Bàn Về Việc Vận Dụng Thông Tư 200/2014 TT-BTC Vể Chế độ Kế Toán ...
Có thể bạn quan tâm
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chế độ kế toán mới ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, việc vận dụng các thông tư, chế độ kế toán mới trong các Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn gặp phải nhiều rào cản do những khác biệt về kinh tế, văn hóa, hệ thống pháp lý, nguồn nhân lực kế toán và đặc thù của mỗi ngành. Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống kế toán của Việt Nam cũng đổi mới, hoàn thiện và cải tiến không ngừng. Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tài Chính đã ký ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp mới theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Đồng thời Chế độ kế toán mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thay thế cho chế độ kế toán cũ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006 được vận dụng quy định của Thông tư số 200/2014/TT-BTC, nhằm giúp hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất - kinh doanh và yêu cầu quản lý của mỗi đơn vị.
Qua nghiên cứu việc vận dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy các doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy nghiên cứu này nhằm cập nhật những nội dung mới trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC và đánh giá việc vận dụng Thông tư đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tháo gỡ những vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các nội dung mới trong Thông tư số 200/2014/TT- BTC;
- Đánh giá những vướng mắc trong việc vận dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV);
- Đưa ra giải pháp khắc phục các vướng mắc để hoàn thiện việc áp dụng thông tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Một số nội dung cơ bản của Thông tư số 200/2014/TT-BTC
2.1. Về nguyên tắc hoàn thiện Hệ thống kế toán
- Đã phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi; Tôn trọng bản chất hơn hình thức, tức là tôn trọng bản chất của giao dịch kinh tế hơn hình thức thể hiện.
- Có sự linh hoạt và mở, phục vụ tối đa cho yêu cầu quản lý của thực tiễn, bao quát được hoạt động của công ty, không kế toán vì mục đích thuế; Cập nhật tối đa các thông lệ quốc tế hiện hành, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.
- Xác định rõ các nguyên tắc có tính bắt buộc và những nội dung mang tính hướng dẫn, doanh nghiệp có quyền lựa chọn áp dụng, đồng thời tách biệt giữa kỹ thuật ghi sổ kế toán với yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính. Từ đó đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu và dễ làm, tiết kiệm chi phí kế toán.
2.2. Nội dung đổi mới trong chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm TT200/2014/TT-BTC
Về sử dụng đơn vị tiền tệ: Các doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này, sẽ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo ngoại tệ còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam. Báo cáo tài chính mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam và phải được kiểm toán. Việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán nếu không thỏa mãn các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.
Về Tài khoản kế toán: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC xây dựng linh hoạt, cởi mở trên tinh thần “cởi trói” cho doanh nghiệp, trao cho doanh nghiệp quyền quyết định nhiều hơn trong tổ chức kế toán. Chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC cập nhật tối đa các nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tế trên nguyên tắc không trái với Luật kế toán; thiết kế lại toàn bộ các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế. Nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán và tên gọi tài khoản đã tôn trọng đối tượng quản lý hơn là phân biệt dài hạn với ngắn hạn.
Ví dụ: Các tài khoản phản ánh nợ phải trả về vay vốn của QĐ 15/2006/QĐ-BTC nay được tập hợp vào một tài khoản đó là TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính. Tài khoản này gồm nội dung của các TK 311 - Nợ ngắn hạn; TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả; TK 342 - Nợ dài hạn; TK 341 - Vay dài hạn của Chế độ kế toán cũ;
Thiết kế lại các tài khoản đầu tư tài chính trên cơ sở áp dụng các quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 (IAS 39) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 07 (IFRS 7) ... Các nội dung phản ánh của tài khoản không bị ảnh hưởng các quy định của chính sách thuế, mà tôn trọng quy định của Chuẩn mực kế toán để tối đa mục đích của kế toán là “trung thực, hợp lý và minh bạch”, đây cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc về chức năng thông tin của kế toán.
