Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 3 - Bài 21: Hoa Và Quả Có Những đặc ...

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 3 - Giáo Án, Bài Giảng Điện Tử Lớp 3

Trang ChủTự Nhiên và Xã Hội Lớp 3 Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 21: Hoa và quả có những đặc điểm gì? (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Ngọc Điệp Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 21: Hoa và quả có những đặc điểm gì? (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Ngọc Điệp

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Làm việc với vật thật

Điều chỉnh thành hoạt động cá nhân

T: Cho học sinh quan sát mẫu vật thật: bông hoa và quả. Sau khi cho học sinh quan sát, gọi 1 học sinh lên bảng:

T: Chỉ và nói tên các bộ phận của bông hoa? Gọi 1 bạn khác nhận xét.

H: HS nhận xét.

T: Giáo viên kết luận: Hoa thường có 5 bộ phận đó là: cuống hoa, cánh hoa, đài hoa, nhị hoa, nhụy hoa.

T: Giáo viên tiến hành bổ đôi quả mà mình đã chuẩn bị. Gọi 1 học sinh lên bảng:

- Chỉ và nói tên các bộ phận của quả?

H: HS nhận xét.

T: Giáo viên kết luận: Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ thịt và hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.

T: Cho học sinh nêu lợi ích của hoa?

H: Hoa dùng để trang trí, làm thức ăn, làm thuốc,.

T: Cho học sinh nêu lợi ích của quả?

H: Quả dùng để làm đồ ăn, thức uống, vật trang trí.để phục vụ đời sống con người.

 

docx 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 21: Hoa và quả có những đặc điểm gì? (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Ngọc Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên Ngày dạy: 24/3/2021 Lớp: 3D TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 21: HOA VÀ QUẢ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ ? (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Kể tên được các bộ phận thường có của hoa và quả. - Kể tên một số loại quả có hình dạng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. - Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được. - Nêu được chức năng và lợi ích của hoa và quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người. - Tích cực trong các hoạt động, yêu thích môn học. - Học sinh vận dụng bài học vào thực tế có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Phát triển năng lực tư duy, khoa học, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Kế hoạch dạy học, tài liệu hướng dẫn học, ti vi, mẫu vật, bảng phụ, phiếu học tập. Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, vở Tự nhiên và xã hội, đồ dùng học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KHỞI ĐỘNG Khởi động tiết học bằng trò chơi: “Truyền điện” Giáo viên hướng dẫn luật chơi và cách chơi cho học sinh. Giáo viên đưa ra câu hỏi: “Em hãy kể tên một số loại hoa và quả mà em biết?”. Bắt đầu gọi từ một em xung phong, sau khi trả lời sẽ chỉ định vào một bạn khác để truyền điện. Cứ làm tương tự như thế, nếu bạn nào trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì sẽ bị “ xì điện”. Kết thúc trò chơi tuyên dương đối với những bạn có câu trả lời đúng và nhanh. Giáo viên dẫn vào bài: Hoa và quả có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống của chúng ta. Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về đặc điểm của hoa và quả. Để tìm hiểu rõ hơn thì cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Giáo viên ghi tựa bài. Học sinh đọc và chia sẻ mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Làm việc với vật thật Điều chỉnh thành hoạt động cá nhân T: Cho học sinh quan sát mẫu vật thật: bông hoa và quả. Sau khi cho học sinh quan sát, gọi 1 học sinh lên bảng: T: Chỉ và nói tên các bộ phận của bông hoa? Gọi 1 bạn khác nhận xét. H: HS nhận xét. T: Giáo viên kết luận: Hoa thường có 5 bộ phận đó là: cuống hoa, cánh hoa, đài hoa, nhị hoa, nhụy hoa. T: Giáo viên tiến hành bổ đôi quả mà mình đã chuẩn bị. Gọi 1 học sinh lên bảng: - Chỉ và nói tên các bộ phận của quả? H: HS nhận xét. T: Giáo viên kết luận: Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ thịt và hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. T: Cho học sinh nêu lợi ích của hoa? H: Hoa dùng để trang trí, làm thức ăn, làm thuốc,... T: Cho học sinh nêu lợi ích của quả? H: Quả dùng để làm đồ ăn, thức uống, vật trang trí...để phục vụ đời sống con người. Hoạt động 2: Quan sát và thực hiện hoạt động Hoạt động nhóm (5 phút). Qua hoạt động 1 các em đã biết được đặc điểm của một số loại hoa, quả. Và để tìm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của các loại quả thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hoạt động 2. T: Cho học sinh xem video về quá trình phát triển của quả bí ngô. Sau khi xem video các em hãy cho cô biết quá trình phát triển của quả bí ngô như thế nào? H: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận và chia sẻ hoạt động 2. T: Hỗ trợ từng nhóm. Giáo viên kết luận lại: a) Thứ tự quá trình phát triển của quả chuối: Đầu tiên cây chuối ra hoa chuối, sau đó hoa phát triển và tạo thành quả, quả chuối lớn dần và đến một thời điểm thì nó sẽ chín. b) Thứ tự quá trình phát triển của quả mướp đắng: Đầu tiên, gieo hạt để mướp đắng lên cây con, sau đó cây lớn lên và phát triển rồi nở hoa, hoa từ từ tạo thành quả, quả mướp đắng to lên dần. Giáo viên cho học sinh xem thêm video quá trình phát triển của quả bí ngô. Hoạt động 3: Hoàn thành bảng Phát phiếu học tập cho các nhóm. Phiếu học tập có nội dung như sau: Ích lợi Loại hoa, quả Làm thức ăn, đồ uống Làm cảnh, trang trí Làm thuốc Chuối X x Đu đủ Chanh Lạc Hoa bưởi Hoa hồng Hoa cúc T: Các nhóm cùng nhau suy nghĩ, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Gọi một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. H: Các nhóm làm vào phiếu học tập. Chia sẻ trước lớp. T: Gọi các nhóm khác nhận xét. Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoàn thành tốt. T: Đưa ra kết quả : Ích lợi Loại hoa, quả Làm thức ăn, đồ uống Làm cảnh, trang trí Làm thuốc Chuối x x Đu đủ x x Chanh x x Lạc x x Hoa bưởi x x Hoa hồng x x Hoa cúc x x Giáo viên cho học sinh xem thêm hình ảnh về lợi ích của một số loại hoa, quả. Hoạt động 4: Chơi trò chơi: “Gieo hạt, nảy mầm” T: Hướng dẫn luật chơi và cách chơi cho học sinh. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, học sinh phải làm theo. Khi nghe hiệu lệnh “Gieo hạt”: từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tác gieo hạt. “Nảy mầm”: Từ từ đứng thẳng lên. “Một cây”: Giơ cao tay trái lên. “Hai cây”: Giơ cao tay phải lên. “Gió thổi”: Dang thẳng hai tay lên cao hình chữ V nghiêng sang trái. “Cây rung”: Nghiêng người sang bên phải. H: Chơi trò chơi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ nội dung bài học với người thân. Cùng người thân thực hiện trồng một loại cây lấy hoa hoặc trồng một loại cây lấy quả mà bản thân mình thích. Cùng các bạn chăm sóc vườn hoa cây cảnh ở trường. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP Trần Thị Thanh Nga Phạm Thị Ngọc Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_21_hoa_va_qua_co_nhung_dac.docx
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài: Nên thở như thế nào?

    Lượt xem Lượt xem: 2671 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docGiáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 56: Thực hành đi thăm thiên nhiên (tiết 1)

    Lượt xem Lượt xem: 3988 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docGiáo án Tự nhiên và Xã hội - Tiết 21: Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng

    Lượt xem Lượt xem: 1671 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020

    Lượt xem Lượt xem: 298 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Tự nhiên xã hội khối 3 cả năm

    Lượt xem Lượt xem: 1045 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 24

    Lượt xem Lượt xem: 3624 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docGiáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Thân cây

    Lượt xem Lượt xem: 17382 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4

    Lượt xem Lượt xem: 4679 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docGiáo án môn Toán lớp 3 - Tuần 8 đến tuần 15

    Lượt xem Lượt xem: 1248 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tiết 29: Các hoạt động thông tin liên lạc - Bùi Thu Thuỷ

    Lượt xem Lượt xem: 535 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop3.net - Giáo án điện tử lớp 3, Tài Liệu, Thư viện giáo án mầm non

Facebook Twitter

Từ khóa » Hoa Và Quả Có đặc điểm Gì