Bản Tường Trình Hóa Học 9 Bài 23

Bản tường trình Hóa học 9 bài 23Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắtBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Báo cáo thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt

  • Bài 23 Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt
  • I. Dụng cụ hóa chất
  • II. Bản tường trình bài thực hành hóa 9 bài 23
    • Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
    • Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
    • Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn.

Bản tường trình hóa học 9 bài 23 Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh làm bài thực hành Hóa 9 bài 23. Tài liệu giúp các em trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, từ đó biết cách viết báo cáo bài thực hành cũng như bản tường trình Hóa 9.

Bài 23 Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt

(Mẫu 1)

Họ và tên: ....................................................................................................................

Lớp:           ...................................................................................................................

I. Dụng cụ hóa chất

1. Dụng cụ

Đèn cồn, muỗng lấy hóa chất, bìa cứng (hoặc công tư hút), kẹp gỗ (hoặc giá thí nghiệm), muỗng lấy hóa chất, bát sứ

2. Hóa chất.

Bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, kim loại nhôm, kim loại sắt, dung dịch NaOH,...

II. Bản tường trình bài thực hành hóa 9 bài 23

Các tiến hànhHiện tượngGiải thích, PTHH

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Lấy một ít bột nhôm vào tấm bìa cứng (hoặc công tơ hút).Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng, cho biết trang thái, màu sắc chất tạo thành.

Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

Vì xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

Trong PƯHH nhôm đóng vai trò là chất khử.

Phương trình hóa học:

4Al + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Al2O3

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

Lấy 2 thài nhỏ hỗn hợp bột sắt, lưu huỳnh theo tỉ lệ mFe : mS = 7:4 (hoặc 1:3 về thể tích)

Đun nóng ống nghiệm chứa hốn hợp trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra

Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).

Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

Fe + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn.

Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm (1) và (2)

Nhỏ 1-2 ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm (1) và (2)

Quan sát hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm

Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

I. Dụng cụ hóa chất

1. Dụng cụ

Đèn cồn, muỗng lấy hóa chất, bìa cứng (hoặc công tư hút), kẹp gỗ (hoặc giá thí nghiệm), muỗng lấy hóa chất, bát sứ

2. Hóa chất.

Bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, kim loại nhôm, kim loại sắt, dung dịch NaOH,...

II. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành bài 23 hóa 9

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Các tiến hành:

  • Lấy một ít bột nhôm vào tấm bìa cứng (hoặc công tơ hút).
  • Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.

Quan sát hiện tượng, cho biết trang thái, màu sắc chất tạo thành.

Hiện tượng:

Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

Giải thích:

Vì xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

Trong PƯHH nhôm đóng vai trò là chất khử.

Phương trình hóa học:

4Al + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Al2O3

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

Cách tiến hành:

Lấy 2 thài nhỏ hỗn hợp bột sắt, lưu huỳnh theo tỉ lệ mFe : mS = 7:4 (hoặc 1:3 về thể tích)

Đun nóng ống nghiệm chứa hốn hợp trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra

Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).

Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

Fe + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn.

Cách tiến hành:

Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm (1) và (2)

Nhỏ 1-2 ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm (1) và (2)

Quan sát hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm

Hiện tượng:

Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Kết luận:

Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. Ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe => ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.

Giải thích:

Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

........................

Lưu ý

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bản tường trình hóa học 9 bài 23. Nội dung bài thực hành hóa học 9 bài 23 gồm 3 thí nghiệm:

  • Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
  • Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
  • Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn.

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

  • Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn
  • Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ....
  • Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

............................

Ngoài Bản tường trình hóa học 9 bài 23, mời các bạn tham khảo thêm Hóa 9, Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Từ khóa » Cách Làm Bản Tường Trình Hóa Học 9