Tách biệt kỹ thuật hạch toán và kỹ thuật trình bày Báo cáo tài chính. Thông tư 200/2014-BTC nêu rõ: Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị. Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1- Thông tư này, nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Thông tư 200/2014-BTC còn thể hiện rất rõ những nội dung đổi mới của các tài khoản kế toán. Cụ thể:
Các tài khoản Tài Sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn. Các tài khoản có cùng nội dung, tính chất được ghép với nhau. Ví dụ ghép TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn và TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn, thành TK 242 - Chi phí trả trước. Tất cả các tài khoản dự phòng của tài sản như: dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh; giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi... được ghép vào thành TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (Chi tiết cho từng tài khoản cấp 2 phù hợp với nội dung dự phòng);
Bỏ các tài khoản: 129, 139, 142, 144, 159, 311, 315, 342, 351, 415, 431, 512, 531, 532 và toàn bộ tài khoản ngoài bảng. Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán như trước đây sẽ do doanh nghiệp tự quyết định theo dõi trên sổ chi tiết mang tính quản trị của doanh nghiệp;
Thêm một số tài khoản: TK 171 – Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ; Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi; TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá; TK 417 -Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp;
Thay đổi một số tài khoản cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế hơn như: Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh (trước đây gọi là Đầu tư chứng khoán ngắn hạn); Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (trước đây là Đầu tư ngắn hạn khác); TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trước đây là Góp vốn liên doanh); Tài khoản 228 - Đầu tư khác (trước đây là Đầu tư dài hạn khác); TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (trước đây là Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn); TK 242 - Chi phí trả trước (trước đây là Chi phí trả trước dài hạn); TK 244 - Cầm cố, thế chấp, kỹ quỹ, ký cược (trước đây là Ký quỹ, ký cược dài hạn); Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính (trước đây là Vay dài hạn); Tài khoản 343 - Nhận kỹ quỹ, kỹ cược (trước đây là Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn); Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (trước đây là Nguồn vốn kinh doanh); Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trước là Lợi nhuận chưa phân phối); Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531, 532 trước đây).
Về Báo cáo tài chính: Chế độ kế toán mới đã bổ sung, sửa đổi nhiều chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phần thuyết minh Báo cáo tài chính hầu như mới toàn bộ, được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công khai, linh hoạt. Thông tin bắt buộc trong Báo cáo tài chính không còn chỉ tiêu “Thuế và các khoản nộp Nhà nước” và kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ sẽ gồm Báo cáo tài chính quý (cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên (trước chỉ yêu cầu Báo cáo tài chính quý và không cần quý IV). Thêm các quy định mới về xây dựng nguyên tắc kế toán và Báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106), đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều chỉ tiêu của Bảng Cân đối kế toán, cụ thể: Khoản Đầu tư tài chính ngắn hạn: Mã số 120 = Mã số 121 + 122 +123 (trước đây là 121 + 129); Các khoản phải thu ngắn hạn: Mã số 130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 +136 +137 +139 (trước đây không có mã số 135- phải thu về cho vay); Tài sản ngắn hạn khác: Mã số 150 = 151 + 152 +153 +154 + 155 (trước đây không có mã số 153, 154 nhưng có mã số 158); Tài sản dài hạn: Mã số 200 = 210 + 220 + 230 + 240 +250 +260 (trước đây không có mã số 240 - Tài sản dở dang dài hạn);
Phần Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có nhiều sự thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu như: Phần đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bổ sung thêm: Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường; cấu trúc doanh nghiệp; Phần chính sách kế toán áp dụng chia ra chỉ tiêu cụ thể cho 2 trường hợp Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và Doanh nghiệp không hoạt động liên tục; Phần thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng Cân đối kế toán thêm chỉ tiêu: nợ xấu; vay và nợ thuê tài chính; tài sản dở dang dài hạn…
Bổ sung các quy định cụ thể về nguyên tắc lập Báo cáo tài chính hợp nhất, như: nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh, đạt được quyền kiểm soát qua một lần mua. Bổ sung việc ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ trong tài sản thuần của công ty con; Ghi nhận thuế hoãn lại từ hợp nhất kinh doanh. Mặt khác, xử lý lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ theo chuẩn mực kế toán quốc tế; Đánh giá lại giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con; Xử lý chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con sau ngày mua; Điều chỉnh các khoản chênh lệch do cổ phần hóa ...
Về Chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc). Chế độ kế toán lần này chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc cơ bản về chế độ chứng từ kế toán mang tính chất chi tiết hóa một số quy định về chứng từ kế toán tại Luật Kế Toán năm 2003 và nghị định số 129/2004/NĐ-CP như: Hệ thống mẫu biểu chứng từ, lập và ký chứng từ kế toán, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ, dịch chứng từ kế toán ra tiếng việt, sử dụng quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán. Về danh mục chứng từ và mẫu biểu chứng từ kế toán: Bộ Tài Chính chỉ ban hành kèm theo thông tư danh mục chứng từ (phụ biểu số 03) mà không ban hành mẫu chứng từ kế toán cụ thể. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch. Các loại chứng từ kế toán tại phụ lục 3 Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn. Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng, thiết kế chứng từ kế toán cho riêng mình được thì có thể áp dụng theo phụ lục 3.
Về Sổ kế toán: Tương tự như chứng từ kế toán, TT200/2014/TT-BTC chỉ quy định các nguyên tắc về sổ kế toán và hình thức sổ kế toán gồm: Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán, mở và ghi sổ kế toán, chữ ký, sữa chữa sổ kế toán; danh mục sổ kế toán... Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Như vậy chế độ sổ kế toán có độ “mở” và độ “linh hoạt” cao. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ. Trường hợp không tự xây dựng được có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo phụ lục 4 Thông tư này.
