Bảng Cân đối Kế Toán Là Gì? Có ý Nghĩa Như Thế Nào? - MIFI
Có thể bạn quan tâm
Bảng cân đối kế toán là một tài liệu tài chính vô cùng quan trọng. Nó giúp nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp theo dõi tình hình của doanh nghiệp đó, sau đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Thực hiện lập bảng cân đối là công việc hết sức quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên, ngoài việc thành thạo lập bảng cân đối, các kế toán còn cần phải nắm vững ý nghĩa cũng như hiểu được các yếu tố có mặt trong bảng.
1. Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính nhằm tổng hợp, phản ánh tổng quát về toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn gốc hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Trong đó, tổng giá trị tài sản luôn luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn tại một thời điểm nào đó.
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
Bạn không thể tự ý thay đổi biểu mẫu bảng cân đối vì nó phải được lập theo mẫu dành cho DNNVV được Bộ Tài chính quy định.
Một bảng cân đối kế toán phải thể hiện rõ ràng:
- Tài sản dài hạn của doanh nghiệp (doanh nghiệp có gì).
- Tài sản ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp cho nợ).
- Nợ ngắn hạn (doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn).
- Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
1.1 Phần tài sản
- Ý nghĩa pháp lý: Tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo.
- Ý nghĩa kinh tế: Tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của doanh nghiệp.
Thông qua các số liệu về tài sản, chúng ta có thể đánh giá quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách tổng quát.
Phần Tài sản trong bảng cân đối kế toán sẽ bao gồm: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
1.2 Phần nguồn vốn
- Ý nghĩa pháp lý: Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa kinh tế: Nguồn vốn phản ánh quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.
Nguồn vốn sẽ bao gồm các khoản Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn và Vốn chủ sở hữu.
Từ cơ cấu nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán, người phân tích sẽ hiểu được nguồn hình thành của các loại tài sản đến từ đâu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của doanh nghiệp nếu vay nợ quá cao.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thuế doanh nghiệp quy trình thủ tục chi tiết
2. Hướng dẫn chi tiết cách lập Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200
2.1 Các nguyên tắc lập và trình bày
Tại Khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn cách lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm như sau:
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 về “Trình bày Báo cáo tài chính”: Kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành loại ngắn hạn và dài hạn phù hợp, dựa theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp:
- Với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào Ngắn hạn.
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào Dài hạn.
- Với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào Ngắn hạn.
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào Dài hạn.
- Với những doanh nghiệp không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn:
- Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
Trong quá trình lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, kế toán viên cần chú ý:
- Đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của những khoản mục phát sinh từ giao dịch nội bộ (như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ….) giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới; giữa những đơn vị cấp dưới với nhau.
- Việc loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc sẽ được thực hiện tương tự như kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
Các chỉ tiêu không có số liệu sẽ được miễn trình bày trong Bảng cân đối tài khoản kế toán. Doanh nghiệp cần chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần tài khoản.
2.2 Trình tự thực hiện
Sau đây là chi tiết các bước lập bảng cân đối chuẩn nhất giúp doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ này dễ dàng hơn:
- Bước 1: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần được kiểm tra tính chân thật.
- Bước 2: Khóa sổ kế toán để đối chiếu các số liệu với các sổ kế toán có liên quan.
- Bước 3: Thực hiện bút toán kết chuyển trung gian. Khóa hoàn toàn sổ kế toán.
- Bước 4: Thực hiện lập bảng cân đối số phát sinh
- Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán
- Bước 6: Kiểm tra và phê duyệt.
>>> Có thể bạn cần biết: Hệ thống tài khoản theo thông tư 133
3. Mẫu bảng cân đối kế toán
Đơn vị báo cáo:……. Mẫu số B 01 – DN
Địa chỉ:….. (Ban hành theo Thông tư Số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22 / 12 /2014 của Bộ Tài chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày … tháng … năm …(1)
Đơn vị tính:………….
TÀI SẢN | Mã số | Thuyết minh | Số cuối năm (3) | Số đầu năm (3) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A – Tài sản ngắn hạn | 100 | |||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 110 | |||
1. Tiền | 111 | |||
2. Các khoản tương đương tiền | 112 | |||
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn | 120 | |||
1. Chứng khoán kinh doanh | 121 | |||
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) (2) | 122 | (…) | (…) | |
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 123 | |||
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 130 | |||
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng | 131 | |||
2. Trả trước cho người bán | 132 | |||
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn | 133 | |||
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 134 | |||
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn | 135 | |||
6. Phải thu ngắn hạn khác | 136 | |||
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) | 139 | (…) | (…) | |
IV. Hàng tồn kho | 140 | |||
1. Hàng tồn kho | 141 | |||
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) | 149 | (…) | (…) | |
V. Tài sản ngắn hạn khác | 150 | |||
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | 151 | |||
2. Thuế GTGT được khấu trừ | 152 | |||
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước | 153 | |||
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 154 | |||
5. Tài sản ngắn hạn khác | 155 | |||
B – TÀI SẢN DÀI HẠN | 200 | |||
I. Các khoản phải thu dài hạn | 210 | |||
1. Phải thu dài hạn của khách hàng | 211 | |||
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc | 212 | |||
3. Phải thu nội bộ dài hạn | 213 | |||
4. Phải thu về cho vay dài hạn | 214 | |||
5. Phải thu dài hạn khác | 215 | |||
6. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) | 219 | (…) | (…) | |
II. Tài sản cố định | 220 | |||
1. Tài sản cố định hữu hình | 221 | |||
– Nguyên giá | 222 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 223 | (…) | (…) | |
2. Tài sản cố định thuê tài chính | 224 | |||
– Nguyên giá | 225 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 226 | (…) | (…) | |
3. Tài sản cố định vô hình | 227 | |||
– Nguyên giá | 228 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 229 | (…) | (…) | |
III. Bất động sản đầu tư | 230 | |||
– Nguyên giá | 231 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 232 | (…) | (…) | |
IV. Tài sản dở dang dài hạn | 240 | |||
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn | 241 | |||
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 242 | |||
V. Đầu tư tài chính dài hạn | 250 | |||
1. Đầu tư vào công ty con | 251 | |||
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết | 252 | |||
3. Đầu tư khác vào công cụ vốn | 253 | |||
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) | 254 | (…) | (…) | |
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 255 | |||
VI. Tài sản dài hạn khác | 260 | |||
1. Chi phí trả trước dài hạn | 261 | |||
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 262 | |||
3. Tài sản dài hạn khác | 268 | |||
Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) | 270 | |||
C – Nợ phải trả | 300 | |||
I. Nợ ngắn hạn | 310 | |||
1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn | 311 | |||
2. Phải trả người bán ngắn hạn | 312 | |||
3. Người mua trả tiền trước | 313 | |||
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 314 | |||
5. Phải trả người lao động | 315 | |||
6. Chi phí phải trả ngắn hạn | 316 | |||
7. Phải trả nội bộ ngắn hạn | 317 | |||
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 318 | |||
9. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn | 319 | |||
10. Phải trả ngắn hạn khác | 320 | |||
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn | 321 | |||
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi | 322 | |||
13. Quỹ bình ổn giá | 323 | |||
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 324 | |||
II. Nợ dài hạn | 330 | |||
1. Phải trả người bán dài hạn | 331 | |||
2. Chi phí phải trả dài hạn | 332 | |||
3. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh | 333 | |||
4. Phải trả nội bộ dài hạn | 334 | |||
5. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn | 335 | |||
6. Phải trả dài hạn khác | 336 | |||
7. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn | 337 | |||
8. Trái phiếu chuyển đổi | 338 | |||
9. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả | 339 | |||
10. Dự phòng phải trả dài hạn | 340 | |||
11. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ | 341 | |||
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU | 400 | |||
I. Vốn chủ sở hữu | 410 | |||
1. Vốn góp của chủ sở hữu | 411 | |||
2. Thặng dư vốn cổ phần | 412 | |||
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu | 413 | |||
4. Vốn khác của chủ sở hữu | 414 | |||
5. Cổ phiếu quỹ (*) | 415 | (…) | (…) | |
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 416 | |||
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái | 417 | |||
8. Quỹ đầu tư phát triển | 418 | |||
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp | 419 | |||
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu | 420 | |||
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối – LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước – LNST chưa phân phối kỳ này | 421 421a 421b | |||
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB | 422 | |||
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác | 430 | |||
1. Nguồn kinh phí | 431 | |||
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ | 432 | |||
Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) | 440 |
Lập, ngày ….. tháng ….. năm …..
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
– Số chứng chỉ hành nghề;
– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“ có thể ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“.
