Cần Nhất Quán Phân Loại Ngắn Hạn Và Dài Hạn Trong Chế độ Kế Toán ...
Có thể bạn quan tâm
Thông tư số 200/2014/TT-BTC (TT 200) đã có một số thay đổi, bổ sung để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Tuy nhiên, một số nội dung liên quan đến việc phân loại ngắn hạn và dài hạn trong TT chưa nhất quán. Bài viết, đưa ra một số đề xuất, nhằm khắc phục vấn đề trên.
Phân loại ngắn hạn và dài hạn theo VAS Việt Nam:
Đoạn 37, VAS số 21 – Trình bày báo cáo tài chính (BCTC) quy định, khi lập bảng cân đối kế toán, phải phân loại và trình bày riêng biệt các tài sản thành ngắn hạn và dài hạn. Đây được xem là yêu cầu cơ bản khi lập bảng cân đối kế toán, vì các thông tin này nếu bị trình bày sai lệch sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN). VAS 21 qui định phân loại tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn như sau:
- Tại Đoạn 40, một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn khi tài sản này:
+ Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của DN; hoặc
+ Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng, kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc
+ Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.
- Tại Đoạn 44, qui định một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:
+ Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của DN; hoặc
+ Được thanh toán trong vòng 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Đoạn 41 và 45 thì qui định, tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn.Tương tự, tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ phải trả ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn.
Cách phân loại ngắn hạn và dài hạn của VAS 21 tương đồng với cách phân loại của VAS quốc tế.
Phân loại ngắn hạn và dài hạn trong chế độ kế toán:
Điều 102, Khoản 4 của TT 200/2014/TT-BTC, quy định về nguyên tắc lập và trình bày BCTC của DN, đáp ứng giả định hoạt động liên tục đã phân loại ngắn hạn và dài hạn như sau:
Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
- Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;
- Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
- Khi lập BCTC, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.”
Như vậy, mặc dù VAS sử dụng thuật ngữ “trong vòng 12 tháng” và Điều 102 của chế độ kế toán sử dụng thuật ngữ “không quá 12 tháng” nhưng bản chất của 2 thuật ngữ là như nhau. Điều này đảm bảo tính thống nhất giữa VAS và CĐKTDN. Tuy nhiên, trong các phần quy định cụ thể của chế độ kế toán lại có những cách diễn đạt chưa thống nhất với nguyên tắc lập BCTC, trình bày ở Điều 102. Cụ thể như sau:
- Điều 35, khi trình bày tiêu chuẩn tài sản cố định lại ghi “Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên”. Điều này không hợp lý vì “từ 1 năm trở lên” nghĩa là, bao gồm cả tài sản thời gian sử dụng 12 tháng. Trong khi đó, tài sản có thời gian sử dụng 12 tháng thì vẫn thuộc “trong vòng 12 tháng” hoặc “không quá 12 tháng” tức là phải thuộc nhóm tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, tài sản cố định lại là một tài sản dài hạn.
- Nhiều trường hợp phân loại ngắn hạn, dựa vào mốc thời gian “dưới 12 tháng” và dài hạn dựa vào mốc thời gian “từ 12 tháng”. Việc quy định “dưới 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và “từ 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả dài hạn trong những trường hợp này chưa hợp lý và cũng không nhất quán với nguyên tắc lập BCTC, đã nêu tại Điều 102. Cụ thể gồm:
+ Điều 16, Mục 1, Điểm b, khi phân loại khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thì ghi “Khi lập BCTC, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn”.
+ Điều 112, Mục 1.2.1, Điểm a, khi trình bày nguyên tắc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn ghi “Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn”.
+ Phần hướng dẫn lập chỉ tiêu “Nợ dài hạn” (Mã số 330) của bảng cân đối kế toán thì ghi “Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của DN, bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên,…”.
- Trong toàn bộ chế độ kế toán, khi phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì dựa vào mốc thời gian 12 tháng và được tính tại thời điểm báo cáo nhưng tại Điều 112, khi hướng dẫn phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thì lại căn cứ “thời điểm trả trước” tức là thời điểm phát sinh khoản trả trước chứ không tính từ thời điểm báo cáo. Đây là trường hợp duy nhất, có sự khác biệt trong việc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn so với nguyên tắc chung trong chế độ kế toán và VAS.
3. Một số đề xuất
Mặc dù, CĐKTDN hiện nay đã có nhiều thay đổi, hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ chế độ kế toán và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
Một là, tiêu chuẩn về thời gian để ghi nhận tài sản cố định cần được sửa đổi là “Có thời gian sử dụng trên 1 năm”.
Hai là, tất cả các nội dung hướng dẫn phân loại ngắn hạn và dài hạn trong chế độ kế toán DN cần thống nhất với nhau. Theo đó, đối với tài sản, nợ phải trả ngắn hạn cần sử dụng thuật ngữ “trong vòng 12 tháng” kể từ thời điểm báo cáo. Đối với tài sản, nợ phải trả dài hạn thì sử dụng thuật ngữ “trên 12 tháng” kể từ thời điểm báo cáo.
Ba là, đối với khoản chi phí trả trước. Trên thực tế, có thể thấy, việc phân loại các khoản chi phí trả trước thành ngắn hạn và dài hạn chỉ cần thiết khi lập BCTC tức là ở thời điểm cuối kỳ kế toán còn khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không cần thiết, phải phân chia các tài sản này thành ngắn hạn và dài hạn. Do đó, để đảm bảo thống nhất trong các khái niệm và phù hợp với thông lệ quốc tế, chế độ kế toán nên sửa đổi theo hướng vào thời điểm lập BCTC, DN sẽ phân loại các khoản chi phi trả trước thành ngắn hạn và dài hạn, để trình bày trên bảng cân đối kế toán căn cứ vào thời gian còn phân bổ của khoản trả trước./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính, 2003, VAS số 21
2. Bộ Tài chính, 2014, CĐKTDN, ban hành kèm theo TT số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014.
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam – Bài viết của TS. Nguyễn Anh Hiền - Trường Đại học Sài Gòn
Từ khóa » Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả Tt200
-
Cách Hạch Toán Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả - Tài Khoản 315
-
Hệ Thống Tài Khoản - 342. Nợ Dài Hạn. - Báo Cáo Tài Chính
-
Thông Tư 200-2014 - điều 58. Tài Khoản 341 – Vay Và Nợ Thuê Tài Chính
-
Tài Khoản 341 Theo Thông Tư 200/2014/TT-BTC - Đại Lý Thuế Công Minh
-
VAY VÀ NỢ THUÊ TÀI CHÍNH (Thông Tư 200/2014/TT-BTC) - Dtech
-
Nợ Dài Hạn Là Gì? Nợ Dài Hạn Bao Gồm Những Gì Theo Thông Tư 200?
-
Tài Khoản 315: Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả - Tư Vấn Kế Toán Online
-
Hướng Dẫn Cách định Khoản Nợ Dài Hạn đến Hạn Trả TK 315
-
Bàn Về Việc Vận Dụng Thông Tư 200/2014 TT-BTC Vể Chế độ Kế Toán ...
-
√ Nhóm Tài Khoản Nợ Dài Hạn Và Dự Phòng Phải Trả (TK 341, 343 ...
-
Lưu ý Khi Lập BCTC Theo Thông Tư Số 200/2014/TT-BTC Năm 2019
-
[PDF] Gồm Các Biểu: - 4- Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính - 2
-
Thông Tư 200/2014/TT-BTC Hướng Dẫn Chế độ Kế Toán Doanh Nghiệp
-
Thông Tư 200 Có Gì Mới - Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán