Bản Ngã Là Gì? Cái Tôi Là Gì Trong Cuộc đời Mỗi Con Người?
Có thể bạn quan tâm
Trong mỗi con người đều tồn tại bản ngã riêng và chúng ta đều mất cả đời để kiểm soát nó. Vậy bản ngã là gì? Cái tôi là gì? Bản ngã có tác động ra sao đến con người. Để hiểu hơn về bản thân hãy đọc bài viết dưới đây của mayruaxemini.vn.
1. Bản ngã là gì?
Mỗi con người đều tồn tại một bản ngã và chúng sẽ không bao giờ biến mất. Bản ngã riêng của mỗi người không hề giống nhau, có thể lớn, có thể nhỏ. Con người luôn bị chi phối bởi sự phát triển của các yếu tố bên ngoài. Bất kể ai trong chúng ta cũng một lần đi tìm bản ngã hay tìm cách vượt qua bản ngã của cuộc đời để định hướng tính cách, con người. Vậy bản ngã nghĩa là gì? Tại sao chúng ta mất cả đời để theo đuổi nó?
“Bản ngã” được hiểu theo nghĩa Hán Việt như sau:
Bản có nghĩa là Bổn (本)
Ngã có nghĩa là Tôi (我)
Bản ngã có nghĩa là chính tôi, chính mình (本我) hay nói cách khác “Bản ngã” có thể gọi là cái tôi cá nhân.
Vậy bản ngã, cái tôi là gì? Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về “cái tôi”. Cụ thể:
Triết học
Trong triết học, “cái tôi” được hiểu là ý thức hay hiểu đơn giản là tôi, nó bao hàm trong đó các đặc tính phân biệt “tôi” với những người khác, cá nhân này với cá nhân khác.
Phân tâm học
“Cái tôi” là phần cốt lõi của tính cách có liên hệ trực tiếp tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. “Cái tôi” được hình thành ngay khi con người vừa mới chào đời. Nó tiếp tục được hình thành và hoàn thiện qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài. “Cái tôi” có vai trò là “cầu nối” để hòa giải ham muốn vô thức với những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.
Phật giáo
Trong triết học và phân tâm học là thế, vậy cái tôi hay bản ngã là gì trong phật giáo? “Cái tôi” trong phạm trù triết lý Phật giáo thường được gọi là “ngã”. Bản ngã được thiết thuyết với một một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng bởi tụ tán và quy luật sinh tử.
Phật giáo, đặc biệt là phật giáo truyền thống (Nam Tông, Tiểu Thừa) không công nhận sự có mặt của một bản ngã như trong tâm lý học. Cái người ta hiểu lầm là bản ngã thì được cấu thành bởi Sắc (phần thân thể), Danh (phần tâm thức) biến đổi không ngừng trong từng sát na (đơn vị thời gian nhỏ nhất).
Còn khá nhiều khái niệm khác nhau về bản ngã. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến một số khái niệm được dùng phổ biến. Nói chung, chúng ta có thể hiểu ngắn gọn bản ngã là niềm tin, quan niệm rằng bản thân mình là một cá thể độc lập, khác biệt với phần còn lại của thế giới, bản thân sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Bản ngã chính là sống đúng với “cái tôi” của mình. Quá trình phát triển cái tôi là để nhằm khẳng định mình. Chính vì sự khẳng định mình nên sẽ có lúc cái tôi thực sự quá lớn. Theo lời dạy của Đạo Phật, một khi cái tôi càng lớn thì con người lại dễ tạo ra nhiều sai lầm, nghiệp chướng.
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bản ngã và bản chất thực của con người mình. Đừng ngộ nhận bản những gì “cái tôi” mong muốn là mong muốn thật sự của bản thân. Đôi lúc, bản ngã sẽ bùng lên và kiểm soát bản chất của con người.
2. So sánh bản ngã với một số khái niệm khác
Bản thể và bản ngã
Bản ngã là gì chúng ta đã tìm hiểu rồi, vậy còn bản thể là gì? Bản thể là một khái niệm khá trừu tượng. Theo một vài khái niệm đã được công bố:
- Khái niệm của triết học duy tâm, bản thể là chỉ cái bản chất của sự việc mà chỉ có lí trí mới hiểu được.
