Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội được Hiểu Như Thế Nào? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi bất cứ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, không ai bị buộc tội, khi chưa có đủ chứng minh, chứng cứ cho rằng họ đã có tội và mỗi chủ thể được coi là phạm tội chỉ khi có bản kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
1. Cơ sở pháp lý
“Điều 13. Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
2. Nội dung nguyên tắc
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp 2013:
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”
Từ nội dung nguyên tắc trên ta thấy, trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự thì cần phải đảm bảo:
Thứ nhất, bị can, bị cáo phải được coi là không có tội cho đến khi các Cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) chứng minh được lỗi của bị can, bị cáo, tức là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phải xác minh chứng cứ, các tài liệu đồ vật liên quan đến vụ án, trước khi phán quyết rẳng chủ thể đó đã phạm tội và đưa ra phán quyết không có căn căn. Yêu cầu này đặt ra sự an toàn pháp lý cho người bị buộc tội trong quá trình tố tụng hình sự, bởi vì quyền con người là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm và cũng dựa trên nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nên các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cũng như người có thẩm quyền đều được quy định một cách chặt chẽ, các quy trình , trình tự thủ tục cũng phải tuân thủ theo BLTTHS năm 2015, các quy định trên đưa ra để khi giải quyết một vụ án, chúng ta sẽ không có sự sai sót, hay có những kẽ hở nào tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm cũng như đổ tội oan cho người vô tội. Và qua đó cũng phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị; theo đó mọi người có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc giam giữ vô cớ; người bị buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật.
Thứ hai, việc truy tố và xét xử phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung này bảo đảm nguyên tắc pháp chế, là dấu hiệu quan trọng của chế độ pháp quyền XHCN. Theo đó, thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi cao nhất cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy tiện và phù hợp với công ước của Liên hợp quốc đó là: “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và đúng thủ tục mà pháp luật quy định.”
Thứ ba, phải bảo đảm xác định và xem xét các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện nhất, từ đó làm rõ các căn cứ xác định có tội và những căn cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh này thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không phải chứng minh là mình vô tội.
Thứ tư, lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội và kết tội, được quy định tại khoản 2 Điều 98 BLTTHS năm 2015. Nếu trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dùng lời khai của bị can, bị cáo để làm chứng cứ chứng minh thì sẽ không còn khách quan nữa, mà ở đây các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án không có sự toàn diện, sâu rộng mang tính chủ quan và không khách quan, có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Chúng ta có thể hiểu thông qua một ví dụ như sau: “Vì đã có mâu thuẫn từ trước nên A (55 tuổi) đã ra tay sát hại B khiến B tử vong. Cơ quan điều tra đang trong thời gian vào cuộc điều tra xác minh làm rõ vụ án thì C đã tự ra đầu thú và nhận hết tội danh giết người thuộc về mình. Sau khi thấy C đã ra tự thú nhận tội, cơ quan điều tra đã dừng điều tra vụ án và chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”.
Chính vì vậy nên lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác và không nên dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo là căn cứ duy nhất để buộc tội họ.
Thứ năm, khi có hoài nghi về trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo mà Cơ quan tiến hành tố tụng không thể làm rõ được thì những hoài nghi đó phải được giải quyết theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo.
Bất kỳ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Qúa trình chứng minh tội phạm được thực hiện từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và thông qua các thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu có căn cứ để kết tội thì Tòa án sẽ ra bản án kết tội. Trường hợp bản án kết tội không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án đó có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp bản án kết tội có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật và vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật thì CQTHTT, người tiến hành tố tụng phải quan tâm, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu và tranh luận công khai, dân chủ trước Tòa án để chứng minh họ không có tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị buộc tội đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm sáng tỏ căn cứ đẻ buộc tội, kết tội thì phải kết luận họ không có tội.
Kết luận: Đây là điều luật được sửa đổi, bổ sung từ Điều 9 BLTTHS năm 2003. So với Điều 9 BLTTHS 2003 “ Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, Điều 13 BLTTHS năm 2013 quy định rõ tên của nguyên tắc: “ Suy đoán vô tội” để phù hợp với yêu cầu của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền được suy đoán vô tội cho người bị buộc tội và bổ sung đầy đủ nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong nguyên tắc này.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Cách Chứng Minh Vô Tội
-
Chứng Minh Một Người Vô Tội Phải Làm Như Thế Nào? - Luật Dương Gia
-
Bàn Về Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội - Tạp Chí Tòa án
-
Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội Là Gì? Khái Niệm, Nội Dung Và ý Nghĩa ...
-
Ứng Xử Thế Nào để Chứng Minh Vô Tội Khi Bỗng Dưng Bị Bắt?
-
Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
-
Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam - Luật Sư X
-
Cách Nào Chứng Minh Vô Tội Khi Bị Bắt Oan? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội Trong BLTTHS Năm 2015 - Kiểm Sát Online
-
Suy đoán Vô Tội – Wikipedia Tiếng Việt
-
BÀN VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH ...
-
Áp Dụng Triệt để Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự
-
NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI
-
Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội - Nguyên Tắc Cốt Lõi Của Tố Tụng - PhapTri
-
Bàn Về Nguyên Tắc Suy đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự