Bàn Tay Nặn Bột Bài Hoa Và Quả Có đặc điểm Gì?

Bài 21: Hoa và quả có đặc điểm gì?- Tiết 2

(Bài soạn theo PP bàn tay nặn bột HĐ 2,3 HĐCB)

HD học TNXH lớp 3 trang 25-28

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:

- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và lợi ích của quả đối với đời sống con người.

- Kể tên các bộ phận thường có của hoa và quả.

+ Kể tên một số loại quả có hình dạng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau

+ Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.

- Giáo dục KNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.

II. Chuẩn bị:

- Hình trong SGK - Dao nhỏ, đĩa, khăn

- Các loại quả do HS và GV sưu tầm - Bảng nhóm

-Namchâm - 7 băng giấy - Bút dạ

III. Các hoạt động dạy học:

HĐ1: Các bộ phận của một bông hoa, các bộ phận của một quả.

*Bước 1: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm

Hãy ghi lại câu hỏi vào vở thực hành: Các bộ phận của một bông hoa. Các bộ phận của một quả.

- HS ghi câu hỏi lên bảng nhóm.

- Yêu cầu HS đề xuất các phương án thực nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà các em vừa nêu.

+ Theo các em, để trả lời cho các câu hỏi này chúng ta cần làm gì?

- GV ghi bảng phụ các ý kiến

- Yêu cầu HS lựa chọn phương án thích hợp nhất

- GV nhận xét các ý kiến đưa ra và thống nhất cả lớp sẽ dùng dao bổ quả ra để quan sát tìm hiểu các phần của một loại quả

*Bước 2: Tiến hành thực nghiệm

- Cho HS quan sát H 7, 8 và quan sát vật thật.

- Phát cho HS dao nhỏ để các em tiến hành cắt đôi quả ra để quan sát.

* Lưu ý HS: Không cầm dao khi chưa thực hành, khi thực hành bổ quả, không cầm phần lưỡi dao, không quay ngang quay ngửa, cẩn thận khi cắt những quả vỏ cứng, thực hành xong thì lau dao và gói vào khăn như cũ, mang lên bàn GV

- Yêu cầu HS tiến hành bổ quả

- GV quan sát, đến từng nhóm giúp đỡ (cắt giúp HS những loại quả vỏ dày)

- Yêu cầu HS quan sát kĩ, vẽ lại hình mô tả các phần của quả và ghi chú tên gọi các phần

Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi

*HS đề xuất các câu hỏi liên quan đế nội dung kiến thức tìm hiểu

*HS tổ chức thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi.

+ Các bộ phận của hoa và quả?

+ Chức năng của hoa và quả đối với cây?

- GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả quan sát.

Bước 4. Thực hiện phương án tìm tòi

*GV cho HS viết dự đoán vào vở trước khi tiến hành với các mục

- Yêu cầu các nhóm đối chiếu với biểu tượng ban đầu của các em xem phát hiện những phần nào đúng, sai hay thiếu.

? Dựa vào kết quả sau khi thực nghiệm, theo em, quả có mấy phần? Đó là những phần nào?

- GV giải thích về ruột và thịt (cả 2 cách nói đều đúng. Tuy nhiên, ruột là cách gọi thông thường, còn khi sử dụng thuật ngữ khoa học, phải gọi là thịt)

- Yêu cầu lấy VD quả có 3 phần.

+ Có phải tất cả các quả đều có 3 phần không?

+ Có quả chuối có 3 bộ phận. Đó là chuối gì?

- Cho HS quan sát quả chuối hột

- Yêu cầu HS lấy VD quả có 2 phần.

+ Vậy quả thường gồm có mấy phần?

*Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức

- GV kết luận: Hoa thường có 5 bộ phận đó là cuốn hoa, cánh hoa, đài hoa, nhị hoa, nhụy hoa. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt và hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.

__________________________________

Tự nhiên xã héi

Bài 21: Hoa và quả có đặc điểm gì?- Tiết 2

(Bài soạn theo PP bàn tay nặn bột HĐTH 1,2)

HD học TNXH lớp 3 trang 29-30

I. Mục tiêu:

- Kể tên các bộ phận thường có của hoa và quả.

+ Kể tên một số loại quả có hình dạng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau

+ Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.

+ Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.

+ An toàn khi sử dụng đồ dùng (dao)

- Giáo dục BVMT: Biết ích lợi của quả đối với đời sống của con người, có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. Chuẩn bị:

- Hình trong SGK - Dao nhỏ, đĩa, khăn

- Các loại quả do HS và GV sưu tầm - Bảng nhóm

- Nam châm - 7 băng giấy - Bút dạ

III. Các hoạt động dạy học:

*Quan sát vật thật.

*Bước 1: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm

Hãy quan sát kỹ một bông hoa và một quả, ghi lại câu hỏi vào vở thực hành: Các bộ phận của một bông hoa. Các bộ phận của một quả.

+ Hoa và Quả có vai trò gì đối với cuộc sống của con người ?

- Yêu cầu HS đề xuất các phương án thực nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà các em vừa nêu.

*Bước 2: Tiến hành thực nghiệm

- Cho HS quan sát H 19, 20, 21 và quan sát vật thật.

- Phát cho HS dao nhỏ để các em tiến hành cắt đôi quả ra để quan sát.

* Lưu ý HS: Không cầm dao khi chưa thực hành, khi thực hành bổ quả, không cầm phần lưỡi dao, không quay ngang quay ngửa, cẩn thận khi cắt những quả vỏ cứng, thực hành xong thì lau dao và gói vào khăn như cũ, mang lên bàn GV

- Yêu cầu HS tiến hành bổ quả

- Yêu cầu HS quan sát kĩ, vẽ lại hình mô tả các phần của quả và ghi chú tên gọi các phần

Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi

*HS tổ chức thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi.

+ Các bộ phận của hoa và quả?

+ Chức năng của hoa và quả đối với cây?

+ Hoa và Quả có vai trò gì đối với cuộc sống của con người ?

- GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả quan sát.

Bước 4. Thực hiện phương án tìm tòi

*GV cho HS viết dự đoán vào vở trước khi tiến hành với các mục

- Yêu cầu các nhóm đối chiếu với biểu tượng ban đầu của các em xem phát hiện những phần nào đúng, sai hay thiếu.

+ Vậy quả thường gồm có mấy phần?

*Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức

- GV kết luận: Hoa thường có 5 bộ phận đó là cuốn hoa, cánh hoa, đài hoa, nhị hoa, nhụy hoa. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt và hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.

*Ích lợi của hoa và quả:Hoa và quả được sử dụng làm đồ ăn, thức uống, vật trang trí … để phục vụ đời sống con người.

Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Thị Hòa @ 12:27 22/03/2017 Số lượt xem: 2443 Số lượt thích: 2 người (Lê Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Hòa)

Từ khóa » Hoa Và Quả Có đặc điểm Gì