Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc - Wikipedia

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc中国共产党中央政治局常务委员会
Vị thế pháp lýTổ chức cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trụ sở chínhTrung Nam Hải
Vị trí
  • Bắc Kinh,Trung Quốc
Thành viên 7
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Ủy viênLý Cường Triệu Lạc TếVương Hỗ NinhThái KỳLý HiĐinh Tiết Tường
Bầu bởiBan chấp hành Trung ương Đảng
Chịu trách nhiệm trướcBan Chấp hành Trung ương Đảng
Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Lãnh đạo Trung Quốc Thế hệ Lãnh đạo Hiến pháp Trung Quốc Lãnh đạo Tối cao
  • Mao Trạch Đông (1949–1976)
  • Hoa Quốc Phong (1976–1978)
  • Đặng Tiểu Bình (1978–1997)
  • Giang Trạch Dân (1997–2002)
  • Hồ Cẩm Đào (2002–2012)
  • Tập Cận Bình (từ 2012)
    • Tổng Bí thư: Tập Cận Bình
    • Chủ tịch nước: Tập Cận Bình
    • Chủ tịch Quân ủy Đảng: Tập Cận Bình
    • Chủ tịch Quân sự Quốc gia: Tập Cận Bình
Tập thể tối cao
  • Thường vụ Chính trị: Bảy Lãnh đạo
    • Lãnh đạo Tối cao thứ nhất: Tập Cận Bình
    • Tổng lý – Thứ hai: Lý Cường
    • Ủy viên trưởng Nhân Đại – Thứ ba: Triệu Lạc Tế
    • Chủ tịch Chính Hiệp – Thứ tư: Vương Hỗ Ninh
    • Thường trực Bí thư – Thứ năm: Thái Kỳ
    • Phó Tổng lý thứ nhất – Thứ sáu: Đinh Tiết Tường
    • Bí thư Kiểm Kỷ – Thứ bảy: Lý Hi
Đảng Cộng sản Trung Quốc Ý thức hệ
  • Vì Nhân dân phục vụ
  • Điều lệ Đảng
  • Chủ nghĩa cộng sản
  • Chủ nghĩa Marx–Lenin
Tổ chức Đảng
  • Đại hội Đảng (Khóa XX)
  • Ủy ban Trung ương (Khóa XX)
  • Tổng Bí thư Đảng: Tập Cận Bình
    • Bộ Chính trị Khóa XX
    • Thường vụ Chính trị Khóa XX
    • Ban Bí thư Trung ương Thường trực Ban Bí thư:Thái Kỳ
    • Ủy ban Cải cách Quốc gia Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm:Lý Cường • Thái Kỳ • Đinh Tiết Tường Tổng Thư ký: Thái Kỳ
    • Ủy ban Tài chính – Kinh tế Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm:Lý Cường Chánh Văn phòng:Hà Lập Phong
    • Ủy ban An ninh Quốc gia Chủ tịch: Tập Cận Bình Phó Chủ tịch:Lý Cường • Triệu Lạc Tế Chánh Văn phòng:Thái Kỳ
    • Ủy ban Chính Pháp Bí thư: Trần Văn Thanh
    • Văn phòng Trung ương Chánh Văn phòng: Thái Kỳ
    • Ban Tổ chức Trung ương Trưởng Ban: Lý Cán Kiệt
    • Ban Tuyên truyền Trung ương Trưởng Ban: Lý Thư Lỗi
    • Ban Mặt trận Thống nhất Trưởng Ban: Thạch Thái Phong
    • Ban Đối ngoại Trung ương Trưởng Ban: Lưu Kiến Siêu
  • Quân ủy Trung ương Trung Quốc Chủ tịch: Tập Cận Bình Phó Chủ tịch:Trương Hựu Hiệp • Hà Vệ Đông
    • Ủy ban Quân sự Đảng
    • Ủy ban Quốc gia
  • Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Bí thư: Lý Hi
  • Trường Đảng Trung ương Hiệu trưởng: Trần Hi
  • Nhân dân Nhật báo
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc
  • Đội Thiếu niên Tiên phong Trung Quốc
Lịch sử Đảng
  • Thế hệ lãnh đạo Đảng
    • Trung ương Cục: I • II • III • IV • V • VI
    • Bộ Chính trị: VII • VIII • VIII • VIII • IX • X • XI • XII • XIII • XIV • XV • XVII • XVIII • XIX • XX
    • Ủy ban Cố vấn
  • Tổng Bí thư Đảng (1921–1943) Trần Độc Tú • Cù Thu Bạch (quyền) • Hướng Trung Phát • Lý Lập Tam • Vương Minh (quyền) • Bác Cổ • Trương Văn Thiên
  • Chủ tịch Đảng (1943–1982) Mao Trạch Đông • Hoa Quốc Phong • Hồ Diệu Bang
  • Tổng Bí thư Đảng (từ 1982) Hồ Diệu Bang • Triệu Tử Dương • Giang Trạch Dân • Hồ Cẩm Đào • Tập Cận Bình
Quốc vụ viện Quyền lực Hành pháp Tổ chức Quốc vụ viện
  • Hành pháp tối cao: Lý Cường
  • Lực lượng Lý Cường
    • Tổng lý Quốc vụ viện: Lý Cường
    • Phó Tổng lý
    Phó Tổng lý thứ nhất: Đinh Tiết Tường Phó Tổng lý:Hà Lập Phong • Trương Quốc Thanh • Lưu Quốc Trung
    • Ủy viên Quốc vụ
    Vương Tiểu Hồng • Ngô Chính Long • Thầm Di Cầm
    • Tổng Thư ký: Ngô Chính Long
    • Văn phòng Quốc vụ: Chánh Ngô Chính Long
    • Các Bộ Quốc vụ viện – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Vương Nghị Bộ Quốc phòng: Đổng Quân Bộ Giáo dục: Hoài Tiến Bằng Bộ Khoa học: Âm Hòa Tuấn Bộ Công – Thông: Kim Tráng Long Bộ Công an: Vương Tiểu Hồng Bộ An ninh: Trần Nhất Tân Bộ Dân chính: Lục Trị Nguyên Bộ Tư pháp: Hạ Vinh Bộ Tài chính: Lam Phật An Bộ Nhân An: Vương Hiểu Bình Bộ Tài nguyên: Vương Quảng Hoa Bộ Môi trường: Hoàng Nhuận Thu Bộ Kiến Trú: Nghê Hồng Bộ Giao thông: Lý Tiểu Bằng Bộ Tài nguyên nước: Lý Quốc Anh Bộ Nông thôn: Khuyết Bộ Thương mại: Vương Văn Đào Bộ Văn hóa: Tôn Nghiệp Lễ Bộ Ứng khẩn: Vương Tường Hỉ Bộ Cựu Chiến binh: Bùi Kim Giai
    • Các Cơ quan ngang Bộ – Thủ trưởng Ủy ban Phát triển: Trịnh Sách Khiết Ủy ban Dân tộc: Phan Nhạc Ủy ban Y tế: Mã Hiểu Vĩ Ngân hàng Nhân dân:Phan Công Thắng Tổng Kiểm toán: Hầu Khải
    • Cơ quan đặc biệt – Thủ trưởng Ủy ban Giám sát: Hác Bằng Tổng cục Hải quan: Nghê Nhạc Phong Tổng cục Thuế: Vương Quân Tổng cục Thị trường: Tiêu Á Khánh Tổng cục Điện Thị: Nhiếp Thần Tịch Tổng cục Thể thao Quốc gia Trung Quốc: Cẩu Trọng Văn Tổng cục Thống kê: Ninh Cát Triết Văn phòng Đặc khu: Trương Hiểu Minh Văn phòng Nghiên cứu: Hoàng Thủ Hoành Văn phòng Kiều vụ: Hứa Hựu Thanh Văn phòng Đài Loan: Lưu Kết Nhất Tân Hoa Xã: Thái Danh Chiếu Viện Khoa học: Bạch Xuân Lễ Viện Công trình: Lý Hiểu Hồng Viện Xã hội: Tạ Phục Chiêm Trung tâm Phát triển: Tạm trống Tổng cục Truyền hình: Thận Hải Hùng Ủy ban Chứng khoán: Dịch Hội Mãn Học viện Hành chính: Trần Hi
Lịch sử Quốc vụ viện
  • Tổng lý Quốc vụ viện: Chu Ân Lai • Hoa Quốc Phong • Triệu Tử Dương • Lý Bằng • Chu Dung Cơ • Ôn Gia Bảo • Lý Khắc Cường • Lý Cường
Nhân Đại Lập pháp Tổ chức Nhân Đại Toàn quốc
  • Lãnh đạo Nhân Đại: Triệu Lạc Tế
  • Nhân đại Toàn quốc Khóa XIV
    • Ủy ban Thường vụ
    • Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ: Triệu Lạc Tế
    • Phó Ủy viên trưởng Thứ nhất: Lý Hồng Trung
    • Phó Ủy viên trưởng: 14
    • Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ: Lưu Kỳ
    • Đoàn chủ tịch Kỳ họp
    • Ủy ban Giám sát: Lưu Kim Quốc
    • Cơ quan Nhân Đại đặc biệt – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Bạch Xuân Lễ Ủy ban Hiến pháp: Lý Phi Ủy ban Tư pháp: Ngô Ngọc Lương Ủy ban Tài – Kinh: Từ Thiệu Sử Ủy ban Công cộng: Lý Học Dũng Ủy ban Đối ngoại: Trương Nghiệp Toại Ủy ban Hoa Kiều: Vương Quang Á Ủy ban Tài nguyên: Cao Hổ Thành Ủy ban Nông thôn: Trần Kiến Quốc Ủy ban Kiến thiết: Hà Nghị Đình