- Trong đạo Bà la môn, có từ Atman là khái niệm quan trọng có nghĩa là bản thể, bản ngã và tự ngã.
- Trong tiếng Anh, có thuật ngữ “indentity” dịch ra là “Bản thể và danh tính”. Đây là tiêu chí giúp nhận biết đối tượng nào đó.
- Trong Tiếng Hy Lạp, “bản thể” có nghĩa là “tồn tại, bản chất”, đó là thuật ngữ “ousia”.
“Bản thể” là một khái niệm triết học được đem ra bàn luận từ thời Aristote (384-322 TCN). Cho đến thời điểm hiện nay các triết gia vẫn đang tìm hiểu và phát triển khái niệm này. Aristote cho rằng bản thể được hợp thành từ “chất liệu” (vật chất) và “mô thức” (nhận thức, lý luận). Một bản thể phải mang trọn vẹn cả hai yếu tố “hình thể” và “chất thể”.
Vì vậy, có thể hiểu bản thể và bản ngã cũng có sự tương đồng nhau về mặt cả hai đều là những thứ tồn tại bên trong của con người. Tuy nhiên, ngoài các nhận thức phía bên trong thì “bản thể” còn tồn tại cả yếu tố vật chất, hình thể bên ngoài. Đây là điều mà bản ngã hoàn toàn không có.
Bản ngã và vô ngã
Bên cạnh “bản ngã”, chúng ta vẫn thường nghe đến từ “vô ngã”. Vậy sự khác nhau của hai phạm trù này là gì? Như đã tìm hiểu, bản ngã là cái tôi, là thứ bên trong của con người. Trong khi đó, vô ngã là những cái bên ngoài. “Vô” là không, không có “ngã”, không có cái tôi cá nhân.
Dễ hiểu hơn, vô ngã là toàn bộ tất cả mọi thứ trừ “cái tôi”. Khi cái tôi được gạt bỏ hay kìm hãm được cái tôi thì sẽ là vô ngã. Người sống vô ngã, cuộc sống sẽ hoàn hảo, bình yên hơn so với người có bản ngã lớn. Vì vậy, bản ngã và vô ngã là khai phạm trù hoàn toàn đối lập nhau.
3. Bản ngã của con người hoạt động theo cơ chế nào?
Ngoài việc hiểu về bản ngã thông qua khái niệm và đối chiếu nó với một số khái niệm khác. Chúng ta sẽ hiểu nó một cách cụ thể, tường tận hơn bằng cách tìm hiểu về cơ chế hoạt động của bản ngã.
Kiểm soát
Bản ngã tự đồng hóa bản thân vào những gì mà nó tin rằng nó đang kiểm soát. Ví dụ, việc bạn điều khiển cơ thể, tâm trí hay kiểm soát con của mình cũng được coi là một phần của bản ngã.
Xây dựng và duy trì
Đối với những thứ do “bản ngã” kiểm soát, nó luôn muốn giữ vững, bảo vệ sự kiểm soát đó. Thậm chí nó còn muốn bành trướng hơn. Bản chất của ngã cũng chỉ là giả tạo và hư cấu nên nó muốn được kiểm soát nhiều thứ hơn, để cảm thấy nó lớn mạnh. Đây cũng chính là lý do tại sao con người luôn ham muốn nhiều quyền lực, tiền bạc vì khi đó ta có cảm giác kiểm soát được mọi thứ. Mất kiểm soát đối với bản ngã tương đương với sự chết chóc.
Phản chiếu
Bản ngã không thể tự nhìn nhận cũng như đánh giá chính bản thân nó. Điều này cũng tương tự như việc bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy khuôn mặt mình nếu không nhìn vào gương. Vì vậy, bản ngã tạo ra rất nhiều bản ngã, cá thể riêng lẻ khác. Bản ngã sẽ tự đánh giá, nhìn nhận bản thân thông sự phản chiếu của bản ngã khác. Nói cách khác, đây chính là cách bạn nhìn bản thân thông qua những lời đánh giá của người khác.
Ví dụ, bạn sẽ không bao giờ biết bạn đẹp hay xấu nếu không nhận được lời đánh giá từ ai khác. Dù bạn tin rằng bạn đẹp, thì vẫn cần những lời đánh giá chân thật từ người khác để xác thực điều đó.
4. Làm sao để vượt qua và kiềm chế bản ngã?
Cái tôi tiếng anh là gì? Đó là “ego”. Có một cụm từ trong tiếng Anh để nói về cái tôi quá lớn là “The ego is too big”. Khi con người có cái tôi quá lớn sẽ sinh ra sự bao biện cho những hành động của mình và luôn cho rằng đó là bản chất, tính cách vốn có. Cái tôi càng cao sẽ càng có xu hướng không chấp nhận lỗi sai, sẵn sàng đổ lỗi cho người khác. Khi cái tôi quá lớn sẽ mang đến những hậu quả như khiến con người gặp rắc rối, tính cách nóng nảy, mất đi các mối quan hệ xã hội.
Bản ngã luôn tồn tại, nếu không biết cách kiềm chế và vượt qua nó thì nó sẽ theo bạn đến hết cuộc đời. Bản ngã là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào mức độ của nó. Khi vượt quá mức cho phép thì khiến cho cá nhân đó gặp nhiều hạn chế.
Vậy cách nào hữu hiệu để kiểm soát và vượt qua bản ngã?
Học cách chấp nhận sự thật
Chấp nhận sự thật, chấp nhận thử thách và cảm nhận những điều bạn nhận được nếu như biết cách kiềm chế. Đây là cách giúp bạn kiềm chế bản thân rất tốt. Đừng bao giờ đổ lỗi cho số phận kể cả khi bạn thất bại. Hãy cố gắng tìm động lực để đương đầu với khó khăn, phát triển bản thân mỗi ngày và vượt qua bản ngã của chính mình.
Tập trung vào hiện tại
Những gì trong quá khứ hãy để nó qua, còn tương lai chưa đến thì đừng nên ảo tưởng. Hãy chỉ tập trung sống cho hiện tại thôi. Nếu cứ mãi mơ mộng về tương lai và cố chấp với quá khứ sẽ khiến bản thân buông lỏng hiện tại . Tận dụng mọi thời gian, sức lực để phát triển bản thân. Hãy tự mình tạo ra số phận của mình bằng cách vượt qua bản ngã.
Đừng lấy bản thân ra so sánh với bất kỳ ai
Đừng đem bản thân hay thành quả của mình ra so sánh với bất kỳ ai hay thành quả của họ. Việc này chỉ khiến bản ngã càng lớn thêm. Giá trị bản thân bị ảnh hưởng sẽ khiến bạn xuất hiện hai luồng suy nghĩ. Có thể bạn sẽ ảo tưởng mình giỏi hơn và có thể bạn sẽ xuất hiện suy nghĩ không thể vượt qua được người ta. Bản ngã của con người sẽ được kiềm chế nếu không đem bản thân mình ra so sánh với người khác.
Ngưng đổ lỗi cho số phận
Số phận nằm trong lòng bàn tay của chính mình. Đừng bao giờ đổ lỗi cho số phận với những câu nói như “số mình nó thế”, “số mình khổ, số mình đen đủi”, “tất cả là do số phận”,…Chẳng có số phận nào được vạch sẵn ra cả. Hãy vượt qua bản ngã bằng cách cố gắng thật nhiều để tạo ra số phận của riêng mình.
Các phương pháp kết nối con người bên trong
Chỉ mình mới hiểu mình, không ai hiểu mình hơn chính bản thân. Bạn vẫn thường nghe đâu đó những lời khuyên khi cần câu trả lời cho điều gì đó là “hãy lắng nghe tiếng nói bên trong của bạn”. Nội tâm của con người là một “vùng đất” vô cùng rộng lớn.
Tuy nhiên, chúng ta lại bị cuốn theo những vùng đất mới lạ bên ngoài mà bỏ bê nó. Con người sẽ thực sự hạnh phúc khi có sự kết nối với nội tâm của mình. Vậy cách để kết nối con người bên trong giúp kiềm chế và vượt qua bản ngã là gì?
Thiền
Thiền sẽ giúp bạn tìm được sự tĩnh lặng trong tâm hồn, bỏ qua những suy nghĩ, tạp niệm của cuộc sống. Bản ngã và linh hồn cần có thời gian để giao lưu, trò chuyện nhưng cuộc sống quá bận rộn khiến tâm trí bạn lãng quên đi nhu cầu này. Thiền sẽ là cách giúp bạn kết nối , lắng nghe chính mình băng bằng cách đi vào nơi ẩn sâu tâm hồn.
Cầu nguyện
Cầu nguyện là cách tốt nhất để trí tuệ, tình yêu và sức mạnh bên trong con người hòa quyện và thăng hoa. Lời cầu nguyện là cách giao tiếp bản ngã cao hơn, nó hướng dẫn tinh thân gửi lời cảm ơn đến vũ trụ về những gì bạn đang có.
Làm những điều bạn yêu thích
Hay tự hỏi bản thân bạn thực sự thích điều gì? Có điều gì bạn muốn làm nếu có thời gian rảnh. Có thể đó là đi du lịch, học một ngôn ngữ mới, chơi nhạc cụ hay đọc cuốn sách còn dang dở,… Hoặc bạn hãy thử đọc những cuốn sách hay để hiểu hơn về bản ngã như “Bản ngã chính là kẻ thù” (Ryan Holiday), “Bản ngã tốt đẹp hơn trong mỗi chúng ta” (The Better Angels of Our Nature – Steven Pinker).
Viết tự do
Bạn không cần phải lo sợ vì không có gì để viết hay không biết viết gì. Điều bạn cần chỉ là chuẩn bị giấy bút và viết ra tất cả những gì bạn suy nghĩ, một cách không phán xét. Khi viết, suy nghĩ của bạn sẽ hiện lên một cách rõ ràng và chân thực nhất. Nếu để cảm xúc trôi qua mà không làm gì với nó, bạn khó có thể hiểu hơn về chính mình.
Trong toàn bộ nội dung bài viết, mayruaxemini.vn đã giúp bạn hiểu bản ngã là gì? Cách để kiềm chế và vượt qua được bản ngã. Mỗi ngày, chúng ta hãy tự cố gắng và hoàn thiện bản thân nhiều hơn bạn nhé!
Xem thêm:
- ATSM là gì? Ý nghĩa viết tắt của từ ATSM trên Facebook
- Đa tình là gì? Dấu hiệu nhận biết đa tình qua Nốt ruồi, đôi mắt
- Sinh tháng 10 là cung gì? Vận mệnh, tính cách, tình yêu, sự nghiệp
Từ khóa » Cái Bản Ngã Là Gì
-
Bản Ngã Là Gì? Cách để Vượt Qua Cái Tôi Cá Nhân Cực Hiệu Quả
-
Bản Ngã Là Gì? Định Nghĩa Cái Tôi Trong Mỗi Người - Sapuwa
-
Bản Ngã Là Gì Và Làm Sao để Sống Thật Với Con Người Mình? | ELLE
-
Bản Ngã Là Gì? Cái Tôi Cá Nhân Là Gì? Những điều ...
-
Bản Ngã Là Gì? Hiểu Về Bản Ngã Và Làm Sao Vượt Qua Cái Tôi Quá Lớn
-
Bản Ngã Là Chấp Thấy Có Cái Tôi Hiện Hữu - .vn
-
Bản Ngã Là Gì? Câu Chuyện Về Cái Tôi Của Mỗi Cá Nhân - Youth+
-
Cái Tôi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiểu Biết Về Bản Ngã Trong Phật Giáo để Biết Cái Tôi Là Tốt Hay Xấu
-
Bản Ngã Là Gì? Làm Thế Nào để Vượt Qua Cái Tôi Quá Lớn? - GiaiNgo
-
Bản Ngã Là Gì? Định Nghĩa Cái Tôi Trong Mỗi Người
-
Bản Ngã Là Gì? Cái Tôi Là Gì Trong Phật Giáo
-
Bản Ngã Là Gì? Kiềm Chế Và Vượt Qua Bản Ngã, Cái Tôi Bằng Cách Nào
-
Bản Ngã Là Gì? Cái Tôi Cá Nhân Là Gì? Những điều Bạn ... - Giaidap247