Bàn Về Từ “hóa” – Chữ 化 | Thảo Luận 247

Bàn về từ “hóa” – chữ 化

11/03/2018 bởi Thành Bình luận về bài viết này

Từ “hóa” (chữ  trong tiếng Hán) có nghĩa gốc là sự thay đổi, biến đổi, biến hóa… Môn “Hóa học” trong trường học cấp hai, cấp ba là môn học về sự biến đổi của vật chất, từ chất này sang chất khác. Ngành hóa là ngành khoa học nghiên cứu sự biến đổi của vật chất trong thế giới tự nhiên, để tìm ra những điều hữu ích cho đời sống con người.

Tôi viết về chữ Hán nhiều sợ mọi người đổ cho là sính Trung (Mao nhều, Tập nhều), nhưng không viết thì không được, vì tiếng Việt mượn tiếng Hán nhiều quá. Thực ra tôi nhớ rất ít chữ Hán, vì đó là những ký tự tượng hình lằng nhằng khó nhớ. Giản thể còn khó, nói gì đến Phồn thể. Mà Hán ngôn có đến gần bốn mươi vạn chữ, nhiều người Trung Quốc cũng không nhớ hết được chữ của nước mình.

Bài này tôi sẽ không bàn về nghĩa của từ “hóa” – viết theo Hán tự là chữ  – vì nghĩa của từ này đã xác định rõ ràng rồi, chỉ cần tra là biết. Mà tôi điều tôi muốn bàn là khi ghép từ “hóa” với một từ khác – từ đơn hoặc ghép – để trở thành một cụm từ có nghĩa (thành ngữ) như: cụ thể hóa, tự động hóa, bê tông hóa, công nghiệp hóa, lý thuyết hóa, đa dạng hóa, tha hóa…

***

Từ “hóa” khi ghép với từ nào đó thành một ngữ (cụm từ có nghĩa), thì ta hiểu đó là một công cuộc thay đổi, hay biến đổi… Ví dụ: bê tông hóa nông thôn, là đổ bê tông diện rộng (những nơi có thể) ở nông thôn như đường sá, cầu cống, kênh mương, sân kho… Cụm từ “bê tông hóa” người ta không dùng để nói khi đổ bê tông một tuyến đường, một con mương, một cái cống…

Từ “hóa” khi dùng như vậy rất hay, hãy tưởng tượng nếu ta không ghép từ “hóa” với các từ khác để trở thành các cụm từ có nghĩa, thì ta sẽ phải giải thích rất dài. Ví dụ cụm từ “bê tông hóa” nông thôn, ta sẽ phải diễn giải dài ra thành: đổ bê tông diện rộng hay đại trà ở nông thôn. Hay câu “cụ thể hóa” các nghị quyết, ta sẽ phải diễn giải ra thành: làm cho cụ thể, rõ ràng các nghị quyết cho dễ hiểu…

Tôi đã để ý trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta, rất nhiều người không hiểu nghĩa và cách dùng của từ này, trong đó có cả các cán bộ cấp cao, nên đã nói nhầm. Họ không phân biệt được giữa “cụ thể” và “cụ thể hóa”, giữa “tự động” và “tự động hóa”… Họ sử dụng các từ số ít cho số nhiều và ngược lại, nói sai một cách rất tự tin. Từ “hóa” cũng chỉ ghép với những từ có gốc tiếng Hán, chứ không ghép với những từ thuần Việt.

***

Chữ nghĩa là chuyện đau đầu, nhưng nếu không có chữ nghĩa thì anh không thể là cán bộ giỏi. Người lãnh đạo giỏi thì phải giỏi cả lý thuyết và thực hành, văn võ song toàn, văn toán song tuyệt, ở họ phải có sự pha trộn hoàn hảo của nhiều thái cực đối lập. Họ phải nửa nông dân nửa trí thức, nửa đồ tể nửa thày tu, thậm chí nửa tiểu nhân nửa quân tử… Chứ một người lãnh đạo mà thiên quá về một thái cực, là hệ thống của ông ta đang có vấn đề.

Tôi đã từng thấy một ông phó thủ tướng không phân biệt được sự khác nhau của hai từ “trí thức” và “tri thức”, ông ta dùng lẫn lộn. Chắc từ nhỏ ông ta đã luôn bận rộn, không có thời gian thất bại để nếm trải và chiêm nghiệm. Một người không có quá trình trải nghiệm ghê gớm, cả lý thuyết và thực hành, nhưng lại được lên làm lãnh đạo thì anh (chị) ta sẽ không phải là một nhà lãnh đạo kiệt xuất – xưa nay hiếm.

Đó là lý do đất nước ta có rất nhiều lãnh đạo hạng xoàng, ở tất cả các cấp. Bởi rất nhiều “con ông cháu cha” khi chưa có trải nghiệm gan góc, nhưng đã được nâng đỡ để thành công, thành danh, thành đạt… Đây mới là điều nguy hiểm cho chế độ, chứ không phải “các thế lực thù địch” hay người dân tay không tấc sắt. Còn những người thực tài, có trải nghiệm ghê gớm lại không được “quy hoạch”. Một ông thuần nông dân hay thuần trí thức làm lãnh đạo, điều đó đều không tốt cho đất nước.

***

Tất nhiên, theo các bài viết trước của tôi, thì ở đây người đọc cần phân biệt chữ trong tiếng Trung và từ trong tiếng Việt. Theo đó, trong tiếng Việt thì chữ  (của tiếng Trung) được viết là một từ  – đó là từ “hóa” – do ba chữ cái h, o, a và dấu sắc (‘) ghép lại mà thành. Hai cách viết này người Việt đều đọc là “hóa”, còn bên kia đọc là gì tôi không biết.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • Twitter
  • Email
  • In
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Từ Ghép Với Hoa