Bán Thành Phẩm Là Gì? Làm Thế Nào để Tính Giá Bán Thành Phẩm?

1. Bán thành phẩm là gì? Một số thông tin cần biết

1.1. Bán thành phẩm là gì và trong tiếng Anh được gọi ra sao?

Để hiểu hơn về bán thành phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm bán thành phẩm là gì và bán thành phẩm trong tiếng Anh là gì nhé!

1.1.1. Bán thành phẩm là gì?

Bán thành phẩm là những sản phẩm chỉ hoàn thiện một công đoạn hay một số công đoạn và chưa hoàn thành công đoạn cuối cùng để tạo nên thành phẩm. Những sản phẩm này sẽ tham gia vào công đoạn sau trong quá trình sản xuất và tiếp tục được hoàn thiện, hoàn tất giai đoạn cuối cùng thì mới được coi là thành phẩm.

Bán thành phẩm là gì
Bán thành phẩm là gì

Bán thành phẩm là bước thu chi quan trọng trong công tác kế toán và quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa. Tuy các sản phẩm này chưa được hoàn thiện nhưng là giai đoạn quyết định để tạo nên thành phẩm, vẫn chiếm một khoản chi phí nhất định và chưa hoàn thiện nên không thể sử dụng hay bán.

Dù các sản phẩm này chưa hoàn thiện giai đoạn sản xuất nhưng vẫn được ghi nhận trong mục hàng tồn kho, được đem đi để tiếp tục thực hiện khâu sản xuất tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh trong khâu cuối cùng. Trong công tác kế toán, bán thành phẩm là tài sản của doanh nghiệp được quy định ở tài khoản 155. Các bán thành phẩm chưa được kiểm nghiệm với sản phẩm nhập kho và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.

1.1.2. Bán thành phẩm trong tiếng Anh là gì?

Một thành phẩm hoàn chỉnh trong tiếng Anh là “Finished products” hay “Finished goods”, và bán thành phẩm chỉ cần thêm vào từ “Semi”. Theo nghĩa tiếng Việt, “Semi” là một nửa và thường được đặt trước danh từ hoặc cụm danh từ. Vì vậy, chúng ta có thể đọc bán thành phẩm trong tiếng Anh là  “Semi-finished products”.

1.2. Bán thành phẩm có khác thành phẩm và sản phẩm dở dang?

Để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, quy trình sản xuất cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Để có thể tạo nên thành phẩm hoàn chỉnh, cần phải đưa nguyên liệu đầu vào vào gia công, tới các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và đi qua các khâu sản xuất cuối cùng thì sản phẩm này sẽ được nhập vào kho và được phân phối ra thị trường. 

Bán thành phẩm khác sản phẩm dở dang
Bán thành phẩm khác sản phẩm dở dang

Nhiều người thường nhầm lẫn 3 khái niệm này với nhau và để hiểu thêm về bán thành phẩm, chúng ta cùng so sánh sự khác biệt và những điểm giống nhau của bán thành phẩm, thành phẩm cùng với sản phẩm dở dang nhé!

Giống nhau: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cần phải sử dụng một khoản chi phí về nhân công, nguyên vật liệu và thực hiện theo từng khâu sản xuất trong doanh nghiệp thì mới có thể tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.

Khác nhau: Được tạo ra đầu tiên chính là sản phẩm dở dang, tiếp theo tới bán thành phẩm và thành phẩm ở cuối cùng, khác biệt nổi bật trong giai đoạn sản xuất. Theo từng giai đoạn hình thành, bán thành phẩm là các sản phẩm đã được hoàn thiện và khi được sản xuất trong giai đoạn 1 mà nó chưa tạo nên bán thành phẩm, chúng sẽ được gọi là sản phẩm dở dang.

Thành phẩm là sản phẩm đã hoàn thiện ở tất cả các giai đoạn và được nhập kho, giúp doanh nghiệp đạt được lợi ích kinh tế.

Trong công ty dệt may có xưởng nhuộm, xưởng dệt và xưởng may. Sản phẩm chưa hoàn thiện ở công ty là sợi đã nhuộm và áo đã nhuộm nhưng chưa hoàn thiện, còn sản phẩm chưa hoàn thiện sẽ là áo chưa nhuộm, chưa may hoặc chưa đính cúc; sản phẩm hoàn thiện sẽ là chiếc áo đã hoàn thiện và sẵn sàng đưa ra thị trường tiêu thụ.

Thành phẩm giúp doanh nghiệp đạt lợi ích kinh tế
Thành phẩm giúp doanh nghiệp đạt lợi ích kinh tế

1.3. Bán thành phẩm có lợi ích ra sao?

Tuy bán thành phẩm chưa được đưa ra sử dụng và chưa đem lại lợi ích kinh doanh o doanh nghiệp, nhưng nó vẫn là hàng tồn kho cực kỳ quan trọng và cần phải được ghi nhận đúng, chính xác.

