Bảng Cân đối Kế Toán Là Gì? - Phần 2: Nợ Phải Trả Và Vốn Chủ Sở Hữu

Tiếp nối bài viết trước về khái niệm Bảng cân đối kế toán và tài sản, ở bài viết này Gitiho đem đến cho các bạn những kiến thức liên quan đến các thành phần còn lại trong Bảng cân đối kế toán. Cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong Bảng cân đối kế toán, 2 yếu tố là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu sẽ cho người đọc cái nhìn rộng mở hơn về nguồn vốn của doanh nghiệp.

Xem thêm: Bảng cân đối kế toán là gì? - Phần 1: Tài sản

XEM NHANH BÀI VIẾT

  • 1 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong Bảng cân đối kế toán
    • 1.1 Nợ phải trả
    • 1.2 Vốn chủ sở hữu
  • 2 Tổng kết

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong Bảng cân đối kế toán

Nợ phải trả

Định nghĩa: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình

Ví dụ:

  1. Doanh nghiệp đã sử dụng lao động nhưng chưa trả tiền lương cho lao động của mình, thì đây là một nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ phải trả.
  2. Doanh nghiệp đã nhận hàng của đối tác, nhưng chưa thanh toán tiền hàng và sẽ phải trả tiền hàng trong tương lai.

Nguyên tắc sắp xếp: Nợ phải trả sẽ được sắp xếp trên Bảng cân đối kế toán theo thời hạn nợ

  • Nợ ngắn hạn: Được sắp xếp ở phía trên trong Bảng cân đối kế toán
  • Nợ dài hạn: Sắp xếp sau đó trong Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là gì? - Phần 2: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

Nợ ngắn hạn

Thông thường sẽ có 3 khoản mục chính ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán:

  • Phải trả người bán ngắn hạn: Là khoản tiền mua hàng nhưng chưa thanh toán, kỳ hạn < 1 năm.
  • Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Là khoản tiền nhận trước của người mua nhưng chưa giao hàng, thời hạn giao hàng < 1 năm.
  • Vay ngắn hạn: Là khoản tiền vay kỳ hạn < 1 năm, hoặc khoản vay dài hạn nhưng đáo hạn trong vòng 1 năm.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối kế toán chính xác nhất

Nợ dài hạn

Tương tự như vậy, nợ dài hạn cũng sẽ có 3 khoản mục tương đương ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán là:

  • Phải trả người bán dài hạn: Là khoản tiền mua hàng nhưng chưa thanh toán, kỳ hạn > 1 năm.
  • Vay dài hạn: Là khoản tiền mua hàng nhưng chưa thanh toán, kỳ hạn > 1 năm.
  • Người mua trả tiền trước dài hạn: Là khoản tiền nhận trước của người mua nhưng chưa giao hàng, thời hạn giao hàng > 1 năm.

Bảng cân đối kế toán là gì? - Phần 2: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Định nghĩa: Đây là giá trị vốn của doanh nghiệp được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán. Vốn chủ sỡ hữu được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp - (trừ đi) Khoản nợ phải trả. Chủ yếu bao gồm:

  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu
  • Thặng dư vốn cổ phần
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các khoản mục này dưới đây.

  • Vốn góp của chủ sở hữu: Là khoản vốn góp ban đầu của cổ đông để hình thành vốn điều lệ, mở công ty.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu thực tế thu được.

Ví dụ như, thông thường trên thị trường VN, mệnh giá của 1 cổ phiếu là 10.000vnđ, nhưng nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và bán được với giá 15.000vnđ thì trong đó 10.000 sẽ được ghi nhận vào vốn góp của chủ sở hữu, còn 5.000 sẽ được ghi nhận vào thặng dư vốn cổ phần.

  • Vốn kinh doanh khác: Các loại quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái,…
  • Lợi nhuận chưa phân phối: Sau khi kinh doanh có lãi, phần lãi này thuộc về chủ sở hữu. Phần này có thể đem chia cổ tức cho các cổ đông hoặc giữ lại để tái đầu tư. Phần giữ lại để tái đầu tư này sẽ được cộng dồn và ghi nhận vào khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối trong Bảng cân đối kế toán.

Xem thêm: Hướng dẫn các kiến thức cơ bản về Nguồn vốn trong Kế toán

Bảng cân đối kế toán là gì? - Phần 2: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có những hiểu biết cơ bản về Bảng cân đối kế toán và các thành phần cấu trúc bên trong Bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, các báo cáo tài chính khác cũng không kém phần quan trọng trong doanh nghiệp sẽ được giới thiệu trong các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục, về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và một số công cụ phân tích báo cáo tài chính. Chúc bạn học tốt!

Xem thêm: Thành thạo cách lập bảng cân đối kế toán nhờ khóa học kế toán này

Từ khóa » Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu Trên Bảng Cân đối Kế Toán