3. Những vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ trong tổ chức thực hiện TT200/2014/TT-BTC các doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.1. Những vướng mắc trong quá trình vận dụng TT200/2014/TT-BTC đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một là: Khi thực hiện vận dụng linh hoạt những nội dung mới của TT200/2014/TT- BTC đối với các DNNVV vừa là cơ hội, vừa là thách thức.
Quá trình vận dụng TT200/2014/TT-BTC tại doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều rào cản, bởi lẽ kế toán đã quen với việc áp dụng Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC; hoặc Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Trong quá trình hội nhập kế toán của các doanh nghiệp, bộ máy kế toán của công ty có thể làm việc hiệu quả hay không; chính xác và hữu ích với ban quản trị hay không; có giúp công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tốt hay không... còn phụ thuộc vào việc tổ chức vận dụng thông tư số 200/2014/ TT- BTC. Điều kiện cần và đủ là mỗi doanh nghiệp phải tổ chức xem xét từng vấn đề có liên quan đến các phần hành kế toán để sắp xếp cho phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phân tích từng tài khoản để chuyển đổi phù hợp giữa các tài khoản cũ (theo Quyết định 15/2006/ QĐ-BTC) và mới (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Hai là: Do các chủ doanh nghiệp chưa thật quan tâm những vấn đề mới của kế toán
Trên thực tế, kế toán ở doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu quan tâm đến vấn đề kê khai thuế. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức của chủ doanh nghiệp về việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV ở Việt Nam; Đối với một số doanh nghiệp, ban quản trị rất ít khi căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty để ra quyết định, mà chủ yếu xem xét việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, dẫn đến bộ phận kế toán không trú trọng tới việc vận dụng điểm mới của chế độ kế toán, hoặc vận dụng các chuẩn mực kế toán, mà quan tâm nhiều hơn đến qui định về thuế, làm thế nào để giảm thuế phải nộp và có lợi nhất cho công ty. Do vậy khi áp dụng thông tư còn chậm, không triệt để.
Ba là: Do trình độ của bộ máy kế toán.
Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho thấy sự phát triển của kế toán có liên quan đến mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán viên (Choi và cộng sự, 2011). Việc vận dụng các chuẩn mực vào thực tiễn đòi hỏi kế toán phải có kiến thức nhất định và phải lĩnh hội được tư tưởng, nắm bắt được sự thay đổi, điểm mới của chế độ để vận dụng vào công tác kế toán của công ty. Chất lượng thể hiện qua trình độ, năng lực của nhân viên trong quá trình đào tạo ở các bậc học và đào tạo liên tục khi có chế độ kế toán mới được ban hành. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, chất lượng nghiệp vụ chưa đồng đều của nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán làm cho việc áp dụng Thông tư mới chưa hiệu quả.
3.2. Đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tổ chức thực hiện TT200/2014/TT-BTC đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổ chức các bộ phận có liên quan các phần hành kế toán để phân tích từng tài khoản cũ –mới và chuyển sổ cho chính xác.
Vận dụng TT200/2014/TT-BTC đặt ra thách thức cho doanh nghiệp là phải thay đổi, nhưng cũng mở ra cơ hội cho công tác kế toán của công ty trong việc vận dụng linh hoạt những qui định của thông tư.
Thay đổi số hiệu tài khoản, dẫn đến những thay đổi về việc ghi nhận các giao dịch và hạch toán. Cụ thể:
Từ khóa » Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả Tt200
-
Cách Hạch Toán Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả - Tài Khoản 315
-
Hệ Thống Tài Khoản - 342. Nợ Dài Hạn. - Báo Cáo Tài Chính
-
Thông Tư 200-2014 - điều 58. Tài Khoản 341 – Vay Và Nợ Thuê Tài Chính
-
Tài Khoản 341 Theo Thông Tư 200/2014/TT-BTC - Đại Lý Thuế Công Minh
-
VAY VÀ NỢ THUÊ TÀI CHÍNH (Thông Tư 200/2014/TT-BTC) - Dtech
-
Cần Nhất Quán Phân Loại Ngắn Hạn Và Dài Hạn Trong Chế độ Kế Toán ...
-
Nợ Dài Hạn Là Gì? Nợ Dài Hạn Bao Gồm Những Gì Theo Thông Tư 200?
-
Tài Khoản 315: Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả - Tư Vấn Kế Toán Online
-
Hướng Dẫn Cách định Khoản Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả TK 315
-
√ Nhóm Tài Khoản Nợ Dài Hạn Và Dự Phòng Phải Trả (TK 341, 343 ...
-
Lưu ý Khi Lập BCTC Theo Thông Tư Số 200/2014/TT-BTC Năm 2019
-
[PDF] Gồm Các Biểu: - 4- Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính - 2
-
Thông Tư 200/2014/TT-BTC Hướng Dẫn Chế độ Kế Toán Doanh Nghiệp
-
Thông Tư 200 Có Gì Mới - Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán