Bàn Thờ Và Mâm Cúng Cửu Huyền Thất Tổ Gồm Có Những Gì ?

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được duy trì, phát huy và thấm nhuần vào tư tưởng văn hóa của dân tộc Việt Nam dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Bàn thờ được tạo nên để làm nơi ghi nhớ cội nguồn, tưởng niệm về ông bà tổ tiên trong gia đình. Trên bàn thờ thường có các món lễ vật hay mâm cúng hàng ngày. Bàn thờ và mâm cúng cửu huyền thất tổ gồm có những gì? Sau đây sẽ là những gợi ý tốt nhất dành cho mọi gia chủ.

Bàn thờ cúng cửu huyền thất tổ gồm có những gì ?

Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không chỉ có ở Việt Nam mà bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên. Các vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng. Còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng giỗ hàng năm.

Cửu huyền thất tổ thật ra chẳng xa lạ gì với những người con đất Việt, nhưng vì kiểu chữ viết bằng tiếng Hán mà ít người có thể nhận ra nó. Dòng chữ này không chỉ xuất hiện trong các bức tranh mà còn xuất hiện tại bàn thờ gia tiên.

Trong gia đình thờ phụng gia tiên luôn có tấm bảng với dòng chữ màu đỏ bằng chữ nho đặt chính giữa ngôi nhà đó chính là “Cửu huyền thất tổ”.

Lý giải về cửu quyền thất tổ

“Cửu huyền” chỉ chín thế hệ của một gia tộc, kiếp chúng sanh của con người cần trải qua luân hồi kể từ khi có thân thể đến mất đi và trở về cát bụi.

“Thất tổ” chỉ bảy đời của dòng họ trong gia đình mình.

Cửu huyền lớn hơn thất tổ rất nhiều, bao quát cả thất tổ trong đó, bao quát cả thế hệ trước lẫn thế hệ sau.

Bàn thờ cúng cửu huyền thất tổ gồm có những gì ?

Bàn thờ cúng cửu huyền thất tổ thực tế là bàn thờ gia tiên của chúng ta. Các gia chủ có thể chuẩn bị những vật dụng cần thiết như: bát hương (3 hoặc 1 bát tùy gia chủ); bình hoa;  mâm bồng đựng trái cây; kỷ nước; đèn dầu. Ngoài ra, trên bàn thờ cúng cửu huyền thất tổ các gia chủ có thể bày trí thêm bộ ấm chén trà, chân nến, nậm rượu, đũa thờ, …

Chất liệu đồ thờ bày trí trên bàn thờ gia tiên thường bằng gốm sứ, vừa trang nghiêm vừa đẹp. Các sản phẩm được làm từ gốm sứ Bát Tràng sẽ có những ưu điểm giá trị giúp gia đình sở hữu bàn thờ cúng cửu huyền thất tổ tâm linh nhất.

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ là để tỏ lòng kính trọng Tổ Tiên, cám ơn tổ tiên đã chỉ dẫn công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho tốt đẹp, hợp đạo đức, để phát huy sự nghiệp làm rạng rỡ gia đình.

Mâm cơm cúng cửu huyền thất tổ

Cúng cửu huyền thất tổ là một điều đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Thường chúng ta sẽ cúng vào những ngày đầu năm mới, hoặc những ngày lễ, giỗ. Việc này để bày tỏ sự biết ơn với cội nguồn của mình, đây là một việc hết sức có ý nghĩa và cần làm.

Cúng cửu huyền thất tổ là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình “Cây có cội, nước có nguồn”.

Cúng cửu huyền thất tổ là một cái đạo “Đạo thờ cúng ông bà”, gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ… .mà chỉ là “đạo làm người” trong gia đình. Đạo này lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu.

Khi cúng cửu huyền thất tổ, trên bàn thờ phải có mâm ngũ quả, gồm có 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Mâm ngũ quả tượng trưng cho quan niệm ngũ hành đã đi sâu vào nếp sống và trở thành nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Mâm cơm cúng cửu huyền thất tổ theo miền

  • Miền Bắc : Cơm trắng; Xôi gấc (xôi vò); Giò chả; Thịt quay Miến xào lòng gà; Nộm; Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó); Nem rán; Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ và không thể thiếu Gà luộc
  • Miền Trung: Xôi vò, xôi lạc; Gà luộc ( nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc); Rau xào; Cá thu kho khúc; Canh xương hầm rau củ; Thịt kho tiêu
  • Miền Nam: Món hầm thường là thịt heo hầm măng; Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam; Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng; Món xào (tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn).

Mâm cơm cúng cửu huyền thất tổ là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng vào mỗi ngày giỗ, ngày tết tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội.

Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương.

Cúng cửu huyền thất tổ cần lưu ý điều gì?

  • Khi cúng, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề
  • Lên đèn
  • Đốt hương
  • Đánh chuông
  • Hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn.

Lưu ý khi khấn nêu ngày, tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện, … Tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố mà lạy. Nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái.

Việc cúng kính tuỳ thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình. Vì thế mà nói bàn thờ và mâm cúng cửu huyền thất tổ gồm có những gì ? Chỉ nên dành cho những người thật sự thành tâm cung kính.

Bài viết Bàn thờ và mâm cúng cửu huyền thất tổ gồm có những gì ? Hi vọng sẽ là những thông tin tham khảo tốt nhất cho mọi gia chủ.

Quảng cáo :

Hướng dẩn cách đặt lộc bình trong phòng khách đẹp hợp phong thủy 2019

Cách đặt di ảnh trên bàn thờ gia tiên

Cách thờ cúng phật di lặc mang lại vượng khí tài lộc cho gia chủ

Từ khóa » Cúng Cửu Huyền Mấy Chén Cơm