Mô Tả Công Việc Bếp Chính Nhà Hàng Và Mức Lương Bếp Chính - PasGo
Có thể bạn quan tâm
Trước tiên, chúng ta cần phân biệt Bếp chính (Head Chef) và Bếp trưởng (Executive Chef) là hai vị trí khác nhau trong một nhà hàng. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến mô tả công việc của Bếp chính nhà hàng.
Mục lụcBếp chính là người làm việc trực tiếp dưới quyền Bếp trưởng, chịu sự phân công công việc trực tiếp từ Bếp trưởng. Bếp chính là người trực tiếp nấu món ăn chủ đạo của nhà hàng, và hỗ trợ Bếp trưởng trong việc quản lý, giám sát các hoạt động trong bộ phận bếp, triển khai xuống các cấp nhân viên thấp hơn.
>> Xem thêm: Sơ đồ tổ chức bộ phận Bếp nhà hàng
Dưới đây là bản mô tả chi tiết công việc của Bếp chính, mời các bạn tham khảo nhé!
Thực hiện các công việc đầu ca
- Phối hợp với bếp trưởng hoặc bếp phó kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa, nguyên liệu thực phẩm nhập vào đầu ca.
- Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm còn tồn lại từ ca làm việc trước, chỉ đạo hướng xử lý phù hợp, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí nguyên liệu; đồng thời lên kế hoạch để nhập hàng hóa, nguyên liệu cho ca tiếp theo.
- Chuẩn bị các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị chế biến món ănCập nhật và thông báo cho các nhân viên và bộ phận liên quan về sự thay đổi thực đơn, bao gồm: các món ăn tạm ngừng phục vụ hoặc các món ăn đặc biệt trong ngày,…
Trực tiếp chế biến món ăn
- Tiếp nhận các đặt hàng, gọi món của khách hàng, thực hiện phân công công việc cho Nhân viên bếp
- Thực hiện tẩm ướp nguyên liệu phù hợp cho từng món ăn theo chuẩn nhà hàng
- Trực tiếp chế biến món ăn (đa số là món chủ đạo của nhà hàng) theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng; đảm bảo tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nội quy an toàn lao động trong bếp.
- Chia sẻ một phần công việc chế biến món ăn cho các Tổ trưởng hoặc Nhân viên cấp dưới tuỳ theo năng lực của mỗi người, hoặc khi nhà hàng đông khách, số lượng đặt món đến dồn dập.
- Thực hiện công đoạn trang trí món ăn sau chế biến theo chuẩn nhà hàng
Quản lý khu vực bếp được phân công
- Có quyền thay mặt khi Bếp trưởng vắng mặt. Xử lý tất cả các công việc trong bếp bao gồm phân chia công việc và quản lý nhân viên; báo cáo lại cho Bếp trưởng vào cuối ca
- Giám sát, giữ gìn, bảo quản các thiết bị, đồ dùng trong bếp; thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị và báo cáo kịp thời nếu phát hiện hư hỏng;
- Định kỳ phối hợp với các bộ phận liên quan bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trong nhà bếp theo quy định của nhà hàng
- Trực tiếp đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ bếp, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới
- Kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của các nhân viên cấp dưới, từ đó đề xuất và tham mưu cho Bếp trưởng về quản lý sử dụng nhân sự bếp.
- Trực tiếp giải quyết và hỗ trợ cùng Bếp trưởng giải đáp các thắc mắc của khách hàng, sai sót của nhân viên
BẠN LÀ CHỦ QUÁN/ QUẢN LÝ NHÀ HÀNG
>>> Mời bạn tìm hiểu về Nền tảng đặt bàn PasGo & báo giá các Gói dịch vụ của PasGo TẠI ĐÂY.
Liên hệ Bộ phận Kinh doanh & Phát triển thị trường PasGo
Hotline: 0934.626.005
Email: kinhdoanh@pasgo.vn
Thực hiện các công việc đóng ca
- Thực hiện vệ sinh khu vực chế biến và các dụng cụ chế biến
- Chịu trách nhiệm bảo quản các nguyên vật liệu tồn vào cuối ca
- Cùng các nhân viên khác thực hiện tổng kết vệ sinh bếp trước khi kết thúc ca làm việc
- Chỉ đạo, giám sát, sắp xếp các dụng cụ chế biến, máy móc, thiết bị, các loại gia vị, nguyên liệu nấu ăn ngăn nắp, đúng nơi quy định
- Kiểm tra các hệ thống ga, đèn, quạt đã được tắt; tủ mát, tủ lạnh vẫn hoạt động đúng nhiệt độ tiêu chuẩn quy định trước khi kết thúc ca làm việc
- Tổng hợp các đơn đặt hàng trong ngày vào báo cáo chuyển cho bếp trưởng (hoặc chuyển cho thu ngân tuỳ quy định mỗi nhà hàng).
- Bàn giao công việc cho ca làm việc sau và đóng ca.
Các công việc khác
- Hàng ngày hoặc đột xuất báo cáo công việc trong bếp cho bếp trưởng khi được yêu cầu
- Thay mặt bếp trưởng khi Bếp trưởng vắng mặt
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
Mức lương Bếp chính trong nhà hàng
Tuỳ vào cấu trúc và quy mô của mỗi nhà hàng, khách sạn mà đôi khi Bếp chính có thể đảm nhiệm luôn vị trí của Bếp trưởng (không có Bếp trưởng). Tuy ở vị trí công việc nào, thì trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và yêu cầu khối lượng công việc đảm nhiệm, mà mức lương Bếp chính có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi thì mức lương Bếp chính của một nhà hàng thường dao động từ 8 – 20 triệu đồng/tháng, chưa tính đến các khoản hỗ trợ, phụ cấp, thưởng – tip khác.
Như vậy, cùng với Bếp trưởng, Bếp chính là người có vai trò quan trọng không kém trong Bộ phận bếp của nhà hàng. Đây cũng là vị trí đáng mơ ước và cần phấn đấu của mọi Nhân viên bếp.
Với bản mô tả công việc chi tiết này của một người Bếp chính, hi vọng các anh chị Quản lý, Chủ nhà hàng sẽ có thông tin đầy đủ hơn để lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự trong khu vực bếp của mình.
Chúc các bạn kinh doanh thành công,
Thân ái,
--
Nguồn tham khảo: hoteljob
Từ khóa » Mô Tả Cv Bếp
-
Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Bếp Chính 2022
-
Bản Mô Tả Công Việc Bếp Chính Nhà Hàng
-
Mô Tả Công Việc Nhân Viên Bếp - JobsGO Blog
-
Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Bếp - day
-
Bản Mô Tả Công Việc đầu Bếp Nhà Hàng, Quán ăn Chi Tiết Nhất
-
Bảng Mô Tả Công Việc Bếp Trưởng Nhà Hàng Khách Sạn
-
Bản Mô Tả Công Việc Của Bếp Phó Nhà Hàng – Khách Sạn
-
Bản Mô Tả Công Việc Bếp Trưởng Chi Tiết Nhất Bạn Cần Biết
-
[Update] Bản Mô Tả Công Việc đầu Bếp Chi Tiết, đầy đủ Nhất
-
Mô Tả Công Việc đầu Bếp Chi Tiết để Hiểu Hơn Về Nghề
-
Bảng Mô Tả Công Việc Của Bếp Trưởng điều Hành - Học Nấu Ăn
-
Nhân Viên Phụ Bếp Làm Công Việc Gì ? Mô Tả Công Việc Của Phụ ...
-
Giám Sát Bếp Nhà Hàng - CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QSR ...