(4) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
>>> Đọc thêm Tài liệu Quản lý hoạt động kế toán hiệu quả
4. Tổng hợp các bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp
- Bảng cân đối kế toán Vinamilk Quý I/2020
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/article/1580373596-f6faf7c34a83e98a49c6c57c88823874755b2d7064e7961d7692a60abf909461.pdf
- Bảng cân đối kế toán Agribank Quý IV/2019
https://www.agribank.com.vn/wcm/connect/2ae1b5b4-3c4a-444e-9c55-936ee99f901f/BAO+CAO+TAI+CHINH+HOP+NHAT+2019_AGRIBANK-%C4%91%C3%A3+n%C3%A9n.pdf?MOD=AJPERES&CONVERT_TO=url&CACHEID=ROOTWORKSPACE-2ae1b5b4-3c4a-444e-9c55-936ee99f901f-n9v.F7R
- Báo cáo tài chính ACB Quý IV/2020
http://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2020/BCTC/VN/QUY%204/ACB_Baocaotaichinh_Q4_2020_Hopnhat.pdf
- Bảng cân đối kế toán BIDV Quý II/2020
https://www.bidv.com.vn/wps/wcm/connect/c87483f5-f513-4a09-b8cc-384b86946a12/BIDV_BCTC+RNH+QII.2020.pdf?MOD=AJPERES&CACHEID=ROOTWORKSPACE-c87483f5-f513-4a09-b8cc-384b86946a12-nev96Hv
5. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
5.1 Tổng tài sản (270=200-100)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản tại thời điểm báo cáo mà doanh nghiệp hiện có. Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn (100)
Tài sản ngắn hạn là yếu tố thể hiện tổng giá trị tiền mặt, các khoản tương đương tiền mặt, và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền mặt, có thể bán hoặc sử dụng trong không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường tại thời điểm báo cáo của một doanh nghiệp, giống như cách đầu tư của bạn vào bandar55 slot có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
Tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán sẽ bao gồm: Tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản vãng lai được hiểu là những tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong đó giá trị của tài sản vãng lai có thể dao động theo ngày, bao gồm: Cổ phiếu, bán thành phẩm, tiền nợ của khách hàng, tiền mặt tại ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản trả trước (ví dụ tiền thuế).
Tài sản dài hạn (200)
Tài sản dài hạn trong hệ thống tài khoản kế toán là các tài sản mà tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng. Chẳng hạn là tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Yếu tố này thể hiện trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn.
5.2 Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400)
Tổng cộng nguồn vốn là yếu tố phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Tổng cộng nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả (300 = 310 + 330)
Tại thời điểm báo cáo bảng cân đối kế toán, đây là yếu tố phản ánh toàn bộ số nợ phải trả của doanh nghiệp. Nó gồm tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn (310)
Nợ ngắn hạn hay còn gọi là nợ vãng lai phản ánh tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.
Chẳng hạn như: Phải trả người bán, phải trả người lao động, doanh thu chưa thực hiện, các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, dự phòng phải trả…Chúng đều được đánh giá tại thời điểm lập báo cáo.
Nợ dài hạn (330)
Nợ dài hạn trong bảng cân đối kế toán là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
Đó là các khoản phải trả người bán, vay và nợ thuê tài chính dài hạn, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác,… tại thời điểm báo cáo kế toán.
Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 430)
Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo bảng cân đối kế toán. Nó gồm vốn chủ sở hữu và nguồn chi phí khác.
Vốn chủ sở hữu (410)
Vốn chủ sở hữu phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn. Bao gồm: các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản…
Nguồn chi phí khác (430)
Nguồn chi phí khác phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án (sau khi trừ đi các khoản chi sự nghiệp, dự án); Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
Qua đây, bạn có thể thấy rằng bảng cân đối kế toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhìn vào nó, bạn có thể đánh giá tình trạng tài chính, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh; trình độ sử dụng vốn, các cơ hội, triển vọng của doanh nghiệp; sự tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết trên đây của MIFI đã giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về loại bảng báo cáo tài chính này.
>>> Tìm hiểu thêm về nghiệp vụ kế toán thuế
BÌNH CHỌN:
Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.
Submit RatingXếp hạng 5 / 5. Số phiếu 3
Từ khóa » Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu Trên Bảng Cân đối Kế Toán
-
Bảng Cân đối Kế Toán Là Gì? - Phần 2: Nợ Phải Trả Và Vốn Chủ Sở Hữu
-
Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Vốn Chủ Sở Hữu Bao Gồm Những Gì Theo ...
-
CÁCH ĐỌC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Effect
-
Cách Lập Bảng Cân đối Kế Toán Phần Nguồn Vốn
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lập Bảng Cân Đối Kế Toán
-
Cách Lập Bảng Cân đối Kế Toán Theo Thông Tư 200 Chi Tiết
-
Vốn Chủ Sở Hữu (Equity) Là Gì? - Kế Toán Excel
-
Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu Trên Bảng Cân đối Kế Toán - 2022 - Tin Tức
-
Bảng Cân đối Kế Toán Là Gì? - DNSE
-
[PDF] BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - DNP Corp
-
Bảng Cân đối Kế Toán Là Gì ? Phương Pháp Lập ... - Luật Minh Khuê
-
Hướng Dẫn Cách Lập Bảng Cân đối Kế Toán Mới Nhất 2021 - Kaike
-
[PDF] Bài Giảng 14. Bảng Cân đối Kế Toán
-
Bảng Cân đối Kế Toán Là Gì? Các Bước Thực Hiện Bảng ... - THUẾ FATO