Chính đảng trong Nhân Đại
  • Đảng Cộng sản (Tối cao)
  • Các chính đảng dân chủ
    • Dân Cách
    • Học xã Cửu Tam
    • Dân Minh
    • Dân chủ Kiến
    • Dân Tiến
    • Nông Công Đảng
    • Trí công Đảng
    • Đài Minh
  • Luật Nhân Đại
  • Bầu cử Trung Quốc
Lịch sử Nhân Đại
  • Ủy viên trưởng Nhân Đại: Lưu Thiếu Kỳ • Chu Đức • Diệp Kiếm Anh • Bành Chân • Triệu Khắc Chí • Vạn Lý • Kiều Thạch • Lý Bằng • Ngô Bang Quốc • Trương Đức Giang • Lật Chiến Thư
Chính Hiệp Mặt trận đoàn kết Tổ chức Chính Hiệp
  • Lãnh đạo Chính Hiệp: Uông Dương
  • Hiệp thương Chính trị Khóa XIIII
    • Ủy ban Chính Hiệp Toàn quốc
    • Ủy ban Thường vụ Chính Hiệp
    • Chủ tịch Chính Hiệp: Uông Dương
    • Phó Chủ tịch thứ nhất: Trương Khánh Lê
    • Phó Chủ tịch: 23
    • Tổng Thư ký: Hạ Bảo Long
  • Chính Đảng Chính Hiệp Cộng sản Tối cao • Dân Cách • Dân Minh • Công Nông • Dân Tiến • Dân Kiến • Trí Công • Cửu Tam • Đài Minh
  • Tổ chức đặc biệt – Thủ trưởng
    • Tổng Công hội Toàn quốc Trung Quốc: Vương Đông Minh
    • Đoàn Thanh niên Cộng sản: Hạ Quân Khoa
    • Hội Liên hiệp Phụ nữ: Thẩm Dược Dược
    • Văn học Nghệ thuật: Thiết Ngưng
    • Hội Pháp học: Vương Nhạc Tuyền
Lịch sử Chính Hiệp
  • Chủ tịch Chính Hiệp: Mao Trạch Đông • Chu Ân Lai • Đặng Tiểu Bình • Đặng Dĩnh Siêu • Lý Tiên Niệm • Lý Thụy Hoàn • Giả Khánh Lâm • Du Chính Thanh • Uông Dương
Tư tưởng Trung Quốc Hệ tư tưởng
  • Chủ nghĩa Cộng sản
  • Chủ nghĩa Marx–Lenin Nguyên tắc tập trung dân chủ Tập thể lãnh đạo
  • Tư tưởng Mao Trạch Đông
  • Lý luận Đặng Tiểu Bình Bốn nguyên tắc cơ bản Quá độ Xã hội Chủ nghĩa Một quốc gia, hai chế độ
  • Xã hội Trung Quốc Thuyết ba đại diện Phát triển khoa học
  • Tư tưởng Tập Cận Bình Giấc mộng Trung Quốc Tứ toàn diện
Thế kỷ XXI Trung Quốc Luật pháp
  • Hiến pháp Trung Quốc Ngũ Tứ • Thất Ngũ • Thất Bát • Bát Nhị
    • Chuyên chính dân chủ nhân dân (Điều 1)
    • Tập trung Dân chủ (Điều 3)
    • Tuyên thệ Hiến pháp (Điều 27)
    • Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Điều 33)
    • Tự do Tôn giáo Trung Quốc (Điều 36)
  • Hệ thống pháp luật
    • Civil law
    • Hệ thống luật xã hội chủ nghĩa
  • Pháp luật Trung Quốc
    • Danh sách Luật
  • Nguyên tắc pháp luật Trung Quốc
  • Các bộ luật quan trọng
    • Bộ luật Dân sự
    • Bộ luật Hình sự
    • Luật Hôn nhân
    • Luật Lao động Lao động Trung Quốc Luật Hợp đồng lao động
    • Luật Sở hữu trí tuệ
    • Luật Tài sản
  • Luật Tổ chức địa phương
Nhà nước Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc Lãnh đạo Nhà nước
  • Lãnh đạo tối cao: Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • Chủ tịch nước: Tập Cận Bình
    • Đệ nhất Phu nhân: Bành Lệ Viện
    • Chánh Văn phòng Chủ tịch: Đinh Tiết Tường
  • Phó Chủ tịch nước: Vương Kỳ Sơn
Tổ chức Nhà nước
  • Quốc vụ viện – Hành chính
  • Nhân Đại – Lập pháp
  • Chính Hiệp – Mặt trận
  • Tư pháp
    • Pháp viện Nhân dân Tối cao Chánh án: Chu Cường
    • Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Viện trưởng: Trương Quân
  • Thế hệ Nguyên thủ quốc gia:
    • Nguyên thủ Chủ tịch nước
    Lưu Thiếu Kỳ • Chu Đức • Đổng Tất Vũ (quyền) • Lý Tiên Niệm • Dương Thượng Côn • Giang Trạch Dân • Hồ Cẩm Đào • Tập Cận Bình
    • Nhân Đại – Nguyên thủ quốc gia
    Chu Đức • Tống Khánh Linh (quyền) • Diệp Kiếm Anh
Giải phóng quân Nhân dân Vì Nhân dân phục vụ Giải phóng Tổ chức Quân đội
  • Ủy ban Quân sự Trung ương
    • Chủ tịch Quân sự: Tập Cận Bình
    • Phó Chủ tịch
    Hứa Kỳ Lượng • Trương Hựu Hiệp
    • Ủy viên Quân sự Trung ương
    Ngụy Phượng Hòa • Lý Tác Thành • Miêu Hoa • Trương Thăng Dân
    • Cơ quan Giải phóng quân – Thủ trưởng Văn phòng Quân ủy: Chung Thiệu Quân Bộ Tham mưu Quân ủy: Lý Tác Thành Bộ Công tác Chính trị: Miêu Hoa Bộ Hậu cần: Tống Phổ Tuyển Bộ Phát triển Trang bị: Lý Thượng Phúc Bộ Huấn luyện: Lê Hỏa Huy Bộ Động viên: Thịnh Bân Ủy ban Kiểm Kỷ: Trương Thăng Dân Ủy ban Chính Pháp: Vương Nhân Hoa Ủy ban Khoa học: Lưu Quốc Trị Văn phòng Quy hoạch: Vương Huy Thanh Văn phòng Biên chế: Tạm trống Văn phòng Hợp tác: Hồ Xương Minh Tổng kiểm toán: Điền Nghĩa Tường Tổng cục Sự vụ: Lưu Trường Xuân
    • Cơ quan Nhà nước – Thủ trưởng Ủy ban Động viên: Lý Khắc Cường Bộ Quốc phòng: Ngụy Phượng Hòa Bộ Cựu Chiến binh: Tôn Thiệu Sính Cục Khoa Kỹ: Trương Khắc Kiệm
    • Tiểu tổ Lãnh đạo Cải cách Giải phóng Tổ trưởng: Tập Cận Bình
Lực lượng quân sự
  • Quân chủng
    • Lục quân Giải phóng
    • Hải quân Giải phóng
    • Không quân Giải phóng
    • Lực lược Tên lửa chiến lược
    • Lực lượng Chi viện chiến lược
    • Lực lượng Cảnh sát Vũ trang
  • Tư lệnh – Chính ủy
    • Lục quân: Hàn Vệ Quốc – Lưu Lôi
    • Hải quân: Thẩm Kim Long – Tần Sinh Tường
    • Không quân: Đinh Lai Hàng – Vu Trung Phúc
    • Lực lược Tên lửa – Chu Á Ninh – Vương Gia Thắng
    • Lực lượng Chi viện chiến lược: Lý Phượng Bưu – Trịnh Vệ Bình
    • Cảnh Vũ: Vương Ninh – Chu Sinh Lĩnh
  • Quân hàm Giải phóng quân
    • Trung Quốc Nguyên soái
    • Đại tướng Giải phóng quân
    • Cấp Tướng:
    Thiếu tướng • Trung tướng • Thượng tướng
    • Sĩ quan
    Thiếu hiệu • Trung hiệu • Thượng hiệu • Đại hiệu Thiếu úy • Trung úy • Thượng úy
  • Thập Đại Nguyên soái Chu Đức • Bành Đức Hoài • Lâm Bưu • Lưu Bá Thừa • Hạ Long • Trần Nghị • La Vinh Hoàn • Từ Hướng Tiền • Nhiếp Vinh Trăn • Diệp Kiếm Anh
  • Thập Đại Đại tướng Túc Dụ • Từ Hải Đông • Hoàng Khắc Thành • Trần Canh • Đàm Chính • Tiêu Kính Quang • Trương Vân Dật • La Thụy Khanh • Vương Thụ Thanh • Hứa Quang Đạt
Quân khu
  • Lực lượng Chiến khu: Tư lệnh – Chính ủy
    • Chiến khu Bắc Bộ: Lý Kiều Minh – Phạm Kiêu Tuấn
    • Chiến khu Đông Bộ: Hà Vệ Đông – Hà Bình
    • Chiến khu Nam Bộ: Viên Dự Bách – Vương Kiến Vũ
    • Chiến khu Tây Bộ: Triệu Tông Kỳ – Ngô Xã Châu
    • Chiến khu Trung ương: Ất Hiểu Quang – Chu Sinh Lĩnh
  • Thất đại Quân khu (1955–2016)
    • Quân khu Bắc Kinh
    • Quân khu Thẩm Dương
    • Quân khu Tế Nam
    • Quân khu Lan Châu
    • Quân khu Thành Đô
    • Quân khu Nam Kinh
    • Quân khu Quảng Châu
Lịch sử Giải phóng quân tiêu biểu
  • Chiến tranh Trung – Nhật (1937 – 1945)
  • Nội chiến Trung Quốc (1927 – 1950)
    • Nội chiến Quốc – Cộng (1945 – 1950)
  • Giai đoạn từ 1950
    • Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
    • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 (1953 – 1954)
    • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (1958)
    • Nổi dậy Tây Tạng (1959)
    • Chiến tranh Trung – Ấn (1962)
    • Xung đột Trung – Xô (1969)
    • Chiến tranh Việt Nam (1955 – 1975)
    • Hải chiến Hoàng Sa (1975)
    • Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979)
    • Xung đột Trường Sa (1988)
Vận động trong nước Chống tham nhũng
  • Chiến dịch chống tham nhũng (Từ 2012) Lãnh đạo: Tập Cận Bình
  • Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
    • Bí thư: Triệu Lạc Tế
    • Phó Bí thư:
    Dương Hiểu Độ • Trương Thăng Dân • Lưu Kim Quốc • Dương Hiểu Siêu • Lý Thư Lỗi • Từ Lệnh Nghĩa • Tiêu Bồi • Trần Tiểu Giang
    • Tổng Thư ký: Dương Hiểu Siêu
  • Ủy ban Giám sát Nhà nước Chủ nhiệm: Dương Hiểu Độ
  • Tiểu tổ Lãnh đạo Công tác Kiểm tra Trung ương Tổ trưởng: Triệu Lạc Tế
  • Đơn vị khác
    • Ủy ban Kiểm Kỷ Quân ủy
    • Ủy ban Liêm chính công vụ Hồng Kông
    • Ủy ban Chống tham nhũng Ma Cao
Kiểm soát Tư pháp
  • Đảng và Nhà nước
    • Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng
    • Pháp viện Nhân dân Tối cao
    • Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
  • Quốc vụ viện
    • Bộ Công an
    • Bộ Tư pháp
  • Quản lý Chấp pháp Thành thị
  • Đơn vị khác
    • Hồng Kông Tòa án Phúc thẩm tối cao Hồng Kông Ty Công lý Hồng Kông Cục Bảo an Hồng Kông Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông
    • Ma Cao Tòa án Phúc thẩm tối cao Ma Cao Cục Bảo an Ma Cao Cục Cảnh sát Trị an Ma Cao
Tuyên truyền Trung Quốc
  • Tiểu tổ Lãnh đạo Công tác Tuyên truyền Tổ trưởng: Vương Hỗ Ninh
  • Ủy ban Chỉ đạo Kiến thiết Văn minh Tinh thần Chủ nhiệm: Vương Hỗ Ninh
  • Ban Tuyên truyền Trung ương Trưởng Ban: Hoàng Khôn Minh
    • Bộ Văn hóa và Du lịch
    • Tổng cục Trung ương CMG Đài Truyền hình Trung ương – CCTV Đài Phát thanh Nhân dân – CNR Đài Phát thanh Quốc tế – CRI
    • Tân Hoa Xã
    • Nhân Dân nhật báo
  • Thẩm tra ngôn luận
  • Truyền thông
  • Internet
    • Kiểm duyệt Internet
    • Phòng hỏa trường thành
  • Ủy ban An toàn mạng và Tin tức hóa Trung ương Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm: Lý Khắc Cường – Vương Hỗ Ninh Chánh Văn phòng: Trang Vinh Văn
Thống nhất Trung Quốc Chủ nghĩa dân tộc Hồng Kông – Ma Cao
  • Tiểu tổ Công tác Phối hợp Hồng Kông và Ma Cao Tổ trưởng: Hàn Chính Phó Tổ trưởng:Dương Khiết Trì • Vương Nghị • Vưu Quyền • Trương Khắc Chí • Trương Hiểu Minh
    • Văn phòng Đặc khu: Trương Hiểu Minh
    • Văn phòng Liên lạc Hồng Kông
    • Văn phòng Liên lạc Ma Cao
  • Một quốc gia, hai chế độ
  • Đặc khu hành chính
  • Hồng Kông
    • Tuyên bố chung Trung Quốc – Anh
    • Chuyển giao Hồng Kông
    • Luật Cơ bản Hồng Kông
    • Chính phủ Hồng Kông
    • Chính trị Hồng Kông
    • Độc lập Hồng Kông
  • Xung đột Hồng Kông và đại lục
    • Biểu tình tại Hồng Kông 2014
    • Biểu tình tại Hồng Kông 2019 – 2020
  • Ma Cao
    • Tuyên bố chung Trung Quốc – Bồ Đào Nha
    • Luật Cơ bản Ma Cao
    • Chính phủ Ma Cao
    • Chính trị Ma Cao
Trung Quốc – Đài Loan
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Chính sách Một Trung Quốc
  • Vị thế chính trị Đài Loan
    • Vùng Tự do của Trung Quốc Dân Quốc
    • Đài Loan – Tỉnh của Trung Quốc
  • Phong trào độc lập Đài Loan
  • Luật chống ly khai
  • Hợp tác kinh tế Trung Quốc – Đài Loan
  • Hiệp định Thương mại dịch vụ xuyên eo biển
  • Tiểu tổ Lãnh đạo Công tác Quan hệ Đài Loan Tổ trưởng: Tập Cận Bình Phó Tổ trưởng: Uông Dương
    • Văn phòng sự vụ Đài Loan: Lưu Kết Nhất
Khu vực khác
  • Bạo động Ürümqi
  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
  • Bạo động Tây Tạng 2008
  • Bạo động Lũng Nam 2008
Quan hệ thế giới Chính sách đối ngoại
  • Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm: Lý Khắc Cường Chánh Văn phòng: Dương Khiết Trì
  • Quốc vụ viện
    • Bộ Ngoại giao
    Bộ trưởng: Vương Nghị Người phát ngôn
  • Cục Công tác Quốc tế
  • Bộ Thương mại
  • Ngân hàng Xuất nhập khẩu
  • Ngân hàng Phát triển
  • Một vành đai, Một con đường
    • Quỹ Con đường Tơ lụa
  • Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
  • BRICS: Brasil • Nga • Nam Phi • Trung Quốc
    • Ngân hàng Phát triển Mới
  • BIMSTEC
  • G20
  • APEC
  • Bộ Quốc phòng
  • Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương
  • Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện
  • Ủy ban Đối ngoại Nhân Đại
  • Cục Chuyên gia Ngoại quốc Quốc gia
  • Văn phòng Kiều vụ
  • Luật Quốc tịch
  • Hộ chiếu Trung Quốc (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Yêu cầu thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Chính sách thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Cục Quản lý Di dân Quốc gia
  • Hòa bình trỗi dậy
  • Năm nguyên tắc chung sống hòa bình thế giới
  • Ngoại giao gấu trúc
  • Đồng thuận Bắc Kinh
  • Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai
  • Học viện Khổng Tử
Quan hệ ngoại giao
  • Trung Quốc và Liên Hợp Quốc
    • Hiến chương Liên Hợp Quốc
    • Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
  • Trung Quốc và WTO
  • Phong trào không liên kết
  • Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
  • Vùng văn hóa Đông Á
  • Diễn đàn Châu Á Bác Ngao
  • Trung Quốc và Việt Nam
    • Đường chín đoạn
    • Chiến tranh xung đột trước 1990
    • Hội nghị Thành Đô
    • Vấn đề lãnh thổ biên giới
  • Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
  • Phương châm 16 chữ vàng
  • Trung Quốc và Hoa Kỳ
    • Chiến tranh Lạnh thứ Hai
    • Chiến tranh thương mại
  • Trung Quốc và Nga
  • Trung Quốc và châu Phi
  • Trung Quốc và Liên minh châu Âu
  • Trung Quốc và Thái Bình Dương
  • Trung Quốc và Triều Tiên
  • Trung Quốc và Campuchia
  • Trung Quốc và Lào
  • Trung Quốc và Pakistan
  • Trung Quốc và Sri Lanka
  • Trung Quốc và Bulgaria
  • Trung Quốc và Tòa Thánh
  • Trung Quốc – Hàn Quốc – Nhật Bản
Kinh tế – xã hội Kinh tế Trung Quốc
  • Ủy ban Tài chính – Kinh tế Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm: Lý Khắc Cường Chánh Văn phòng: Lưu Hạc
  • Quốc vụ viện
    • Ủy ban Cải cách Quốc gia
    • Ủy ban Giám sát Tài sản Nhà nước
    • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
  • Lịch sử GDP Trung Quốc
  • Nhân dân tệ
  • Hạng GDP thế giới: Hạng nhì (2019)
  • Hạng PPP thế giới: Hạng nhất (2019)
  • Xếp hạng GDP bình quân: Hạng 67 (2018)
  • Xếp hạng PPP bình quân: Hạng 73 (2018)
  • Tốc độ tăng trưởng
  • Danh sách GDP cấp tỉnh
  • Danh sách GDP bình quân cấp tỉnh
  • Danh sách GDP thành phố
  • Nông nghiệp Trung Quốc
  • Công nghiệp Trung Quốc
  • Môi trường Trung Quốc
Dân số
  • Dân số Trung Quốc: 1,4 tỷ (2020)
  • Người Trung Quốc
  • Các dân tộc: 56 A Xương • Bạch • Bảo An • Blang • Bố Y • Kachin • Cao Sơn • Hà Nhì • Tráng • Jino • Dao • Lô Lô • Yugur • Duy Ngô Nhĩ • Xa • Daur • Độc Long • Động • Đông Hương • Palaung • Nanai • Hán • Miêu • Hồi • Kazakh • Kirgiz • Khương • Kinh • Lhoba • La Hủ • Lật Túc • Lê • Mãn • Mao Nam • Monpa • Mông Cổ • Mulao • Naxi • Nga • Evenk • Oroqen • Cờ Lao • Va • Nộ • Uzbek • Pumi • Salar • Tạng • Thái • Tajik • Tatar • Thổ • Thổ Gia • Thủy • Tích Bá • Triều Tiên • Nhật Bản
  • Danh sách quốc gia theo dân số
  • Chỉ số phát triển con người thế giới
  • Danh sách dân số tỉnh
  • Danh sách HDI cấp tỉnh
Tôn giáo
  • Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc
    • Thần
    • Nho giáo
    • Đạo giáo
  • Phật giáo Trung Quốc
  • Phật giáo Tây Tạng
  • Kitô giáo
  • Hồi giáo
Lịch sử chính trị Trung Quốc Trước 1949
  • Thành lập Đảng Cộng sản (1921)
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Vạn lý Trường chinh
Lịch sử Trung Quốc 1949 – 1976
  • Nội chiến Quốc Cộng lần thứ hai
  • Tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Vận động Trấn áp phản Cách mạng (1950 – 1951)
  • Chiến dịch Tam chống Ngũ chống (1951 – 1952)
  • Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng
  • Vận động chống cánh hữu (1957 – 1959)
  • Đại nhảy vọt – Nạn đói (1958 – 1962)
  • Đại Cách mạng Văn hóa vô sản (1966 – 1976)
    • Tứ nhân bang
    • Phong trào mùng 5 tháng 4
Thời kỳ 1976 – 2012
  • Cải cách khai phòng (1978)
  • Xuân Bắc Kinh (1979)
  • Chiến dịch thanh trừng tinh thần ô nhiễm (1983)
  • Sự kiện Thiên An Môn (1989)
  • Một quốc gia, hai chế độ
  • Thống nhất Trung Quốc
  • Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (từ 1999)
Thời kỳ kể từ 2012
  • Chiến dịch đả hổ diệt ruồi (từ 2012)
  • Bổ sung Điều lệ Đảng (2017)
  • Thế kỷ Trung Quốc
Tổ chức địa phương Phân cấp hành chính
  • Tỉnh Trung Quốc (22) An Huy • Cam Túc • Cát Lâm • Chiết Giang • Giang Tô • Giang Tây • Hà Bắc • Hà Nam • Hải Nam • Hắc Long Giang • Hồ Bắc • Hồ Nam • Liêu Ninh • Phúc Kiến • Quý Châu • Thanh Hải • Thiểm Tây • Tứ Xuyên • Quảng Đông • Sơn Đông • Sơn Tây • Vân Nam
  • Trực hạt thị (4) Thủ đô Bắc Kinh • Thượng Hải • Thiên Tân • Trùng Khánh
  • Khu tự trị (5) Ninh Hạ • Nội Mông • Tân Cương • Tây Tạng • Quảng Tây
  • Đặc khu hành chính (2) Hồng Kông • Ma Cao
    • Khu hành chính cấp Phó tỉnh (18)
    • Địa cấp thị (334)
    • Châu tự trị (30)
    • Minh (3)
      • Cấp huyện (2851):
      Huyện • Huyện tự trị • Huyện cấp thị • Khu • Kỳ
      • Cấp hương (39888):
      Hương • Hương dân tộc • Trấn • Nhai đạo • Khu Công sở
Bí thư Tỉnh ủy (thứ nhất)
  • Bí thư Thành ủy Trực hạt thị Bắc Kinh: Thái Kỳ Thiên Tân: Lý Hồng Trung Thượng Hải: Lý Cường Trùng Khánh: Trần Mẫn Nhĩ
  • Bí thư Tỉnh ủy An Huy: Lý Cẩm Bân Cam Túc: Lâm Đạc Cát Lâm: Bayanqolu Chiết Giang: Xa Tuấn Giang Tô: Lâu Cần Kiệm Giang Tây: Lưu Kỳ Hà Bắc: Vương Đông Phong Hà Nam: Vương Quốc Sinh Hải Nam: Lưu Tứ Quý Hắc Long Giang: Trương Khánh Vĩ Hồ Bắc: Tưởng Siêu Lương Hồ Nam: Đỗ Gia Hào Liêu Ninh: Trần Cầu Phát Phúc Kiến: Vu Vĩ Quốc Quảng Đông: Lý Hi Quý Châu: Tôn Chí Cương Sơn Đông: Lưu Gia Nghĩa Sơn Tây: Lâu Dương Sinh Thanh Hải: Vương Kiến Quân Thiểm Tây: Hồ Hòa Bình Tứ Xuyên: Bành Thanh Hoa Vân Nam: Trần Hào
  • Bí thư Khu ủy Ninh Hạ: Trần Nhuận Nhi Nội Mông Cổ: Thạch Thái Phong Quảng Tây: Lộc Tâm Xã Tân Cương: Trần Toàn Quốc Tây Tạng: Ngô Anh Kiệt
  • Bí thư kiêm Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Văn phòng Hồng Kông: Lạc Huệ Ninh Văn phòng Ma Cao: Phó Tự Ứng
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (thứ hai)
  • Thị trưởng Trực hạt thị Bắc Kinh: Trần Cát Ninh Thiên Tân: Trương Quốc Thanh Thượng Hải: Ứng Dũng Trùng Khánh: Đường Lương Trí
  • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân An Huy: Lý Quốc Anh Cam Túc: Đường Nhân Kiện Cát Lâm: Cảnh Tuấn Hải Chiết Giang: Viên Gia Quân Giang Tô: Ngô Chính Long Giang Tây: Dịch Luyện Hồng Hà Bắc: Hứa Cần Hà Nam: Doãn Hoằng Hải Nam: Thẩm Hiểu Minh Hắc Long Giang: Vương Văn Đào Hồ Bắc: Vương Hiểu Đông Hồ Nam: Hứa Đạt Triết Liêu Ninh: Đường Nhất Quân Phúc Kiến: Đường Đăng Kiệt Quảng Đông: Mã Hưng Thụy Quý Châu: Kham Di Cầm Sơn Đông: Cung Chính Sơn Tây: Lâm Vũ Thanh Hải: Lưu Ninh Thiểm Tây: Lưu Quốc Trung Tứ Xuyên: Doãn Lực Vân Nam: Nguyễn Thành Phát
  • Chủ tịch Khu tự trị Ninh Hạ: Hàm Huy Nội Mông Cổ: Bố Tiểu Lâm Quảng Tây: Trần Vũ Tân Cương: Shohrat Zakir Tây Tạng: Che Dalha
  • Trưởng quan đặc khu (thứ nhất khu) Hồng Kông: Lâm Trịnh Nguyệt Nga Ma Cao: Hạ Nhất Thành
Chức vụ Chức vụ cao cấp
  • Lãnh đạo Quốc gia
    • Tổng Bí thư Đảng
    • Thường vụ Chính trị
    • Chủ tịch nước
    • Tổng lý Quốc vụ viện
    • Ủy viên trưởng Nhân Đại
    • Chủ tịch Chính Hiệp
    • Chủ tịch Quân ủy Trung ương – Nhà nước
  • Cấp Phó Quốc gia
    • Ủy viên Bộ Chính trị
    • Bí thư Ban Bí thư
    • Phó Chủ tịch nước
    • Phó Tổng lý Quốc vụ viện
    • Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
    • Ủy viên Quốc vụ
    • Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Nhà nước
    • Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao
    • Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
    • Phó Ủy viên trưởng
    • Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
    • Phó Chủ tịch Chính Hiệp
  • Chính Tỉnh – Chính Bộ
    • Bộ trưởng
    • Bí thư đơn vị tỉnh
    • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
    • Thủ trưởng cơ quan cấp bộ
Bảng Công vụ viên
Liên quan
  • Phân cấp hành chính
  • Chế độ hộ tịch
  • Kế hoạch hóa gia đình
  • Chủ nghĩa cộng sản
  • Lịch sử Trung Quốc
  • Quốc gia khác
  • Bản đồ

