Bàn Về Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự

You are here: Home Luật sư Hình Sự nguyên tắc suy đoán vô tội

Việc ghi nhận và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội giúp cho quá trình tố tụng ngày càng tiến bộ, dân chủ, phù hợp với cải cách tư pháp. Suy đoán vô tội là nguyên tắc có tính nền tảng của tố tụng văn minh, nếu thiếu nguyên tắc này, pháp luật không thể đạt được sự công bằng, nhân đạo. Đây là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người. Trong bài viết dưới đây, quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguyên tắc này. 

Nguyên tắc suy đoán vô tội

Nguyên tắc của luật tố tụng hình sự được hiểu là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh “praesumptino“, được hiểu là coi vấn đề, hiện tượng nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn đề, hiện tượng đó.

Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự của Liên hợp quốc năm 1966 đều có quy định: “Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”. Pháp luật tố tụng hình sự nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận nguyên tắc trên, nguyên tắc suy đoán vô tội,  như một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự của quốc gia mình.

Pháp luật nước ta tuy chưa sử dụng thuật ngữ “Nguyên tắc suy đoán vô tội” nhưng đã thừa nhận tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội như một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội theo tố tụng hình sự

Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc này với nội dung sau:

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Như vậy, khi chưa được chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật quy định, chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội. Do không được coi là người có tội nên các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được đối xử với người bị buộc tội như người có tội, kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như tạm giam.

Từ phân tích trên, Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc này với nội dung được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Nguyên tắc này khẳng định chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Chừng nào chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn là người vô tội. Nói cách khác, thời gian suy đoán vô tội của người bị buộc tội là từ thời điểm Viện kiểm sát buộc tội đến thời điểm bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể là bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm. Các cơ quan tố tụng một mặt phải đối xử với họ như người không có tội, mặt khác, phải tạo mọi điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa và các quyền tố tụng khác.

Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ “người bị buộc tội” trong BLTTHS 2015 dùng để chỉ người đã thực hiện hành vi được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, hành vi của người đó đã cấu thành tội phạm. Thuật ngữ “người bị buộc tội” chỉ một thực tế khách quan là một người đã thực hiện tội phạm chứ không phải tùy thuộc vào nhận định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, thuật ngữ “người bị buộc tội” khác với thuật ngữ  người “bị coi là có tội” trong BLTTHS 2003. Theo quy định nói trên thì một người dù có bị tạm giữ, bị khởi tố bị can, bị tạm giam, đã bị xét xử sơ thẩm và bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật thì vẫn chưa phải là người có tội. Họ mới chỉ là người bị tình nghi, người đã có hành vi phạm tội. Khái niệm có hành vi phạm tội và có tội là hai khái niệm khác nhau. Thực tiễn cho thấy, nhận thức xã hội về điều này còn chưa đúng. Thật đáng buồn hơn, ngay cả người tiến hành tố tụng vẫn cho rằng, đã bị khởi tố bị can, đã bị tạm giam… là có tội, vì có tội nên mới bị cơ quan điều tra tạm giam và đối xử với họ như những người có tội.

nguyên tắc suy đoán vô tội
nguyên tắc suy đoán vô tội

Thứ hai, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục luật định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Mọi nghi ngờ trong quá trình tố tụng đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.

Thứ ba, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm chứng minh được người bị buộc tội là người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được quy định trong BLHS.

Người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục luật định. Người bị buộc tội được quyền không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội đồng nghĩa với việc tại phiên toà bị cáo có quyền im lặng tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.

Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu hoạt động tố tụng không chứng minh được người đó đã thực hiện tội phạm thì không thể truy cứu, kết tội họ. Chứng minh tội phạm là một quá trình diễn ra ở cả ba giai đoạn điều tra – truy tố – xét xử. Ba giai đoạn này độc lập nhưng lại có cơ chế giám sát, chế ước, bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm việc kết tội được chính xác, không làm oan người không phạm tội. Từng chủ thể của giai đoạn tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh tội phạm ở giai đoạn của mình phụ trách và chịu trách nhiệm về việc chứng minh đó.

Trong giai đoạn điều tra, truy tố nếu không chứng minh được bị can đã thực hiện hành tội phạm mà thời hạn điều tra đã hết thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 230 và Điều 248 của BLTTHS 2015.

Trong giai đoạn xét xử nếu không đủ căn cứ để xác định bị cáo có tội thì Hội đồng xét xử ra bản án tuyên bố bị cáo vô tội.

Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội

Một là, suy đoán vô tội là một nguyên tắc có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói chung và quá trình chứng minh nói riêng; giúp hoạt động chứng minh được thực hiện đúng quy định pháp luật, theo trình tự thủ tục nhất định và loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành vi phạm tội. Các quy định liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện trong các giai đoạn TTHS, tạo thành hệ thống các quy phạm ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội, bởi lẽ: việc ghi nhận quyền chứng minh của người bị buộc tội sẽ  đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố xét xử hùng mạnh được thực hiện bằng quyền lực nhà nước với một bên yếu thế hơn là người bị buộc tội. Đảm bảo người bị buộc tội không bị phân biệt đối xử khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là nhân tố phát triển tính đúng đắn của lĩnh vực TTHS.

Hai là, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTHS; tạo ra một hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụng, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho việc phát huy, bảo đảm các quyền cá nhân, sự công bằng, khách quan. Không chỉ là quyền của người bị buộc tội và nghĩa vụ của bên buộc tội, suy đoán vô tội còn phù hợp với quy luật của nhận thức trong tố tụng hình sự: một người luôn vô tội khi nhà nước không chỉ ra được những bằng chứng chống lại điều này và chứng minh được họ có tội. Như là một điều luật bảo vệ bên yếu thế, chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền, nguyên tắc suy đoán vô tội bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm: cơ quan tư pháp, điều tra có trách nhiệm phải tìm được bằng chứng chứng minh vô tội song song với việc tìm bằng chứng chứng minh có tội. Đề cao trách nhiệm của các cơ quan THTT, người THTT trước số phận chính trị, danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của công dân, nguyên tắc suy đoán vô tội là “lá chắn thép” bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo, phòng chống oan sai – yếu tố căn bản, thể hiện rõ nhất việc tôn trọng và bảo vệ các giá trị cao quý của con người.

Ba là, suy đoán vô tội có nội dung quan trọng và trọng tâm là bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phản ánh bản chất nhân văn, nhân đạo của pháp luật dân chủ và pháp quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, loại trừ việc buộc tội và kết án thiếu căn cứ.

Do vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng phải nghiêm túc tuân thủ, tôn trọng và chấp hành theo nguyên tắc này để tránh việc oan sai đối với những công dân vô tội. Nguyên tắc mở ra một định hướng tích cực hơn và được coi là nguyên tắc “vàng” trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hiện nay.

Như vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự đã được chúng tôi tham khảo, nêu và phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích sâu vào nguyên tắc suy đoán vô tội bằng những quy định cụ thể của pháp luật. Chúng tôi mong rằng với những nội dung đã trình bày trong bài viết sẽ giúp ích được với quý bạn đọc.

Đánh giá TwitterTweet on Twitter FacebookShare on Facebook Google+Google+ PinterestPinterest Previous Article Luật đặc xá Next Article Suy đoán vô tội

Đề xuất cho bạn

Tội dâm ô

Tội dâm ô

Vụ lợi là gì

Vụ lợi là gì?

Luật hình sự mới nhất

Luật hình sự mới nhất

Nhận hối lộ là gì

Nhận hối lộ là gì

Người làm chứng

Người làm chứng

Người mua bằng giả phạm tội gì

Người mua bằng giả phạm tội gì

tàng trữ vũ khí quân dụng

Tàng trữ vũ khí quân dụng

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng

Phạm tội quả tang là gì

Phạm tội quả tang là gì

Người phạm tội tham ô tài sản bị kết án tử hình không

Người phạm tội tham ô tài sản bị kết án tử hình không

Thủ tục xóa án tích

Thủ tục xóa án tích

Cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông

Cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông

Thông tin tác giả

Dịch vụ luật sư

Nhiều người quan tâm

  • phuong phap dieu chinh cua luat hanh chinhPhương pháp điều chỉnh của luật hành chính
  • bản tự kiểm điểm cá nhân đảng viênBản tự kiểm điểm cá nhân đảng viên
  • nhận xét ưu khuyết điểm của đảng viênNhận xét ưu khuyết điểm của đảng viên
  • Dang ky thanh lap kinh doanh ho ca theĐăng ký Hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2024
  • khoản 4 điều 174 bộ luật hình sựKhoản 4 điều 174 bộ luật hình sự
  • Không cần mang giấy khai sinh, giấy kết hôn khi làm Thủ tục hành chính
  • Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự tại Quảng BìnhLuật sư Bào chữa Hình sự
  • bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thứcBản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức
  • luật đèn xanh đèn đỏLuật đèn xanh đèn đỏ
  • tách công tyNăm 2022 có đặc xá không
  • xử bắnXử bắn
  • bản kiểm điểm đảng viên trong quân độiBản kiểm điểm đảng viên trong quân đội
  • bản tự kiểm điểm về những điều đảng viên không được làmBản tự kiểm điểm về những điều đảng viên không được làm
  • biên bản thỏa thuận mua bán đấtBiên bản thỏa thuận mua bán đất
  • bản tự kiểm điểm kiểm tra giám sát đảng viênBản tự kiểm điểm kiểm tra giám sát đảng viên
  • bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảngBản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng
  • Điều 356 Bộ luật hình sự quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụĐiều 356 Bộ luật hình sự quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
  • phí đổi biển số xe ô tô khác tỉnhPhí đổi biển số xe ô tô khác tỉnh
  • bản kiểm điểm đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thờiBản kiểm điểm đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

Bài viết gần đây

  • Dịch vụ xin giấy phép tư vấn du học tại An GiangDịch vụ xin giấy phép tư vấn du học tại An Giang
  • iso 9001:2018Iso 9001:2018
  • dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Vĩnh LongDịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Vĩnh Long
  • thay đổi người đại diện công tyThay đổi người đại diện công ty
  • Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Thái Bình
  • học nghề ở úcHọc nghề ở úc
  • khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hải PhòngKhai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hải Phòng
  • dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình ĐịnhDịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình Định
  • Tác hại của cần saTác hại của cần sa
  • thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Lai ChâuThành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Lai Châu
  • tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được khôngTự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được không?
  • tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộTra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ
  • biểu phí công chứngBiểu phí công chứng
  • nghị định 23/2015Nghị định 23/2015
  • Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là gì?Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là gì?
  • thủ tục thành lập công ty tại An GiangThủ tục thành lập công ty tại An Giang
  • vợ đẻ mổ sinh đôi chồng được nghỉ mấy ngàyVợ đẻ mổ sinh đôi chồng được nghỉ mấy ngày
  • Dịch vụ thành lập trung tâm tư vấn du học tại Lai ChâuDịch vụ thành lập trung tâm tư vấn du học tại Lai Châu
  • làm hộ chiếu cho bé 1 tuổiLàm hộ chiếu cho bé 1 tuổi
Hotline: 034 663 1139 Tư Vấn Online Gọi: 034 663 1139

Từ khóa » Cách Chứng Minh Vô Tội