết thế nào?

Đầu bếp nhà hàng, quán ăn – họ là ai?

Tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức nhân sự của nhà hàng, quán ăn nói chung và bộ phận bếp nói riêng mà vị trí đầu bếp sẽ được chỉ định chức vụ cụ thể như đầu bếp bánh, đầu bếp chuyên món Âu, đầu bếp chuyên món Á, đầu bếp salad, đầu bếp chuyên món nướng BBQ… Mỗi vị trí khác nhau sẽ chịu trách nhiệm về 1 mảng ẩm thực để cho ra đời thành phẩm là những món ăn khẩu vị chuẩn, được trình bày bắt mắt và ấn tượng. Trường hợp nhà hàng, quán ăn quy mô nhỏ, bộ phận bếp thường có rất ít nhân viên, khi đó người đầu bếp sẽ trở nên “đa zi năng” và đảm nhận chế biến nhiều món ăn ở các lĩnh vực khác nhau trong cùng một ca. Dù vậy, nhiệm vụ chính của đầu bếp vẫn là chịu trách nhiệm chế biến món ăn theo thực đơn phục vụ nhu cầu khách hàng đến dùng bữa tại nhà hàng, quán ăn. Ngoài ra, còn thực hiện một số công việc liên quan khác trong khu bếp.

Bản mô tả công việc đầu bếp nhà hàng, quán ăn

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Kiểm tra và chuẩn bị nguyên liệu, xử lý thực phẩm tồn

+ Đầu ca làm việc, kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn từ ca trước và có hướng xử lý phù hợp, hạn chế tình trạng lãng phí, đồng thời có kế hoạch order hàng hóa hợp lý

+ Phối hợp với bếp trưởng hoặc bếp phó kiểm tra hàng hóa, thực phẩm nhập vào đảm bảo đạt chất lượng và đúng số lượng

+ Giao cho phụ bếp hoặc trực tiếp chuẩn bị nguyên liệu, vật dụng, công cụ, thiết bị chế biến món ăn

+ Cập nhật và thông báo đến nhân viên bếp, phụ bếp và nhân viên phục vụ những món tạm ngưng phục vụ/ món đặc biệt bán trong ngày

Chế biến món ăn

+ Nhận order từ bộ phận nhà hàng – phân công công việc cụ thể cho nhân viên bếp, phụ bếp (nếu có)

+ Phân công hoặc trực tiếp sơ chế, tẩm ướp nguyên liệu phù hợp theo yêu cầu của từng món chuẩn nhà hàng

+ Trực tiếp chế biến món ăn, đảm bảo đúng định lượng, đúng công thức và đúng quy trình, lưu ý quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nội quy an toàn lao động bếp

+ Bày món ăn ra đĩa và trang trí bắt mắt, đúng chuẩn nhà hàng

+ Xử lý kịp thời và hiệu quả các trường hợp chế biến, trang trí món ăn không đúng tiêu chuẩn quy định

Quản lý, điều hành công việc tại khu vực bếp được phân công

+ Phân chia công việc, điều hành và giám sát quá trình làm việc của nhân viên tại khu vực bếp được phân công bởi bếp trưởng, bếp phó

+ Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ bếp, quy trình chế biến món ăn, cách sơ chế và bảo quản nguyên liệu… cho nhân viên mới tại khu vực bếp quản lý

+ Phân công, chỉ đạo và giám sát nhân viên bộ phận làm vệ sinh khu vực bếp làm việc; có ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo quản các thiết bị đồ dùng trong bếp

+ Vệ sinh các dụng cụ làm bếp, máy móc, thiết bị chuyên dụng – thực hiện bảo quản và sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định – thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động và báo cáo kịp thời nếu phát hiện hư hỏng.

+ Trực tiếp tiếp nhận và giải quyết những sự cố phát sinh, phàn nàn của khách hàng liên quan đến lĩnh vực phụ trách

+ Báo cáo lại cho bếp trưởng, bếp phó những vấn đề liên quan trong ca làm việc, bao gồm cả những sự cố phát sinh và hướng xử lý (nếu có)

Thực hiện các công việc cuối ca

+ Bảo quản hoặc phân công người bảo quản các nguyên vật liệu tồn đúng tiêu chuẩn quy định

+ Tổng hợp các order trong ngày theo báo cáo và chuyển cho thu ngân

+ Phối hợp với các nhân viên khác tổng vệ sinh bếp

+ Kiểm tra hệ thống ga, đèn, quạt đã tắt chưa; tủ mát, tủ lạnh có đang hoạt động đúng mức nhiệt độ chuẩn không… trước khi kết thúc ca

+ Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Lương đầu bếp nhà hàng, quán ăn hiện nay ra sao?

Tùy vào quy mô nhà hàng, quán ăn; trình độ tay nghề; kinh nghiệm đứng bếp; tình hình kinh doanh; khối lượng công việc… mà lương đầu bếp tại mỗi nhà hàng, quán ăn sẽ cao/ thấp tương ứng. Theo tìm hiểu của Grabviec.vn, lương đầu bếp nhà hàng, quán ăn hiện dao động trong khoảng từ 5-8 triệu đồng/ tháng, có nơi lên đến 8-12 triệu đồng/ tháng, chưa kể service charge và các khoản thưởng, tip, phụ cấp, trợ cấp…

Bên cạnh đó, đầu bếp lành nghề, ham học hỏi để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng còn có cơ hội lên được các vị trí cao hơn trong bộ phận bếp như bếp phó, bếp trưởng – nhận được mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn nhưng đi kèm với trách nhiệm cao hơn, nhiệm vụ công việc nhiều hơn…

Tùy vào quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm, tay nghề... mà lương đầu bếp sẽ có sự cao - thấp khác nhau

Đầu bếp cần có phẩm chất và kỹ năng gì?

Ứng viên tìm việc đầu bếp cần sở hữu hoặc trang bị các phẩm chất và kỹ năng sau:

  • + Khéo tay, sạch sẽ, yêu thích công việc nấu nướng
  • + Sức khỏe tốt
  • + Có óc sáng tạo, khả năng tư duy và tưởng tượng tốt
  • + Nhạy cảm với mùi vị, mắt thẩm mỹ tốt
  • + Chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc

Với những thông tin chi tiết được chia sẻ trên đây, Grabviec.vn hy vọng đã giúp bạn hiểu chi tiết hơn mô tả công việc đầu bếp, cũng như mức lương hay tiêu chí tuyển dụng cho vị trí này tại các nhà hàng, quán ăn hiện nay.

Hồng Thy

Từ khóa » Mô Tả Cv Bếp