flag Cổng thông tin Trung Quốc

  • x
  • t
  • s

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hoa phồn thể: 中國共產黨中央政治局常務委員會, Hoa giản thể: 中国共产党中央政治局常务委员会, bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng Zhōngyāng Zhèngzhìjú Chángwù Wěiyuánhuì, Hán Việt: Trung Quốc Cộng sản Đảng Trung ương Chính trị Cục Thường vụ ủy viên hội) hay còn được gọi đầy đủ là Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoặc đôi khi gọi tắt cách khác là Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương Đảng bầu ra. Các thành viên được gọi chung là lãnh đạo tối cao Đảng và Nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chức quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định khi Ủy ban Trung ương Đảng không họp, Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị thực hiện chức năng và quyền hạn của Ủy ban Trung ương.

Ban Thường vụ Bộ Chính trị thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng, chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng, đại diện cho Ủy ban Trung ương và Đảng trong quan hệ đối ngoại. Thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Thành viên Ban Thường vụ nắm tất cả các chức vụ quan trọng và có quyền lực tối cao trong bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc. Các thành viên trong Ban Thường vụ được gọi chung là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Độ tuổi cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị tương tự với độ tuổi của Ủy viên Bộ Chính trị không quá 68 tuổi tính từ Đại hội Đảng không có trường hợp ngoại lệ. Quy tắc này còn được biết tới là qi-shang, ba-xia (七上八下; "7 lên, 8 xuống", quy tắc này được áp dụng từ năm 2002). Và các ủy viên ứng cử phải ít nhất 50 tuổi (Ngoại lệ có trường hợp của Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ tịch Đảng Vương Hồng Văn).

Các chức vụ thường xuyên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị là Tổng Bí thư (kiêm nhiệm Chủ tịch nước từ năm 1993), Thủ tướng, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội), Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Phó Thủ tướng Thứ nhất.

Các chức vụ không thường xuyên là: Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương...

Để trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị các cuộc đấu đá phe nhóm đã xảy ra, điển hình là vụ án Bạc Hy Lai.

Xếp hạng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị được xếp theo chức vụ và quyền lực thực tế nắm giữ. Không giống Bộ Chính trị xếp theo tên.

Trong lịch sử tồn tại, chưa từng xuất hiện một nữ chính trị gia nào xuất hiện trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hệ thống các nước Cộng sản nói chung đều cơ bản có cơ cấu lãnh đạo gồm Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, tại Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan cao hơn Bộ Chính trị tuy nhiên nó hoạt động cũng tương tự Bộ Chính trị ở các nước Cộng sản khác còn cơ quan Bộ Chính trị ở Trung Quốc thì hoạt động hạn chế với tần số họp 1 tháng / 1 lần ít thường xuyên hơn Bộ Chính trị ở các quốc gia: Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam, Cuba,... Nhìn chung đây là cơ cấu quyền lực mang "màu sắc Trung Hoa" trong mô hình chính quyền Cộng sản.

Lão Thường ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sau khi nghỉ hưu thường được gọi là " Lão Thường ủy", tuy đã thôi các chức vụ trong Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Quân ủy, Chính Hiệp nhưng các lãnh đạo này vẫn có sức ảnh hưởng to lớn, vẫn tiếp cận các văn kiện cao cấp, cho ý kiến các vấn đề quan trọng. Đặc biệt họ có thể biểu quyết phân định các tranh chấp trong nội bộ lãnh đạo cao cấp đương nhiệm. Tiêu biểu là vụ phế truất Tổng Bí thư Triệu Tử Dương.

Đại hội đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bầu ra: Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Tổ chức thương lượng phân định các vị trí này là Đoàn Chủ tịch Đại hội, cơ cấu Đoàn này gồm Tổng Bí thư đương nhiệm làm Chủ tịch và các Ủy viên Thường vụ gồm có các: Thường ủy đương nhiệm, Lão Thường ủy các khóa trước (còn sống), các lãnh đạo cấp Đảng và Nhà nước đã nghỉ hưu, các Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, các Ủy viên Ban Bí thư đương nhiệm.

Sau khi Tổng Bí thư Tập Cập Bình lên nắm quyền và đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, thanh trừng lão Thường ủy Chu Vĩnh Khang thì cơ chế can dự của tổ chức này lên chính quyền đương nhiệm bị suy giảm nặng nề.

Danh sách Ủy viên hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại được bầu ngày 23/10/2022 do Ủy ban Trung ương Đảng khóa XX bầu.

Ủy viên Ban Thường vụ hiện tại thuộc kỳ Đại hội thứ 20 nên thường gọi là Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 20.

Đại Hội Đảng lần thứ 20 [1]

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 (2022)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Chức vụ Nhà nước Phân công
1 Tập Cận Bình Tổng Bí thư Chủ tịch Quân ủy Trung ương Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung HoaChủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ươngTrưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Cải cách sâu rộng Quốc phòng hóa Quân đội Quân Ủy Trung ương Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tinTrưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đối ngoại Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đài Loan Trung ương
2 Lý Cường Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị

Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc Vụ viện

Thủ tướng Quốc vụ viện Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương

Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế cơ cấu Trung ương Chủ nhiệm Ủy ban Huy động Quốc phòng Nhà nước Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin

3 Triệu Lạc Tế Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương

Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Hong Kong

4 Vương Hỗ Ninh Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Tân Cương

Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Tây Tạng Phó Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Đài Loan

5 Thái Kỳ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị

Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ nhiệm Văn phòng Trung uơng Đảng

Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương

Trưởng Ban Lãnh đạo Công tác Tư tưởng Trung ương

Trưởng Ban Công tác Xây dựng Đảng Trung ương

Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin

Ủy viên Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương

6 Đinh Tiết Tường Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị

Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc Vụ viện

Phó Thủ tướng Thường trực Chủ nhiệm Ủy ban an toàn thực phẩm Quốc vụ viện

Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước

Ủy viên Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương

7 Lý Hi Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Trưởng Tiểu Ban Công tác Kiểm tra Trung ương

Phó Tổ trưởng Tổ lãnh đạo Trung ương về công tác xây dựng Đảng Trưởng nhóm lãnh đạo Trung ương tăng cường thí điểm cải cách hệ thống giám sát quốc gia

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Thường vụ Bộ Chính trị được thành lập tháng 7/1928 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6. Từ tháng 1/1934-9/1956 đổi tên thành Ban Bí thư Trung ương. Từ sau Đại hội 8 thì đổi tên thành Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn tồn tại nhưng chỉ chịu trách nhiệm xử lý các công việc thường nhật hoặc trong tổ chức.

Cách mạng văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian đầu của cuộc cách mạng văn hóa, Ban Thường vụ Bộ Chính trị không hoạt động thường xuyên nữa, nhiều ủy viên chủ chốt bị loại khỏi chức vụ như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình. Quyền lực thực sự thuộc về nhóm cách mạng văn hóa, theo danh nghĩa báo cáo với Ban Thường vụ Bộ Chính trị nhưng thực tế lại là "trung tâm quyền lực" ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội. Tại Đại hội 9, ủng hộ triệt để Mao Trạch Đông, Trần Bá Đạt và Khang Sinh được bổ sung vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, và Ban Thường vụ tiếp tục hoạt động trở lại nhưng không thường xuyên. Cuối thời kỳ cách mạng văn hóa, nội bộ tranh chấp nhau. Giữa năm 1975-1976, các ủy viên Khang Sinh, Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông đều qua đời. Đặng Tiểu Bình bị thanh trừng. Trong thời gian này nó không trở thành cơ quan hoạch định chính sách hay hành pháp nữa, và chỉ họp trong trường hợp đặc biệt. Sau khi Tứ nhân bang bị bắt trong đó có Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn là 2 Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và chỉ còn Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh vẫn đảm nhiệm. Ban Thường vụ được khôi phục lại hoàn toàn sau Đại hội 11.

Sau khi cải cách kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi trở lại quyền lực, một trong những mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là gia tăng quyền lực của Đảng và thể chế hóa các cơ quan như Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Trong những năm 1980 Ban Thường vụ Bộ Chính trị trở thành cơ quan tối cao của Đảng. Ban Thường vụ được thiết lập theo cơ chế tập trung dân chủ, tức mọi quyết định phải được đồng thuận và biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên Ban Thường vụ vẫn chịu ảnh hưởng bởi Ủy ban Cố vấn Trung ương. Đặng Tiểu Bình là người chuyển giao quyền lực giữa 2 tổ chức này và quyền lực không chính thức của ông tác động vào chính trị. Năm 1987 Đặng Tiểu Bình và các lão thần cách mạng đã thay thế Hồ Diệu Bang bằng Triệu Tử Dương. Năm 1989 Đặng Tiểu Bình và các lão thần cách mạng đã ra lệnh cho quân đội tiến hành giải tán cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn, mặc dù Ban Thường vụ Bộ Chính trị không đồng ý. Triệu Tử Dương đã phản đối cuộc giải tán bằng quân đội, gây rạn nứt với các Ủy viên Thường vụ khác đứng đầu là Thủ tướng Lý Bằng. Kết quả, Triệu Tử Dương và Hồ Khải Lập bị truất quyền và được thay bằng Giang Trạch Dân và Lý Thụy Hoàn.

Nhiệm kỳ 1982 - 1989, Ban Thường vụ Bộ Chính trị có cư cấu rất tinh giản gọn nhẹ và khoa học, chỉ gồm 5 người tập trung vào 2 cơ quan đầu não Trung ương Đảng và Quốc vụ viện, các chức danh có quyền lực thực tế như: Tổng Bí thư, Thủ tướng, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật, Phó Thủ tướng Thứ nhất. Còn các chức danh mang tính lễ nghi, đại diện cao cấp của nhà nước như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Chính hiệp tuy vẫn giữ ghế trong Bộ Chính trị nhưng không tham gia Ban Thường vụ., tuy vậy vẫn tham gia các cuộc họp quan trọng và chỉ đứng dưới chức Tổng Bí thư nhưng trên các Ủy viên Thường vụ khác.

Kể từ sau Hội nghị lần thứ 4 năm 1989 đây là lần cải tổ cuối cùng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tại Đại hội 14, 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được bầu và không thay đổi cho đến đại hội 15 khi Kiều Thạch và Lưu Hoa Thanh về hưu được thay thế bằng Úy Kiện Hành và Lý Lam Thanh, cho thấy Ban Thường vụ Bộ Chính trị hoạt động ổn định. Hồ Cẩm Đào là Phó Chủ tịch nước, đâu là lần đầu tiên chức vụ Phó Chủ tịch nước là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Tại Đại hội 16 của Đảng, Ban Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng tới 9 ủy viên. Theo một số nhà quan sát cho rằng đây là sự sắp xếp cho những người trung thành với Giang Trạch Dân, vấn đề này còn được tranh cãi. Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng Bí thư, Ban Thường vụ Bộ Chính trị có thể hiểu là "tập thể lãnh đạo" và "chủ tịch chung", trong số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân là ủy viên không có chức danh cụ thể được xác định (mặc dù phụ trách công tác lý luận Tư tưởng). Sự mở rộng cơ cấu này được Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân gọi là " Cửu Vị Phân Quyền", 9 người mỗi người nắm 1 mảng, tuy Tổng Bí thư lãnh đạo toàn cục nhưng quyền lực bị hạn chế rất nhiều, cơ cấu này tồn tại ổn định trong suốt khóa 16 và 17. Trong niên khóa 2002-2007 của đại hội 16 có một sự việc là Phó Thủ tướng thứ nhất Hoàng Cúc - một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã từ trần năm 2006 khiến 9 ghế lãnh đạo chỉ còn 8, để lại một khoảng trống quyền lực nhất định.

Đại hội 18 Ban Thường vụ giảm xuống còn 7 ủy viên. Bí thư Ủy ban chính pháp Trung ương và Phó Chủ tịch nước không được đưa vào Ban Thường vụ. Các chức vụ Bí thư điều hành và chức vụ tuyên truyền hợp nhất và do Lưu Vân Sơn đảm nhiệm

Danh sách Ủy viên các khóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị toàn thể thứ nhất (5/1927):

Trần Độc Tú, Trương Quốc Đảo, Thái Hòa Sâm

Hội nghị Cục Chính trị mở rộng khóa 5

[sửa | sửa mã nguồn] Hội nghị Cục Chính trị lâm thời: Trương Quốc Đảo, Lý Duy Hán, Chu Ân Lai, Lý Lập Tam, Trương Thái Lôi. Ngày 9/8/1927 Hội nghị thứ 1 Cục Chính trị Trung ương lâm thời: Cù Thu Bạch, Lý Duy Hán, Tô Triệu Chỉnh. Tháng 11/1927 Hội nghị Cục Chính trị mở rộng lâm thời: Cù Thu Bạch, Lý Duy Hán, Tô Triêu Chinh, Chu Ân Lai, La Diệc Nông.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 6

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị Trung ương lần thứ 1 (7/1928)

[sửa | sửa mã nguồn]
Hội nghị Trung ương lần thứ 1 khóa 6 (7/1928)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Hướng Trung Phát Chủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2 Chu Ân Lai Bí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3 Tô Triệu Chinh Bí thư Công Ủy Mất năm 1929
4 Hạng Anh Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô Đảng Cộng sản Trung QuốcPhó Ủy viên trưởng Tổng Công hội toàn quốc Năm 1929 Ủy viên trưởng Tổng Công hội toàn quốc kiêm Bí thư Đảng đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc
5 Thái Hòa Sâm cắt chức tháng 11/1928
Ủy viên Dự khuyết
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Lý Lập Tam Bí thư Nông Ủy
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hành động Trung ương (6/8/1930)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Hướng Trung Phát Chủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2 Lý Lập Tam Bí thư Nông Ủy
3 Chu Ân Lai Bí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
4 Cù Thu Bạch
5 Từ Tích Căn Bí thư Thị ủy Thượng Hải
6 Cố Thuận Chương
7 Viên Bỉnh Huy

Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (9/1930)

[sửa | sửa mã nguồn]
Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa 6 (24-28/9/1930)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Hướng Trung Phát Chủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2 Chu Ân Lai Bí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3 Cù Thu Bạch

Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (1/1931)

[sửa | sửa mã nguồn]
Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa 6 (1/1931)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Hướng Trung Phát Chủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2 Chu Ân Lai Bí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3 Trương Quốc Đảo
4 Trần Thiệu Vũ
Hướng Trung Phát bị cắt chức (6/1931)
1 Lô Phúc Thản Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
2 Chu Ân Lai Bí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3 Lưu Thiếu Kỳ Bí thư Tỉnh ủy Mãn Châu Đảng Cộng sản Trung Quốc
4 Trương Văn Thiên Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Từ tháng 9/1931
1 Bác Cổ Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc
2 Trương Văn Thiên Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
3 Lô Phúc Thản Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Thêm chức vụ Ủy viên chấp hành chính phủ trung ương lâm thời Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (1/1934)

