Bản Tin Dịch COVID-19 Ngày 01/7/2020: Việt Nam 355 Người Mắc ...

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, sau 6 tháng kể từ khi dịch bệnh xuất hiện đã lây lan ra hơn 200 quốc gia/ vùng lãnh thổ, làm cho hơn 10 triệu người mắc và hơn 500 nghìn người tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại ghi nhận tổng số 355 ca mắc và không có ca tử vong.

Tính đến 9h ngày 1/72020, theo thống kê của worldometers.info:

* Thế giới: 10.574.642 người mắc; 513.148 người tử vong.

- 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 156/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 355 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 335

- 20 ca bệnh đang được điều trị.

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

215

140

11.596

888

1. Từ ngày 16/4 đến nay: Đã 76 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tính đến 9h ngày 1/7: Việt Nam có tổng cộng 215 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

2. Số ca bình phục trong ngày: 0

3. Số ca tử vong: 0

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 1 ca.

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 5 ca.

5. Số ca nặng: 0

6. Số người cách ly: 12.580

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 96

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.596

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 888

7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 215

8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:

- 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng;

- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng;

- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

9. Nhận xét

- Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến nay tổng số trường hợp mắc COVID-19 được chữa khỏi ở nước ta là 335 trên tổng số 355 bệnh nhân COVID-19 (chiếm 94,4% tổng số bệnh nhân), chưa có trường hợp tử vong.

- Đã có 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài được Việt Nam điều trị khỏi. Hiện chỉ còn bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy tính đến thời điểm hiện tại bệnh nhân gần như hồi phục hoàn toàn.

- Qua 6 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID -19 đã làm hơn 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh và hơn 500 nghìn ca tử vong. Hiện nay, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt trong những ngày qua, có những quốc gia đang trải qua làn sóng dịch thứ 2 như một số khu vực ở Mỹ Latinh và châu Á.

- Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID -19 với đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và một số tổ chức quốc tế về công tác phòng, chống dịch bệnh diễn ra chiều ngày 30/6, các chuyên gia quốc tế khuyến cáo khi xem xét quyết định mở cửa đường biên giới hay nối lại các đường bay quốc tế, các nước cần phải hết sức thận trọng:

- Phải cân nhắc phản ứng của dân chúng, năng lực ứng phó của hệ thống y tế; khả năng chịu đựng của nền kinh tế;… Các chuyên gia lưu ý phải đầu tư tối đa cho hệ thống y tế để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó; đồng thời cần có đối thoại song phương với quốc gia xem xét mở cửa trở lại biên giới và nối lại đường bay và nên xem xét mở cửa biên giới từ từ, từng bước, thận trọng;...

- Trước đó, trong cùng diễn biến biến liên quan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo đại dịch chưa có dấu hiệu chậm lại. "Chúng ta đều muốn điều này kết thúc để tiếp tục cuộc sống, nhưng thực tế là còn lâu nó mới chấm dứt. Nhiều nước đã đạt tiến bộ, nhưng đại dịch đang tăng tốc trên toàn cầu. Chúng ta phải đoàn kết trong dài hạn", ông nói.

- Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là rất cần thiết, nên mở cửa cho chuyên gia, lao động bậc cao, doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Việt Nam và đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài cần giám sát, xử lý, giải quyết chặt chẽ, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, phá đi thành quả quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

+ Cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp phòng bệnh chủ động. Khi xuất hiện ca dương tính trong cộng đồng thì phải tập trung khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng, quyết liệt, kịp thời. Tiếp tục theo dõi, bám sát mọi diễn biến, kiên trì thực hiện 5 nguyên tắc: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly phù hợp, khoanh vùng và dập dịch trong quá trình chỉ đạo giai đoạn tới.

+ Ngành y tế Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm, bởi đây là yếu tố then chốt để ngăn ngừa đại dịch; đồng thời cần tiếp tục làm tốt công tác truyền thông để công chúng sẵn sàng ứng phó với làn sóng mới;

+ Trong trạng thái bình thường mới, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thực hiện đúng các khuyến cáo của ngành y tế. Thành quả phòng chống đại dịch COVID-19 của cả nước ta được bảo vệ bởi chính sự góp sức của mỗi người.

Về tình hình điều trị các bệnh nhân COVID-19:

Theo báo cáo của tiểu ban điều trị, tất cả các bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam đang được điều trị tại các cơ sở y tế, đa số có sức khỏe ổn định. Tính đến sáng ngày 1/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 1 bệnh nhân đã âm tính 1 lần với SARS-CoV-2 và 5 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus.

Về bệnh nhân 91 người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Đến nay, bệnh nhân 91 đã trải qua 105 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân gần như hồi phục hoàn toàn và dự kiến sẽ hồi hương vào ngày 12/7.

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Từ khóa » Các Bệnh Nhân Chết Vì Covid ở Việt Nam