Bản Thuyết Minh Thiết Bị Dạy Học Tự Làm

Bản thuyết minh thiết bị dạy học tự làmBài thuyết minh đồ dùng dạy học tự làmNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Thiết bị dạy học sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung bài học, giúp giáo viên dễ triển khai các nội dụng chính của bài học. Mời các thầy cô cùng tham khảo Bản thuyết minh thiết bị dạy học tự làm: Mô hình con mắt dành cho lớp 9 dưới đây để có thêm cách làm thiết bị dạy học môn Vật lý 9.

Hội thi thiết kế đồ dùng dạy học tự làm được tổ chức nhằm khuyến khích các thầy cô giáo thi đua, sáng tạo làm đồ dùng dạy học, tạo môi trường hoạt động giáo dục tích cực cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phổ thông. Đồng thời nhằm phát hiện những ý tưởng mới, việc làm mới, cải tiến các thiết bị đồ dùng dạy học và bổ sung thêm các thiết bị dạy học cho phù hợp với thực tiễn ở các trường phổ thông. Cùng tham khảo một thiết bị dạỵ học tự làm môn Vật lý 9 dưới đây nhé.

Bài thuyết minh đồ dùng dạy học tự làm: Mô hình con mắt

  • I/ Thông tin chung
  • II/ Công dụng, chức năng, vai trò của TBDH tự làm:
  • III/ Quy trình thiết kế TBDH tự làm
  • IV/ Hướng dẫn sử dụng
  • V/ Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản

BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM

Tên thiết bị dạy học tự làm: Mô hình con mắt.

Tên tác giả: Nguyễn Thanh Toàn.

Nhiệm vụ đang đảm nhận: GV giảng dạy môn Vật lý 9, Toán 6.

Đơn vị: Trường THCS Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

I/ Thông tin chung

Tôi làm thiết bị này vì phòng thiết bị nhà trường không có, thiết bị được làm mới hoàn toàn, chỉ có ở môn Sinh học 8 nhưng không áp dụng được cho môn Vật lý 9.

II/ Công dụng, chức năng, vai trò của TBDH tự làm:

Thiết bị dùng để dạy (bài 48 Mắt và bài 49 Mắt cận và mắt lão) trong chương III Quang học của môn Vật lý 9. Với mô hình này đã giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung bài học, giúp giáo viên dễ triển khai các nội dụng chính của bài học.

III/ Quy trình thiết kế TBDH tự làm

1. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động

Cấu tạo, gồm hai bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới. Hoạt động, điều chỉnh thể thủy tinh (TKHT) để thu được ảnh rõ nét trên màng lưới của mắt.

2. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu: một gáo dừa khô, hai thấu kính hộ tụ, một thấu kính phân kỳ, một miến bìa giấy cứng, keo dán.

3. Cách làm

Với một gáo dừa khô ta dùng lưỡi cưa sắt cắt hai đầu thành hai đường tròn (A; 2,5cm) và (B; 2cm). Tiếp theo ta bổ dọc gáo dừa làm nắp đậy. Cắt miến giấy cứng thành hai phần, một hình tròn đường kính 5cm để làm màng lưới dán vào đường tròn (B; 2cm) trên gáo dừa; một miếng hình chữ nhật (5,2cm x 15cm) uốn lại làm thành một hình trụ tròn, bên trong hình trụ này ta đặt một thấu kính hội tụ, sau đó gáp hình trụ có thấu kính vào đường tròn (A; 2,5cm) trên gáo dừa. Cuối cùng ta làm bản lề cho nắp đậy bằng cách dùi hai lỗ trên hai miến gáo dừa (sau khi bổ dọc), sau đó luồn dây vải và buộc lại là xong.

IV/ Hướng dẫn sử dụng

1. Với bài Mắt:

Đặt một vật trước thể thủy tinh thì ảnh của vật sẽ hiện phía sau thể thủy tinh (có thể không hiện rõ nét trên màng lưới), ta điều chỉnh thể thủy tinh (sự điều tiết của mắt) sau cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. Để điều chỉnh thể thủy tinh (TKHT) ta thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh hoặc thay đổi khoảng cách từ vật đến thể thủy tinh (d), bằng cách dịch chuyển thể thủy tinh (hình trụ bằng giấy cứng bên trong có thấu kính hội tụ) trên mô hình con mắt.

2. Với bài Mắt cận và mắt lão

- Mắt cận: đặt vật ở xa mô hình mắt (khoảng 70cm), khi đó ảnh của vật sẽ không hiện rõ trên màng lưới. Khắc phục bằng cách đeo kính cận, ta đặt thêm một thấu kính phân kỳ trước mắt cận (đeo kính), sẽ thu được ảnh hiện rõ nét trên màng lưới.

- Mắt lão: đặt vật ở gần mô hình mắt (khoảng 15cm), khi đó ảnh của vật sẽ không hiện rõ trên màng lưới. Khắc phục bằng cách đeo kính lão, ta đặt thêm một thấu kính hội tụ trước mắt lão (đeo kính), sẽ thu được ảnh hiện rõ nét trên màng lưới.

Ngoài ra ta còn xác định được điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt trong các trường hợp trên.

V/ Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản

Khi sử dụng cần lưu ý:

- Bố trí mô hình sau cho cả lớp quan sát thấy được ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới.

- Dịch chuyển hình trụ bằng giấy cứng một đoạn vừa phải (từ 0,5 đến 1,5cm)

- Để nơi khô, thoáng, mát sẽ bảo quản được lâu hơn.

Người viết thuyết minh

Nguyễn Thanh Toàn

Ngoài Bản thuyết minh thiết bị dạy học tự làm, mời quý thầy cô tham khảo thêm các tài liệu Vật lý 9, giáo án - bài giảng điện tử các khối lớp đã được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải.

Từ khóa » Thuyết Minh đồ Dùng Dạy Học Tự Làm Lớp 2