[sửa | sửa mã nguồn]
Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa 6 (1/1934)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Bác Cổ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương
2 Trương Văn Thiên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Chính phủ Trung ương Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa
3 Chu Ân Lai Tổng Chính ủy Hồng quân Công nông Trung QuốcPhó Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng Trung ươngChính ủy phương diện quân thứ nhất
4 Hạng Anh Phó Chủ tịch Ủy ban chấp hành Trung ương Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa
Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng Trung ương (1/1935)
1 Trương Văn Thiên Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương
2 Mao Trạch Đông Chủ tịch Ủy ban chấp hành Trung ương lâm thời Cộng hòa Xô viết Trung Hoa
3 Chu Ân Lai Tổng Chính ủy Hồng quân công nông kiêm Tổng Chính ủy phương diện thứ 1 Hồng quân, Phó Chủ tịch Quân ủy cách mạng Trung ương
4 Bác Cổ Chủ tịch Ban sự vụ Tây Bắc Xô viết Trung Hoa
5 Vương Giá Tường Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự cách mạng
Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương (12/1937)
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
2 Vương Minh Bí thư Cục Trường Giang Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
3 Trương Văn Thiên Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương
4 Trần Vân Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
5 Khang Sinh Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (9/1938)

[sửa | sửa mã nguồn]
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa 6 (9-11/1938)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
2 Trương Văn Thiên Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương
3 Trần Vân Bí thư Ủy ban Công tác Thanh niên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
4 Khang Sinh Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
5 Vương Minh Trưởng ban Mặt trận Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
6 Nhậm Bật Thời Bí thư Ban Công tác, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Thanh niên, Ủy ban Phụ nữ bổ sung tháng 7/1940
Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương (20/3/1943)
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
2 Lưu Thiếu Kỳ Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
3 Nhậm Bật Thời Tổng thư ký Trung ương Bộ Chính trị Trung ương

Hội nghị Trung ương lần thứ 7

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoàn Chủ tịch Trung ương lần thứ 7 khóa 6
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương Chủ tịch Đoàn Chủ tịch
2 Lưu Thiếu Kỳ Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
3 Chu Ân Lai Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
4 Nhậm Bật Thời Tổng thư ký Trung ương Bộ Chính trị Trung ương

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 7

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 7 (1945)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Ghi chú khác
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch Đảng
2 Chu Đức Bí thư Ban Bí thư,Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân,Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân,Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
3 Lưu Thiếu Kỳ Bí thư Ban Bí thư,Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân
4 Chu Ân Lai Bí thư Ban Bí thư,Thủ tướng Chính phủ Nhân dân,Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
5 Nhậm Bật Thời Tổng Thư ký Trung ương Bộ Chính trị Trung ương Mất tháng 10 năm 1950
6 Trần Vân Phó Thủ tướng Chính phủ Nhân dân Bầu thêm sau Hội nghị Trung ương 3 tháng 6 năm 1950

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 8

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 8 (1956)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch ĐảngChủ tịch nước (đến năm 1959)Chủ tịch Quân ủy Trung ươngChủ tịch Danh dự Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn quốc
2 Lưu Thiếu Kỳ Phó Chủ tịch ĐảngChủ tịch nước (1959 - tháng 10 năm 1968)
3 Chu Ân Lai Phó Chủ tịch ĐảngThủ tướng
4 Chu Đức Phó Chủ tịch ĐảngChủ tịch Quốc hội (1959-1976)
5 Trần Vân Phó Chủ tịch Đảng
6 Lâm Bưu Phó Chủ tịch ĐảngBộ trưởng Bộ Quốc phòng (1959-1971) Bầu thêm sau Hội nghị Trung ương 5 năm 1958
7 Đặng Tiểu Bình Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng
Hội nghị Trung ương 11 (tháng 8 năm 1966)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch Đảng
2 Lâm Bưu Phó Chủ tịch ĐảngBộ trưởng Bộ Quốc phòng (1959-1971)
3 Chu Ân Lai Thủ tướng
4 Đào Chú Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông,Hiệu trưởng trường Đại học Kị Nam
5 Trần Bá Đạt Tổ trưởng Tiểu ban Văn Cách Trung ương
6 Đặng Tiểu Bình Tổng bí thư Ban bí thư Trung ương
7 Khang Sinh Phó trưởng Ban Văn Giáo Trung ương,Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác Giáo dục
8 Lưu Thiếu Kỳ Phó Chủ tịch Đảng
9 Chu Đức Phó Chủ tịch Đảng,Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương,Phó Chủ tịch nước
10 Lý Phú Xuân Phó Thủ tướng,Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
11 Trần Vân Phó Chủ tịch Đảng,Phó Thủ tướng Quốc vụ Viện

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 9

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 9 (1969)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch ĐảngChủ tịch Nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương
2 Lâm Bưu Phó Chủ tịch ĐảngPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1959-1971) Mất sau tai nạn máy bay tháng 9 năm 1971
3 Chu Ân Lai Thủ tướngChủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn quốc
4 Trần Bá Đạt Tổ trưởng Tiểu ban Văn Cách Trung ương
5 Khang Sinh Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc,Cố vấn tiểu Tổ Văn Cách Trung ương

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 10

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 10 (1973)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Mao Trạch Đông Chủ tịch Đảng, chủ tịch quân ủy Mất năm 1976
2 Chu Ân Lai Phó Chủ tịch ĐảngThủ tướngChủ tịch Chính Hiệp Mất năm 1976
3 Vương Hồng Văn Phó Chủ tịch Đảng Bị bắt sau vụ Tứ nhân bang tháng 10 năm 1976
4 Khang Sinh Phó Chủ tịch Đảng Mất năm 1975
5 Diệp Kiếm Anh Phó Chủ tịch Đảng,Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
6 Lý Đức Sinh Phó Chủ tịch Đảng Từ chức tháng 1 năm 1975
7 Chu Đức Ủy viên Trưởng Ủy ban thường vụ Nhân Đại (1959-1976) Mất năm 1976
8 Trương Xuân Kiều Phó Thủ tướng, Phó Tổ trưởng Tổ tuyên truyền Trung ươngBí thư Thượng Hải, Thành viên Văn phòng Quân ủy Bị bắt sau vụ Tứ nhân bang tháng 10 năm 1976
9 Đổng Tất Vũ Phó Chủ tịch nước (1968-1975) Mất năm 1975
10 Đặng Tiểu Bình Phó Chủ tịch Đảng Bầu thêm sau Hội nghị Trung ương 2 tháng 1 năm 1975Bị loại khỏi Ban Thường vụ tháng 4 năm 1976
11 Hoa Quốc Phong Thủ tướng (1976-1980) Bầu thêm sau Hội nghị chính trị tháng 4 năm 1976
Sau sự kiện Tứ nhân bang tháng 10 năm 1976
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hoa Quốc Phong phó chủ tịch Đảng,Thủ tướng (1976-1980)
2 Diệp Kiếm Anh Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân Đại
Hội nghị Trung ương 3 (tháng 7 năm 1977)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hoa Quốc Phong Chủ tịch Đảng,Thủ tướng Quốc vụ viện,Chủ tịch Quân ủy Trung ương
2 Diệp Kiếm Anh Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân Đại
3 Đặng Tiểu Bình Phó Chủ tịch Đảng, Phó Thủ tướngChủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc Trung QuốcTổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11 (1977)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hoa Quốc Phong Chủ tịch Đảng,Chủ tịch Quân ủy Trung ươngThủ tướng Quốc vụ viện
2 Diệp Kiếm Anh Chủ tịch nước,Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương||

3 Đặng Tiểu Bình Phó Chủ tịch Đảng,Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ươngChủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn QuốcPhó Thủ tướng,Tổng Tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
4 Uông Đông Hưng Phó Chủ tịch Đảng
5 Lý Tiên Niệm Phó Chủ tịch Đảng
Hội nghị Trung ương 3 (18-22/12/1978)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hoa Quốc Phong Chủ tịch Đảng,Chủ tịch Quân ủy Trung ươngThủ tướng Quốc vụ viện
2 Diệp Kiếm Anh Chủ tịch nước,Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dânPhó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
3 Đặng Tiểu Bình Phó Chủ tịch Đảng,Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ươngChủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn QuốcPhó Thủ tướng,Tổng Tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
4 Uông Đông Hưng Phó Chủ tịch Đảng
5 Lý Tiên Niệm Phó Chủ tịch Đảng
6 Trần Vân Phó Chủ tịch Đảng
Hội nghị Trung ương 5 (23-29/2/1980)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hoa Quốc Phong Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ươngThủ tướng Quốc vụ viện
2 Diệp Kiếm Anh Chủ tịch nước, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dânPhó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
3 Đặng Tiểu Bình Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ươngChủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn QuốcPhó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
4 Uông Đông Hưng Phó Chủ tịch Đảng
5 Lý Tiên Niệm Phó Chủ tịch Đảng
6 Trần Vân Phó Chủ tịch Đảng
7 Hồ Diệu Bang Tổng Bí thư Ban Bí thư Trung ương
8 Triệu Tử Dương Phó Chủ tịch Chính Hiệp
Hội nghị Trung ương 6 (tháng 6 năm 1981)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hồ Diệu Bang Chủ tịch ĐảngTổng Bí thư Ủy ban Trung ương ĐảngTổng Bí thư Ban Bí thư Trung ương
2 Diệp Kiếm Anh Chủ tịch Quốc hội (1978-1983), Phó Chủ tịch Quân ủy
3 Đặng Tiểu Bình Chủ tịch Quân ủy Trung ươngChủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn QuốcPhó Thủ tướng
4 Triệu Tử Dương Thủ tướng Quốc vụ viện
5 Lý Tiên Niệm Phó Chủ tịch Đảng
6 Trần Vân Phó Chủ tịch ĐảngBí thư thứ nhất Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
7 Hoa Quốc Phong Phó Chủ tịch Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 (1982)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hồ Diệu Bang Tổng Bí thư
2 Diệp Kiếm Anh Chủ tịch Quốc hội (1978-1983), Phó Chủ tịch Quân ủy Từ chức sau Hội nghị Trung ương 5 tháng 9 năm 1985
3 Đặng Tiểu Bình Chủ tịch Quân ủy Trung ương (1981-1989)
4 Triệu Tử Dương Thủ tướng Quốc vụ việnPhó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (tại Hội nghị Chính trị mở rộng năm 1987)
5 Lý Tiên Niệm Chủ tịch nước (1983-1988)
6 Trần Vân Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hội nghị Chính trị mở rộng (tháng 1 năm 1987)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Triệu Tử Dương Quyền Tổng Bí thưThủ tướngPhó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
2 Đặng Tiểu Bình Chủ tịch Quân ủy Trung ương (1981-1989)
3 Lý Tiên Niệm Chủ tịch nước
4 Trần Vân Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương
5 Hồ Diệu Bang

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 13

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 13 (1987)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Triệu Tử Dương Tổng Bí thư (1987-1989) Bị truất năm 1989 thay bằng Giang Trạch Dân
2 Lý Bằng Phó Thủ tướng (1983-1987); Quyền Thủ tướng (1987-1988); Thủ tướng (1988-1998)
3 Kiều Thạch Bí thư Ủy ban Kiểm tra Trung ương (1987-1992), Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương
4 Hồ Khải Lập Bí thư Ban Bí thư Bị truất năm 1989, thay bằng Tống Bình
5 Diêu Y Lâm Phó Thủ tướng Thứ nhất
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa 13 (23-24/6/1989)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Giang Trạch Dân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương
2 Lý Bằng Thủ tướng Quốc vụ viện
3 Kiều Thạch Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
4 Diêu Y Lâm Phó Thủ tướng
5 Tống Bình Trưởng ban Tổ chức Trung ương
6 Lý Thụy Hoàn Bí thư Thành ủy kiêm Thị trưởng Chính phủ Nhân dân Thiên Tân.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 (1992)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Giang Trạch Dân Tổng Bí thưChủ tịch nướcChủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lãnh đạo Đảng thứ 3 sau Đặng Tiểu Bình.
2 Lý Bằng Thủ tướng Quốc vụ viện
3 Kiều Thạch Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
4 Lý Thụy Hoàn Chủ tịch Hội nghị hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc
5 Chu Dung Cơ Phó Thủ tướng Thường trực Quốc vụ viện
6 Lưu Hoa Thanh Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc
7 Hồ Cẩm Đào Phó Chủ tịch nước, Bí thư Ban Bí thư, Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15 (1997)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Giang Trạch Dân Tổng Bí thưChủ tịch nước

Chủ tịch Quân ủy Trung ương

2 Lý Bằng Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
3 Chu Dung Cơ Thủ tướng Quốc vụ viện
4 Lý Thụy Hoàn Chủ tịch Chính hiệp
5 Hồ Cẩm Đào Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bí thư Ban Bí thư, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương
6 Úy Kiện Hành Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
7 Lý Lam Thanh Phó Thủ tướng thứ nhất

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 (2002)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hồ Cẩm Đào Tổng Bí thưChủ tịch nướcChủ tịch Quân ủy Trung ương
2 Ngô Bang Quốc Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội)
3 Ôn Gia Bảo Thủ tướng Quốc vụ viện
4 Giả Khánh Lâm Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Chính Hiệp
5 Tăng Khánh Hồng Phó Chủ tịch nước, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương
6 Hoàng Cúc Phó Thủ tướng thứ nhất Mất tháng 6 năm 2007 khi còn tại nhiệm
7 Ngô Quan Chính Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
8 Lý Trường Xuân Chủ nhiệm Ủy ban Chỉ đạo Kiến thiết Văn minh Tinh thần Trung ương
9 La Cán Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 (2007)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng và Nhà nước Ghi chú khác
1 Hồ Cẩm Đào Tổng Bí thưChủ tịch nướcChủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng và Nhà nước
2 Ngô Bang Quốc Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội)
3 Ôn Gia Bảo Thủ tướng Quốc vụ viện
4 Giả Khánh Lâm Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Chính Hiệp
5 Lý Trường Xuân Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo Kiến thiết Văn minh Tinh thần Trung ương
6 Tập Cận Bình Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bí thư Ban Bí thư, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương
7 Lý Khắc Cường Phó Thủ tướng thứ nhất
8 Hạ Quốc Cường Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
9 Chu Vĩnh Khang Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương

Đại hội Đảng lần thứ 18

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội 18 (2012)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Chức vụ Nhà nước Phân công
1 Tập Cận Bình Tổng Bí thư Chủ tịch Quân ủy Trung ương Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung HoaChủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ươngTrưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Cải cách sâu rộng Quốc phòng hóa Quân đội Quân Ủy Trung ương Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tinTrưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đối ngoại Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đài Loan Trung ương
2 Lý Khắc Cường Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc Vụ viện Thủ tướng Quốc vụ viện Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế cơ cấu Trung ương Chủ nhiệm Ủy ban Huy động Quốc phòng Nhà nước Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
3 Trương Đức Giang Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư Ban Cán sự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội) Trưởng ban Tiểu ban Công tác Điều phối Hồng Kông và Macao Trung ương Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương
4 Du Chính Thanh Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư Ban Cán sự Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chủ tịch Chính hiệp) Trưởng ban Công tác Điều phối Tây Tạng Trung ương Trưởng ban Công tác Điều phối Tân Cương Trung ương Phó Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đài Loan Trung ương
5 Lưu Vân Sơn Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư (điều hành) Ban Bí thư Trung ương Đảng Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Tư tưởng Tuyên truyền Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo xây dựng trong Đảng Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Hoạt động Thực tiễn Giáo dục Dòng tin Quần chúng Trung ương Đảng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế Cơ cấu Trung ương Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu sắc toàn diện Trung ươngPhó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
6 Vương Kỳ Sơn Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư Ủy ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung ương Phó Chủ tịch nước Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Tuần hành thị sát Trung ương
7 Trương Cao Lệ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trịPhó Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc Vụ viện Phó Thủ tướng Thường trực Phó Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương Phó Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Phó Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương Chủ nhiệm Ủy ban An toàn Thực phẩm Quốc vụ viện

Đại Hội Đảng lần thứ 19[2]

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 (2017)
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Chức vụ Nhà nước Phân công
1 Tập Cận Bình Tổng Bí thư Chủ tịch Quân ủy Trung ương Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung HoaChủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ươngTrưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Cải cách sâu rộng Quốc phòng hóa Quân đội Quân Ủy Trung ương Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tinTrưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đối ngoại Trung ương Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đài Loan Trung ương
2 Lý Khắc Cường Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc vụ viện Thủ tướng Quốc vụ viện Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế cơ cấu Trung ương Chủ nhiệm Ủy ban Huy động Quốc phòng Nhà nước Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
3 Lật Chiến Thư Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương

Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Hong Kong

4 Uông Dương Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc[3] Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Tân Cương

Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Tây Tạng

Phó Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Đài Loan

5 Vương Hỗ Ninh Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư (điều hành) Ban Bí thư Trung ương Đảng Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương.

Trưởng Ban Lãnh đạo Công tác Tư tưởng Trung ương.

Trưởng Ban Công tác Xây dựng Đảng Trung ương.

Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin.

Ủy viên Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương

6 Triệu Lạc Tế Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Trưởng Tiểu Ban Công tác Kiểm tra Trung ương
7 Hàn Chính Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị

Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc Vụ viện

Phó Thủ tướng Thường trực Chủ nhiệm Ủy ban an toàn thực phẩm Quốc vụ viện

Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước

Ủy viên Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
  • Chính trị Trung Quốc
  • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
  • Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ông Tập Cận Bình tái đắc cử Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
  2. ^ “Tiểu sử 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc khoá 19”.
  3. ^ “Ông Uông Dương được bầu làm Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc”.

Từ khóa » Các ủy Viên Bộ Chính Trị Của Trung Quốc