Để tạo nên một thành phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm là yếu tố quyết định. Vì vậy kế toán cần phải xác định được các chi phí phát sinh và ghi nhận đầy đủ các công đoạn sản xuất, tính giá thành từng giai đoạn của bán thành phẩm.

Số liệu giá thành luôn có sau mỗi giai đoạn sản xuất nhưng kết quả có thể khác nhau vì từng công đoạn sẽ có chi phí phát sinh khác nhau, giai đoạn trước liền kề thì giá bán thành phẩm sẽ khác nhau…

2. Cách tính giá bán thành phẩm

Trong các giai đoạn sản xuất, bán thành phẩm sẽ được tạo từ nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn sẽ có cách tính kahcs nhau. Sau mỗi công đoạn sản xuất, bán thành phẩm cần có số liệu về giá thành gồm chi phí sản xuất trong công đoạn sản xuất, cộng giá bán thành phẩm trước đó liền kề được sản xuất.

Tính giá bán thành phẩm
Tính giá bán thành phẩm

Tuy nhiên, từ công đoạn 2 trở đi, để kết quả tính giá bán thành phẩm đúng đắn thì cần áp dụng công thức tính giá thành theo cách tính giá thành sản phẩm theo từng bước.

Công thức tính giá bán thành phẩm của công đoạn sản xuất đầu tiên được tính theo công thức sau: ZNTP(1) = DDK(1) + C(1) – DCK(1)

Các thuật ngữ được hiểu là: ZNTP(1) là tổng giá của công đoạn sản xuất 1 cho bán thành phẩm; DDK(1) là chi phí dở dang của công đoạn 1 trong đầu kỳ; C(1) là những chi phí trong công đoạn 1 phát sinh gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung; DCK(1) là chi phí dở dang trong công đoạn 1 ở giai đoạn cuối kỳ.

Công thức kể trên là công thức sử dụng cho giá bán thành phẩm và tính tổng giá chung ở giai đoạn 1. Để tính từng đơn vị bán thành phẩm cụ thể thì bạn có thể áp dụng công thức: Z đơn vị NTP(1) = ZNTP(1) / QTP(1) 

Giải thích các thuật ngữ như sau: Z đơn vị NTP(1) là giá bán ở giai đoạn 1 cho bán thành phẩm ở 1 đơn vị; QTP(1) là khi kết thúc công đoạn 1 tạo thành số bán thành phẩm hoàn thành; ZNTP(1) là tính tổng giá bán thành phẩm trong công đoạn sản xuất đầu tiên.

Mỗi giai đoạn sẽ áp dụng công thức khác nhau
Mỗi giai đoạn sẽ áp dụng công thức khác nhau

Nếu bán thành phẩm được tính từ giai đoạn thứ 2 trở đi, kế toán nên áp dụng công thức sau để tính giá bán thành phẩm: ZNTP(n) = ZNTP(n-1) + DDK(n) + C(n) – DCK(n)

Trong đó: ZNTP(n) ở giai đoạn n là tổng giá bán thành phẩm sản xuất ở giai đoạn này; ZNTP(n-1) là bán thành phẩm được tính tổng giá thành trước giai đoạn n, thuộc giai đoạn trước đó; DDK(n) là chi phí dở dang của công đoạn n trong đầu kỳ; C(n) là nhưng chi phí trong công đoạn n phát sinh, gồm có chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung;  DCK(n) là chi phí dở dang của công đoạn n ở cuối kỳ.

Ta cũng sử dụng công thức tương tự khi tính giá thành của đơn vị bán thành phẩm trong công đoạn như sau: Z đơn vị NTP(n) = ZNTP(n) / QTP(n) 

Trong đó: Z đơn vị NTP(n) là một đơn vị sản phẩm trong giai đoạn n tính giá thành bán thành phẩm trong giai đoạn này; QTP(n) là sau khi kết thúc công đoạn n, ta sẽ tính được số bán thành phẩm; ZNTP(n) trong công đoạn sản xuất n sẽ sử dụng tính tổng giá bán thành phẩm.

Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng 365
Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng 365

Để quản lý bán thành phẩm cũng như kho hàng trong doanh nghiệp, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý kho hàng miễn phí là phần mềm quản lý kho hàng 365. Đây là một phần mềm hữu ích trong quá trình tính giá bán thành phẩm, quản lý kho hàng và xuất nhập tồn của kho hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được bán thành phẩm là gì và cách tính giá bán thành phẩm. Trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp, dù sản phẩm chưa hoàn thiện, việc bán hàng vẫn ảnh hưởng đến chi phí tổng cộng trong quy trình sản xuất, bao gồm chi phí lao động và là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, kế toán nên tính toán, ghi chép đầy đủ các công đoạn, tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác.

Từ khóa » Doanh Thu Bán Thành Phẩm Là Gì