Hà Nội Liên Tiếp Dẫn đầu Số Ca Nặng Và Tử Vong Vì COVID-19 Trong ...
Có thể bạn quan tâm
Tiêm vắc xin Pfizer mũi 3 cho người dân ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đứng đầu về số ca COVID-19 mới trong thời điểm hiện nay dù tổng số ca mắc cộng dồn đứng thứ 2.
Theo Sở Y tế TP.HCM, số ca COVID-19 mới tại TP tăng kéo theo số ca thở oxy và thở máy xâm lấn tăng. Hiện mỗi ngày riêng TP.HCM có thêm 4 - 5 ca thở máy xâm lấn, phần lớn ở nhóm người cao tuổi và người có bệnh nền.
Số ca bệnh nặng tại TP.HCM hiện đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau Hà Nội, trong khi số mắc mới tại TP.HCM mới tăng trở lại khoảng 10 ngày gần đây, còn trước đó luôn ở mức thấp.
Sở Y tế TP cho rằng nếu không khống chế được số ca mắc mới, số ca chuyển nặng thì số ca tử vong sẽ tăng trong thời gian tới, dự báo khoảng 2-3 tuần tới.
Trong tuần này TP có 306 trường học có ghi nhận F0 (tuần trước là 201 trường). Tổng số ca nghi nhiễm trong tuần là 19.000 ca, tăng hơn 7.000 ca so với tuần trước.
Tỉ lệ học sinh mắc COVID-19 ở trường học khoảng 2,3%. Cứ 100 trẻ đi học thì có khoảng 2, 3 học sinh mắc bệnh.
Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã quán triệt và quyết tâm thực hiện dạy học trực tiếp cho các em học sinh, các em mẫu giáo trong điều kiện tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Ngành giáo dục và y tế phối hợp cập nhật tình hình phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục vào cuối mỗi ngày.
Khi có nhiều F0 trong trường học, nhiều trường chuyển sang học trực tuyến, một số khác vẫn duy trì hai hình thức.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), công tác chuẩn bị kế hoạch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi tại TP.HCM cơ bản đã hoàn tất.
Dự kiến có khoảng 970.000 trẻ, gồm trẻ đã đi học và chưa đi học, sẽ được tiêm. TP sẽ triển khai tiêm theo số tuổi từ cao đến thấp; tiêm mũi 1 trong 10 ngày, sau đó hoàn tất tiêm mũi 2 trong 10 ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Nghiêm cấm gây phiền hà khi người lao động mắc COVID làm thủ tục bảo hiểm
Những ngày gần đây do thủ tục về bảo hiểm chưa thông suốt, có tình trạng người lao động là F0 gặp khó khăn khi đến làm thủ tục tại trạm y tế ở Hà Nội, đặc biệt một số phường thuộc quận Hoàng Mai.
Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa có hướng dẫn 651 về giải quyết chế độ cho người lao động mắc COVID-19.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đề nghị các cơ quan liên quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người điều trị COVID-19 theo quy định, thực hiện giải quyết kịp thời, không để hồ sơ chậm muộn, nghiêm cấm việc gây phiền hà, khó khăn với người lao động.
Đồng thời hướng dẫn các trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cấp kịp thời giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội với người lao động là F0.
Các trạm y tế cập nhật thông tin người điều trị COVID-19 đã được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội lên Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định, đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký y, bác sĩ của các cơ sở khám chữa bệnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân phường 3, quận Bình Thạnh - Ảnh: DUYÊN PHAN
Gần 1,4 triệu F0 đang cách ly, điều trị
Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết cả nước đang có gần 1,4 triệu F0 cách ly, điều trị. Trong đó có gần 1,3 triệu người cách ly, điều trị tại nhà; trên 92.000 người điều trị tại bệnh viện, trong đó 3.846 ca bệnh nặng.
So với trung bình 7 ngày trước, số mắc mới ngày 3-3 tăng 26,2%, số ca nặng tăng 6%. So sánh tuần này với tuần trước, số mắc mới tăng hơn gấp đôi, số tử vong tăng 24,6%, số đang điều trị tại bệnh viện tăng 26,4%, số ca nặng, nguy kịch tăng 13,8%, số phải thở máy xâm lấn tăng 6,9%.
Hiện Hà Nội dẫn đầu về số F0 đang điều trị với trên 663.000, kế đó là Bắc Giang trên 93.300, Bắc Ninh gần 78.200, TP.HCM trên 68.850, Nam Định gần 67.300...
Về số ca nặng, Hà Nội nhiều nhất với trên 1.000 ca, TP.HCM thứ 2 với 359 ca, Đà Nẵng thứ 3 với 288 ca. Hà Nội liên tục dẫn đầu về số ca mắc trong thời gian qua và gần đây cũng có số tử vong hằng ngày cao nhất cả nước.
F0 điều trị tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Gia tăng ca mắc COVID-19 ở nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, cùng với số ca COVID-19 trên cả nước gia tăng mạnh, số trẻ em mắc COVID-19 cũng tăng lên hằng ngày, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 12 tuổi. Nếu như trước ngày 1-2-2022 con số này là 14,1%, thì sau ngày 1-2-2022 đã tăng lên 24,3%.
Tuy phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần), nhưng theo các chuyên gia y tế, có 4% trẻ có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8.
Lứa tuổi này có thể có biến chứng hậu COVID-19, bao gồm các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "COVID-19 kéo dài" ở trẻ em.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, những ngày gần đây, số lượng trẻ mắc COVID-19 nhập viện đã tăng đột biến. Nếu như trước đây chỉ có vài ca là trẻ em phải nhập viện, thì đợt này, số lượng bệnh nhi tăng nhanh từng ngày; có những ngày cao điểm có tới hơn 20 bệnh nhi được chuyển đến điều trị.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Mặc dù tử vong ở trẻ em thấp nhưng cũng không phải là không có. Hơn nữa, qua theo dõi cho thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19). Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác".
Cũng theo thứ trưởng Bộ Y tế, những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm vắc xin COVID-19.
Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành
- Hà Nội tối 3-3 thông tin 24 giờ phát hiện thêm 18.661 ca COVID-19, cao hơn kỷ lục hôm qua hơn 3.500 ca, trong đó có 6.418 ca cộng đồng. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (987), Sóc Sơn (958), Hoài Đức (936), Hoàng Mai (922), Đông Anh (918), Nam Từ Liêm (904).
Tới hết ngày 2-3, số ca COVID-19 đang điều trị, theo dõi ở Hà Nội là 641.242 ca, trong đó có 634.109 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm gần 99%); 1.163 người cách ly tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố và của quận, huyện, thị xã; gần 6.000 người điều trị tại bệnh viện tầng 2 và tầng 3 của thành phố và 360 người điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đến nay, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi tại Hà Nội là 517.398 người. Ngày 2-3, Hà Nội ghi nhận 20 người mắc COVID-19 tử vong. Như vậy, tổng số người tử vong tính từ 27-4-2021 cho đến nay là 1.122 người.
- Sơn La vừa có báo cáo về tình hình lây nhiễm COVID-19 trong ngành y tế và lực lượng chống dịch. Sơn La có 70 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3; 55 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2 và 79 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1. Từ sáng 2-3 đến 3-3, toàn tỉnh đã phát hiện 3.751 ca COVID-19. Lũy kế từ ngày 1-1 đến 3-3, tổng số Sơn La ghi nhận 35.632 ca COVID-19. Trong đó có 13.094 ca khỏi bệnh, 7 ca tử vong và 22.532 ca đang điều trị.
Tình hình lây nhiễm COVID-19: trong trại tạm giam và cơ sở giam giữ thuộc Công an tỉnh Sơn La: 949 phạm nhân và 41 can phạm. Trong cơ sở điều trị nghiện ma túy của tỉnh: 46 học viên và 13 cán bộ. Tổng số cán bộ trong lực lượng vũ trang là 106 người. Tổng số cán bộ trong lực lượng biên phòng: 62 người. Tổng số cán bộ trong lực lượng Công an nhân dân: 600 người.
Tình hình lây nhiễm trong học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức các ngành khác: từ ngày 11-2 đến 2-3: 28.384 người (giáo viên 859; học sinh & sinh viên 6.630, cán bộ công chức 1.986, các đối tượng khác 18.909). Tình hình lây nhiễm trong cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế: 790. Hiện đang điều trị: 627; đã điều trị khỏi cho 163 người.
- Tình hình dịch trên địa bàn Yên Bái thời gian qua diễn biến phức tạp với hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày và hiện duy trì quanh ngưỡng 2.000 ca mỗi ngày. Yên Bái yêu cầu phòng, chống dịch quyết liệt, nỗ lực kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, giảm nhanh sự gia tăng số ca F0 trên địa bàn, chậm nhất 10 ngày là hạ được cấp độ dịch (cấp 4 xuống cấp 3, cấp 3 xuống 2 và cấp 2 xuống cấp 1), đưa Yên Bái trở về "vùng xanh" của bản đồ dịch bệnh COVID-19.
Theo đánh giá cấp độ dịch bệnh COVID-19 trên tính đến 15h chiều 2-3, tỉnh hiện đang ở cấp độ dịch 3 (màu cam). Trong đó, có 57/173 xã/phường thuộc cấp độ dịch 4; 79/173 xã/phường thuộc cấp độ dịch 3; 21/173 xã/phường thuộc cấp độ dịch 2 và 16/173 xã/phường thuộc cấp độ dịch 1. Tính từ ngày 27-11-2021 tại tỉnh Yên Bái 25.783 bệnh nhân mắc COVID-19.
Tin sáng 3-3: Ca nhiễm, chuyển nặng, tử vong do COVID-19 tiếp tục tăngTTO - Những ngày gần đây, số ca COVID-19 cả nước liên tục tăng rất cao. Riêng ngày gần nhất 2-3, cả nước lần đầu ghi nhận 110.301 ca, đứng đầu là Hà Nội với 15.114 ca và 24 tỉnh, thành có số ca từ trên 2.000 - gần 5.000 ca.
Từ khóa » Các Bệnh Nhân Chết Vì Covid ở Việt Nam
-
Bộ Y Tế
-
Thông Tin Về Số Ca Mắc Covid-19 Tử Vong Tại Việt Nam
-
Việt Nam Không Ghi Nhận Ca Tử Vong Do COVID-19 Trong 24 Giờ Qua
-
Những Nguyên Nhân Dẫn Tới Tỷ Lệ Tử Vong Do COVID-19 Cao ở Việt ...
-
Cập Nhật Số Ca Nhiễm Covid-19 Hôm Nay Mới Nhất Trên VnExpress
-
Số Liệu Thống Kê Và Báo Cáo Về COVID-19 - County Of Santa Clara
-
Bản Tin Cập Nhật COVID-19, Tính đến 16h00 Ngày 04/4/2022
-
Bản Tin Dịch COVID-19 Ngày 01/7/2020: Việt Nam 355 Người Mắc ...
-
Thế Giới Ghi Nhận Hơn 6 Triệu Ca Tử Vong Vì COVID-19
-
Thông Tấn Xã Việt Nam - Thông Tin Về Dịch Viêm đường Hô Hấp Cấp ...
-
Ngày 16/7: Có 705 Ca COVID-19 Mới, Bệnh Nhân Nặng Tăng Lên
-
Ngày 15/7: Ca COVID-19 Tăng Nhẹ Lên 956; Có 5.619 Bệnh Nhân Khỏi
-
Mất Mát đau Thương, Khó Khăn Chồng Chất - Báo Nhân Dân
-
Đại Dịch COVID-19 Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt